K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

 Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài (làng Phù Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội). Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

15 tháng 2 2022

Sai òi

4 tháng 3 2022

Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài. Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm.  

* Giải thích : Để xác định được kiểu câu , đầu tiên ta xác định chủ ngữ . Sau đó , ta đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ để tìm ra kiểu câu . Nếu câu hỏi phù hợp thì ta tìm được kiểu câu .

- Ông vốn thông minh từ nhỏ. 

 1      Ông vốn thông minh từ nhỏ , 

4 tháng 3 2022

Những câu kể Ai thế nào là:
- Ông vốn thông minh từ nhỏ.
- Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm.
Mình không chắc với câu trả lời của mình, có gì sai sửa giúp mình nha!

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng? ...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ...
Đọc tiếp

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

(Làng – Kim Lân)

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

 

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).

1
23 tháng 11 2019

- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.

- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)

- Tham khảo đoạn văn:

Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

Phần 1.

a. PTBĐ: Tự sự

b. Cách lập luận: Nêu dẫn chứng -> khẳng định luận điểm.

c. Nội dung: Khẳng định tài năng và đức độ về mọi mặt của Trần Quốc Khải.

Phần 2.

1. Giải thích:

- Lời dạy của Bác khẳng định 2 vấn đề trọng tâm: học tập và lao động. Trong lĩnh vực nào cũng cần dành nhiều tâm huyết và nghiêm túc, nỗ lực để đạt được hiệu quả, thành tựu.

- Học tập tốt, lao động tốt chính là cách để xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai được với cường quốc năm châu.

2. Chứng minh:

- Tấm gương từ chính bản thân Bác: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Từ khi Bác ra đi với hai bàn tay trắng để tìm đường cứu nước đến khi Bác đưa lí tưởng Cách mạng và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Bác là tấm gương học tập suốt đời, làm việc suốt đời. 

- HS lấy thêm dẫn chứng về những tấm gương trong cuộc sống.

3. Bình luận:

- Nêu vai trò, tác dụng của việc học tập tốt, lao động tốt.

- Phản đề: nếu không học tập tốt thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội.

- Làm thế nào để học tập tốt, lao động tốt (đưa ra phương pháp): khiêm tốn, nỗ lực, ý thức học hỏi mọi lúc mọi nơi...

- Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.

30 tháng 10 2019

- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng

"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang

→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên kh

ông hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn?

1
21 tháng 7 2017

Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Chào các đọc giả của Truyện Ma Có Thật. Em là sinh viên năm 3 đang học ở SG quê em thì ở miền tây, em có một số khúc mắc về tâm linh không thể tự giải đáp được nên quyết định nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn, anh chị có hiểu biết nhiều ở lĩnh vực này. Chuyện xung quanh gia đình em thôi ạ. Từ nhỏ em và ba mẹ cùng sống chung với ông bà ngoại, đến độ 3 năm trước thì ông...
Đọc tiếp

