K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:                                                  Từng nghe:                  “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.                        (...)                           Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,                        Song hào kiệt đời nào cũng có”                                         (Ngữ văn 8- tập 2)Câu 1: Chép đúng và đủ những câu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

                                                  Từng nghe:

                 “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
                        (...)
                           Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
                        Song hào kiệt đời nào cũng có”

                                         (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Chép đúng và đủ những câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ.

Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm bất hủ nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác.

Câu 3: Tác phẩm được viết theo lối văn, thể văn gì?

Câu 4: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

Câu 5: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Giúp mk với ạ, mk cảm ơn 

1
4 tháng 4 2022

C1; Chép thơ:

   “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
  Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
    Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu , Đinh , Lí , Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán , Đường , Tống , Nguyên , mỗi bên xưng đế một phương,
    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
   Song hào kiệt đời nào cũng có”

C2: 

Được trích từ văn bản : Nước Đại Việt Ta

thuộc tác phẩm bất hủ : Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

hoàn cảnh sáng tác :

Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô. Bình Ngô đại cáo ra đời trong không khí hân hoan vui mừng chiến thắng của nhân dân ta.

C3: Tác phẩm được viết theo lối văn : Cáo (nghị luận cổ)

thể văn : tứ lục

C4:

- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa trong hai câu trên là yên dân, trừ bạo. Muốn yên dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân.
- Người dân mà tác giả nói ở đây là nhân dân Việt Nam. Còn kẻ bạo ngược là giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ.

C5: 

dựa vào những yếu tố:

+nền văn hiến lâu đời

+ lãnh thổ riêng

+ phong tục tập quán

+ lịch sử riêng 

+ chế độ nhà nước riêng

+ bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Từng nghe :Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,Song hào kiệt thời nào cũng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Từng nghe :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

                                                                                                (Trích Ngữ văn  8- tập II )

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào ? Thuộc thể loại gì ? (0.5 điểm)                                                                                           Câu 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên cốt lõi của nguyên lí nhân nghĩa là gì ? (0.5 điểm)                                                                                          

Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích trên ? (0.5 điểm)                                                                                          

Câu 4. Xác định chức năng của trật tự từ được sắp xếp trong câu “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập” có tác dụng  gì ?  (0.5 điểm)

Câu 5. Phân theo mục đích nói câu văn  “  Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có.” thuộc kiểu câu gì ? Câu văn đó thuộc kiểu hành động nói nào ?  (0.5 điểm)                                                                                                                                                                                    

Câu 6. Đặt một câu trần thuật .  (0.5điểm)                                                                           zúp mình với ạ ;-; 

1

Câu 1:

- Tác phẩm: " Nước Đại Việt ta ".

- Thể loại: Cáo.

Câu 2:

- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, đem đến cho nhân dân cuộc sống thá bình mà muốn như vậy thì phải trừ bạo, dẹp giặc loạn.

Câu 3:

- Nội dung: Khẳng định nước ta là nước độc lập, tự cường và có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử ; Những kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.

18 tháng 4 2023

thật za mình chỉ muốn hỏi câu 5 thui ạ ngaingung

“Từng nghe:                           Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,                           Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.                           Như nước Đại Việt ta từ trước,                           Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,                           Núi sông bờ cõi đã chia,                           Phong tục Bắc Nam cũng khác.                           Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc...
Đọc tiếp

“Từng nghe:

                           Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

                           Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

                           Như nước Đại Việt ta từ trước,

                           Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

                           Núi sông bờ cõi đã chia,

                           Phong tục Bắc Nam cũng khác.

                           Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

                           Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

                           Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

                           Song hào kiệt đời nào cũng có.”

                                                       Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi

                           Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

    Em hãy đọc kỹ đoạn trích trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Văn bản Bình Ngô đại cáo được viết trong hoàn cảnh nào ?

Câu 2: Giải nghĩa từ: nhân nghĩa.

Câu 3: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?

Câu 4: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào ?

Câu 5: Nêu ý nghĩa của đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Câu 6: Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam? 

Sự kế thừa phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?

Giúp mk với mk đg cần gấp ạ, mk cảm ơn

0
29 tháng 6 2018

Chọn đáp án: C

2 tháng 5 2021

 Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.

30 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ dân như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống những người dân vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng phải bị trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp cải lương để châm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của lực lượng quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”. Phải chăng tư tưởng ấy xuất phât từ chính tấm lòng của Nguyễn Trãi?