K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

1. Thành phần trung tâm: Yêu thương

Thành phần sau: nàng hết mực

2. Thành phần trung tâm: Đẹp

Thành phần sau: như hoa

3. Thành phần trước: Một

Thành phần trung tâm: người chồng

Thành phần sau: thật xứng đáng

14 tháng 7 2018

Mình dảm bảo 100% bài mình đúng :

- Danh từ : sách vở , cái đẹp, suy nghĩ cuộc vui, cơn giận, nỗi buồn

- Động từ : nhớ thương, tâm sự, lo lắng, yêu mến , xúc động, suy nghĩ 

- Tính từ : kiên nhẫn, lễ phép, buồn, vui, thân thương

Cho mk xin cái li ke

14 tháng 7 2018

Danh từ : sách vở , cái đẹp , cuộc vui , cơn giận , nỗi buồn , thân thương
Động từ : kiên nhẫn , yêu mến , tâm sự , lo lắng , xúc động , nhớ thương , lễ phép , suy nghĩ 
Tính từ : buồn , vui , trìu mến

20 tháng 6 2018
Thương người như thể thương thân Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ

- Từ cùng nghĩa:

thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, hiền lành, hiền từ, phúc hậu, trung hậu, độ lượng.

- Từ cùng nghĩa:

trung thực, trung nghĩa, trung thành, thẳng thắn, ngay thật, thành thực, tự trọng, tôn trọng, thật thà.

ước mơ, mơ ước, ước muốn, ước ao, mong ước, Ước vọng, mơ tưởng

- Từ trái nghĩa:

độc ác, hung ác, dữ tợn, tàn bạo, cay độc, hành hạ, bắt nạt, ức hiếp, hà hiếp, tàn ác, nanh ác ...

- Từ trái nghĩa:

dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa đảo

Văn nghị luậnCho đề bài “Thương người như thể thương thân”:a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.Gợi ý trả lờia. Đề bài “Thương người như thể thương thân”- Đề bài nêu lên vấn đề gì?- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?- Đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?

b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)

c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.

mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~

0
7 tháng 3 2018

 1. Giai thich y nghia cau tuc ngu : " La danh dum la rach "

 Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thồng đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lênhàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu vềlòng thương người, lối sống vị tha.Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn laovề truyền thoòng đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tụctruyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là ” lálành”, “lá rách”? ” Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến nhữngngười có cuộc sống đầy đủ, ấm no. ” Lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bịsâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. “Lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chúng taphải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,… Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? Vì để có thể ssống mộtcuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . “Sôngcó khúc, người có lúc”, trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốnmọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu:” Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì “lá lành đùm lá rách”. Trong xã hội,mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đãtạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường,chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cùngsinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tìnhthương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chiđội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tămủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào ” Góp bút cùng bạn đến trường” do công ty Thiên Longphát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng… những quy họcbổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có nhữngquỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nướcdành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói,giảm nghèo. ” Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền”. Thương yêu,giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp củadân tộc Việt nam.Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫngiữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tươngthần tương thân tương ái của dân tộc.

2. Mượn câu tục ngữ Thương người như thể thương thân người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì hãy nêu những biểu hiện ( hanh dong ) cua hoc sinh trong viec y nghia cau tuc ngu tren . 

Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.

Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).

 3 . Các câu tục ngữ trên thuộc dòng văn học nào ? Viết theo chủ đề gì ?

9 tháng 3 2018

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nố được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ… mà ông cha ta thường nhắc nhở:

"Lá lành đùm lá rách”

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống.

“Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá. “Lá rách” là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyên vẹn như lúc trước. Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài, bao trùm che lấp một vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng, bánh ú được gói bằng nhiều lớp lá: Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong là những lớp lá nhỏ, xấu xí, không nguyên vẹn. Chính nhờ nhiều lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nên nhìn vào ta không thấy được những chiếc lá xấu ở trong. Nhờ những chiếc lá tốt ấy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.

Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn… Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rách không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn thì lẽ nào ta là con người mà không biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội, ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng đầy đủ nhưng mấy ai được như ý muốn của mình, có người gặp những điều không may này nối tiếp những điều không may khác. Trước hoàn cảnh đó, cùng là anh em sống trong một đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.

Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi được phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một tình cảm thiêng liêng quý báu, là đạo lí làm người. Sống trên một lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng một tổ tiên, một lịch sử, như vậy là anh em trong một nhà. Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu, sang hay hèn đều là con người, thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lí làm người.