Chào các đọc giả của Truyện Ma Có Thật. Em là sinh viên năm 3 đang học ở SG quê em thì ở miền tây, em có một số khúc mắc về tâm linh không thể tự giải đáp được nên quyết định nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn, anh chị có hiểu biết nhiều ở lĩnh vực này. Chuyện xung quanh gia đình em thôi ạ. Từ nhỏ em và ba mẹ cùng sống chung với ông bà ngoại, đến độ 3 năm trước thì ông ngoại em mất bà ngoại buồn lắm, suy sụp và từ đó bà bệnh càng nhiều. Sau khi ông mất
nhà em chỉ im ắng hơn thường ngày thôi chứ cũng không xảy ra hiện tượng gì lạ. 1 năm rưỡi sau thì bà em cũng theo ông mà đi. Đây thật sự là cú sốc lớn đối với em và mẹ, ông bà có 10 người con nhưng có thể nói bà thương mẹ con em lắm
một phần vì ở chung nhà, phần nữa vì mẹ là người chăm lo cho ông bà lúc ốm đau.
Căn nhà của gia đình em giờ trống vắng và k còn ấm cúng như lúc trước nữa. Sau đám 49 ngày của bà thì mẹ có hay mơ thấy nhiều chuyện quái đảng làm mẹ sợ. Có khi thì bị bóng đè, vì biết em cũng rất sợ ma nên mẹ không kể cho em nhiều mà chỉ âm thầm chịu đựng, đến nổi ngủ không dám tắt đèn. Lần đó em lên SG rồi mẹ mới kể cho em nghe là mẹ mơ thấy có con chó mực rất hung dữ cứ chạy lòng vòng trong nhà đuổi theo mẹ, sợ quá mẹ nhảy lên giường thì nó biến thành ông già đứng nhìn mẹ. Sau đó mẹ tỉnh dậy xem đồng hồ đã 2h sáng. Còn về phần em, Lúc ông ngoại mất em rất hay mơ thấy ông nói chuyện và sinh hoạt bình thường trong nhà, e mơ thấy ông nhiều lần lắm 1 tháng thì khoảng 5 6 lần mà trong mơ dáng vóc và da dẻ của ông vẫn như lúc còn sống không có gì khác. Hơn 100 ngày sau khi bà ngoại mất, đỉnh điểm là em lại mơ trong mơ em thấy ông ngoại chở bà ngoại về nhà trên chiếc dream cũ của ông. Con cháu chạy ra mừng rỡ đón ông bà, 1 nhóm thì quay quanh ông không hiểu sao chỉ có mình em là ngồi trò truyện với bà. Gặp bà em mừng lắm, ôm bà rồi nắm tay bà nữa, có điều người bà lạnh chứ không ấm bà mặc đồ và choàng khăn như đi xa mới về, đặc biệt là trên mặt bà thoa một lớp không biết là gì mà trắng bệt như vôi, bột. Em có hỏi ngoại ơi sao mặt ngoại thoa cái gì mà trắng bệt vậy ngoại k nói mà chỉ cười. Rồi ngoại kể chuyện ngoại sống dưới đó như thế nào cách mà thế giới đó tồn tại và giao tiếp. Ngoại kể rất chi tiết em cũng có vẻ hiểu. Sao đó em tỉnh dậy và không nhớ ngoại kể gì nữa. Chỉ nhớ những chi tiết trước đó thôi. Sáng hôm sau em gọi về nhà kể cho mẹ nghe, trùng hợp là tối đó mẹ cũng mơ thấy ngoại ngồi ở đầu giường và mặt cũng trắng bệt như em thấy vậy. Mẹ còn thấy mắt ngoại màu đỏ. Mẹ nói vì thấy ngoại nhiều rồi nên không sợ nữa. Lúc mất mặt bà ngoại em vẫn hồng hào chứ không trắng bệt như em và mẹ mơ thấy chỉ có điều ngoại có chảy 1 ít máu từ trong miệng ra. Bây giờ mỗi khi về nhà em đều có cảm giác bất an, nhà của mình sống từ nhỏ đến giờ mà lại có cảm giác như vậy em thật không hiểu, nó cứ trống trãi, lành lạnh và em không dám ngủ một mình. Mong các bạn và anh chị có lòng giải đáp giúp em tại sao căn nhà em lại trở nên như vậy và hiện tượng mơ thấy người đã khuất mặt trắng như bôi vôi (nhà em thờ phật và mỗi ngày đều có đốt nhang). Bài viết có sai sót gì xin các bạn đừng ném đá vì mình viết vội quá chưa kịp chỉnh sửa. Một lần nữa xin cảm ơn các bạn đã bỏ chút ít thời gian đọc bài ciết của mình.

1
25 tháng 11 2020

 Không có bài tập về nhà hay sao mà rảnh vậy

--Làng--Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ...
Đọc tiếp

--Làng--
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. 
Hay là quay về làng?… 
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… 
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (…) 
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 
 


d/ Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn có sử dụng câu ghép để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

b/ Câu “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
c/ Có bạn cho rằng đoạn trích trên đã sử dụng chủ yếu hình thức ngôn ngữ độc thoại, lại có bạn cho rằng đó là độc thoại nội tâm. Ý kiến của em thế nào? 

0
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.

1
21 tháng 9 2019

b, Câu “Hà, nắng gớm. về nào… “ không phải là đối thoại vì không ông tự nói với chính bản thân mình, không có ai tham gia vào lượt lời của ông

- Câu nói của người đàn bà tản cư: cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!... mỗi đứa một nhát! không hướng tới đối tượng nào, không có lượt lời đáp lại

→ Đây là độc thoại

Độc thoại được thể hiện thành tiếng, với hình thức có dấu gạch đầu dòng “chúng bay ăn miếng cơm hay… nhục nhã thế này!”