Lời dạy trên là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt. Có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết dường nào. Lời nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này.


 

7 tháng 12 2017

con gái,yêu thương,hết mực.

30 tháng 8 2021

Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Không khí ngột ngạt. Những cơn mưa bóng mây như đùa vui với người. Những làn gió nhè nhẹ thổi qua làm dịu hẳn cái nắng ngột ngạt của mùa hè. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Em yêu mùa hè rất nhiều. ^^

Danh từ: cây phượng vĩ, sân trường, chùm hoa, bầu trời, mặt trời, tia nắng, mùa vàng, ngọn cây, hè phố, cây cối, chim chóc, vòm cây, ve, khúc ca, không khí, cơn mưa, người, làn gió, cái nắng, mùa hè, nẻo đường, xe cộ.

Tính từ: đỏ rực, trong xanh, vời vợi, rực rỡ, rộn rã, ngột ngạt, nhè nhẹ, nườm nượp, thú vị.

Động từ: bật nở, báo hiệu, tỏa, vang lên, chào đón, thổi qua,đi lại, yêu, hót.

Dàn ý :

I. Mở bài

- Ai trong số chúng ta cũng đều có một kỉ niệm thật đáng nhớ,trong đó có em.

- Em từng có một kỉ đẹp mà cho đến bây giờ em cũng ko thể quên đc .

- Đó chính là kỉ niệm khi em còn học lớp 5,kỉ niệm mà cả lớp cùng nhau tổ chức sinh nhật cho cô giáo.

II. Thân bài

- Sáng hôm đó, mới có 6 rưỡi thôi, cái Hoa lớp trưởng cùng một vài đứa con gái, ( bao gồm cả em ) cùng nhau đến sớm.

- Cả mấy đứa chúng em,cùng nhau sửa sang lại lớp học,trực nhật rồi lau dọn lại bàn ghế sao cho thật tinh tương,sạch sẽ.

- Chờ khoảng 15 phút sau,hầu như cả lớp đã đến đủ.

- Chúng em cùng nhau bắt tay vào việc trang trí , tạo nét để lớp học trông xinh hơn.

- Các bạn con trai cùng nhau chuẩn bị pháo hoa,rồi châm lửa với nến dán chúng thành một lối đi trông cứ như là những tia mặt trời tí hon thắt sáng trên nền nhà.

- Mấy bạn con gái khéo tay , cùng nhau vẽ và viết những lời chúc ngọt ngào,ấm áp nhất gửi đến cô.

- Lớp đoàn kết như vậy , em thấy vui lắm.

- Đúng 7h tất cả mọi thứ đã hoàn thành , mọi người cùng nhau vào vị trí sẵn sàng .

- Chuẩn bị 1 , 2 , 3 cả lớp cùng hô to 1 câu : "Chúc mừng xinh nhật cô "

- Lúc đấy cô vừa bước vào lớp,pháo hoa nổ tách tách,nghe thật vui tai, rồi cả lớp cùng nhau hát bài : Cô tuyệt vời nhất,khiến cô xúc động.

- Cảm giác lúc này là j, giường như cả lớp đang náo loạn hết lên.

- Rồi ngay lúc này,cô bạn lớp trưởng cùng với em bước vào,trên tay ôm một hộp quà siu to khổng lồ đem đến tặng cô.

- Khi cô vừa mở ra,ôi một bất ngờ.

- Trong đấy có những tờ tiền lẻ được gấp những hình con sếu,trông dễ thương lắm.

- Dưới những tờ tiền lẻ là một kho báu vô cùng quý giá , mà cả lớp mong muốn cô sẽ mở nó ra.

- Đó chính là một đôi tổ ong to,một lọ dầu gội đầu,cùng một hộp nhẫn bạc.

- Cô cảm thấy rất vui.Không kìm được nữa, cô đã khóc  rồi.

- Tuy vậy nhưng em vẫn cảm thấy vui lắm.

III. Kết bài :

- Cô ơi,chúng con không có j nhiều ngoài việc : Xin gửi đến cô những lời chúc tốt đẹp nhất,con hi vọng cô vẫn sẽ luôn mạnh khỏe,hạnh phúc trên con đường cô đã.Chúng con yêu cô

- Nó cũng là kỉ niệm lớn nhất mà mà ko chỉ riêng mk em mà còn cả 45 đứa HS lớp em nữa.Hi vọng rằng,cô sẽ không bao h quên kỉ niệm tươi đẹp này.

                                                               Chúc bạn học tốt nhớ cho mình 1 like nhé .

5 tháng 4 2020

Ai nhanh mk k cho

5 tháng 4 2020

Tôi yêu truyện cổ nước tôi 

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Tìm Danh từ , ĐT, TT

Các danh từ: truyện cổ ; nước; người , tôi , ta

Các động từ:yêu;Thương ;tìm

Các tính từ:nhân hậu; tuyệt vời sâu xa

học tốt

7 tháng 3 2020

Nhân dân Việt Nam từ xưa vốn có truyền thống lấy chữ "nhân" làm gốc. Một trong nhưng nét đẹp của phẩm giá là tình yêu thương con người và lòng vị tha. Chính vì vậy, ông bà, cha mẹ thường xuyên khuyên con cháu: "Thương người như thể thương thân"

Trước tiên, chúng ta cần hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. Thân là bản thân, thương người là thương xót, cảm nhận được nỗi khổ của mình khi đói không cơm, khi lạnh không áo, ốm không thuốc. Thương người là thương mọi người xung quanh là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì cũng yêu người khác như chính bản thân mình. Nếu đã từng trải qua đói khổ, bệnh tật, túng thiếu,… thì khi người khác lâm vào cảnh đấy ta cảm thông, giúp đỡ, quan tâm coi việc của người khác như của mình.

Tại sao chúng ta phải giúp đỡ người khác? Trong cuộc sống, không ai có thể sống lẻ loi, cô độc. Trong gia đình có ông bà, cha mẹ, con cái,… Đó là quan hệ máu thịt thiêng liêng. Hiểu rõ điều đó nên từ khi còn nằm trong nôi, ông bà thường hát ru con cháu bằng tiếng hát êm đềm, tình cảm.

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

Thấu hiểu được nỗi vất vả, sự hy sinh to lớn của bậc làm cha mẹ, con cháu phải có hiếu thảo để báo đáp lại cha mẹ.

"Công cha như núi thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông"
"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Xem thêm:  Chứng minh thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận

Rộng hơn nữa là tình làng xóm, láng giềng những người " tối lửa tắt đèn có nhau". Vào những lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn,… chúng ta nên có thái độ "nhường cơm sẻ áo".

Ngay đến cộng đồng, xã hội mà ta đang sống, những người ở miền ngược hay miền xuôi, dù là ở núi hay đồng bằng thì tất cả những con người Việt Nam đều là anh em, đều do mẹ Âu Cơ sinh ra. Chính mối quan hệ này đã tạo nên tình thân ái giữa con người với con người. Tình cảm ấy đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để có được cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi chúng ta phải cùng hòa nhập với cộng đồng, luôn ở bên cạnh nhau dù khó khăn hay hạnh phúc, tục ngữ vì thế đã có câu: "Sông có khúc, người có lúc" ý nói trong cuộc đời không ai có thể làm hoàn hảo mọi việc cho nên muốn được người khác đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước. Thực tế, nhân dan ta đã sống theo quan niệm ấy đã từ rất lâu. Ở đâu có chiến tranh, thiên tai thì hàng triệu con tim hướng về thay cho lời an ủi, động viên sâu sắc. Không những vậy, từ các vị lãnh đạo đến những người dân thường hay những anh chị sinh viên, những bạn học sinh đều sẵn sàng đóng góp xây dựng những mái ấm cho trẻ mồ côi, xây dựng trường học, nuôi lợn nhựa giúp người nghèo,… LÀ một học sinh, em thấy mình phải rèn luyện đức tính "Thương người như thể thương thân"hơn nữa. Đồng thời, cũng phê phán những con người thờ ơ, coi việc đó không phải việc của mình.

Câu tục ngữ trên là một lờ khuyên với tất cả mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn để tất cả mọi người đều sống trong ấm no, hạnh phúc.

7 tháng 3 2020

cảm ơn bn nhé

chúc bn học tốt

15 tháng 8 2018

Danh từ:

cuộc đời, lời hát

Tính từ:

thân thương, gần gũi, nhã nhặn, long lanh

Động từ:

chăm sóc, nghe

15 tháng 8 2018

Trả lời :

Danh từ : cuộc đời, lời hát 

Động từ : chăm sóc, nghe lời

Tính từ : thân thương, gần gũi, ấm áp, nhã nhặn, long lanh

Chúc bn học tốt ! ^^