K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2022

Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như trong nước đang diễn biến rất phức tạp và khó lường. Cả hệ thống chính trị và toàn dân đã vào cuộc nhằm khống chế dịch bệnh một cách tốt nhất. Nước ta đã bước vào giai đoạn cao điểm có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch bệnh. Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người .Trong thời điểm này , thì tin thần  , ý thức phòng chống co vid của tất cả chúng ta là rất cần thiết . Tuy bàn đầu ý thức của mọi người chưa tốt nhưng khi ta thấy được sự nguy hiểm của đại dich thì ý thức phòng chống co - vit của mọi người hiện nay đã tốt hơn rất nhiều . Đặc biệt là  tinh thần phòng chống covid của học sinh hiện nay đang có nhiều chuyển biến tích cực  , chúng ta biết ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang , chúng ta biết rất nhiều quy định và chấp hành tốt . Đây là một điều đáng vui mừng, có thể nói đây là một cuộc cách mạng ý thức học sinh. 

3 tháng 3 2022

Từ xa xưa,dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng xuất hiện trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

tham khảo:

Trong thời gian vừa qua, do diến biến dịch bệnh COVID - 19 có nhiều diễn biến phức tạp nên các bạn học sinh lớp 9 phải thực hiện học trên truyền hình . Vậy tự học là gì ? Tự học là tự giác , tự nỗ lực khám phá và chủ động tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động . Tự học đóng vai trò rất quan trọng trong con đường học vấn của học sinh . Những người tự học thường là những người có tinh thần tự giác cao , không ỷ lại vào người khác . Những người này thường luôn tự mày mòi , tìm kiếm một cách tích cực mà không cần ai nhắc nhở . Nhưng đó chỉ là số ít , phần lớn học sinh lớp 9 hiện nay đều rất chểnh mảng trong việc học dù biết là mình đã cuối cấp . Trong thời gian nghỉ dịch COVID-19 , rất nhiều trường đã tổ chức cho học sinh khối 9 học online để giúp các bạn có thêm ý thức tự giác học . Sau gần hai tháng thực hiện , việc tự học của học sinh đã có nhiều tiến triển . Học sinh có thể tự mày mò tìm kiếm kiến thức mà không bị gò bó , ép buộc . Dù vậy nhưng việc tự học vẫn còn rất hạn chế . Học sinh không thể hỏi bài trực tiếp giáo viên . Nhưng dẫu sao việc tự học cũng là một việc tốt , nó khiến học sinh nâng cao tính tự giác , cải thiện tư duy . Chính vì vậy việc tự giác học là vô cùng quan trọng .

11 tháng 9 2021

Tự làm đi nhóck 

11 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành phải cho học sinh dừng đến trường để học online tại nhà, nên việc tự giác học tập với các bạn học sinh là vô cùng cần thiết. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tập không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri thức.

11 tháng 9 2021

Đại dịch covid-19 là một đại dịch toàn cầu, nước Việt Nam ta cũng là một trong số các nước bị covid-19 xâm chiếm. Từ một người lây ra vạn người, đó chính là điểm đáng sợ của covid-19, chính vì lí do đó mà nhà nước đã bắt buộc mọi người phải ở trong nhà cho tới khi hết dịch. Khi mới nhận tin mọi người đã rất hoang mang, bàn tán xôn xao. Nhưng rồi ý thức được sự nguy hại của loại vi rút này, mọi người đã đồng lòng quyết tâm chống dịch. Tới bây giờ đã tròn một năm đại dịch bùng phát, đại dịch này đang từ từ đi xuống, những khu vực bị phong tỏa cuối cùng cũng được mở ra. Đó chính là kết quả cho tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Một năm đầy đau thương và mất mát đã qua đi, để lại trong lòng người biết bao sự nuối tiếc, nhưng cuối cùng ánh sáng cũng đã suất hiện, vi rút đã được đẩy lùi. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, phải cảnh giác hơn nữa trước đại dịch này. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, câu nói đó đã hoàn toàn đúng vào hoàn cảnh này. Mọi người cùng chung tay, góp sức thì đại dịch sẽ sớm bị đẩy lùi. ( nổi nhạc : việt nam ơi, việt nam ơi..... )

4 tháng 3 2020

uk.ai gia đề mà khó thế!!

4 tháng 3 2020

giáo viên giao chứ còn ai

22 tháng 3 2022

tham khảo

Viết 1 đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ. Không

22 tháng 3 2022

Chống dịch covid bn ơi

 

1 tháng 12 2021

tham khảo

Trong thời gian qua, đại dịch Covid đã làm thiệt hại về cả sức khỏe và tiền bạc của con người. Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp ta nhìn thấy những tinh thần tương thân tương ái. Tương thân tương ái là cùng nhau giúp đỡ nhau bằng tình yêu thương nhân ái. Biểu hiện cụ thể chính là việc toàn dân ta chung tay khuyên góp để chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính phủ còn hỗ trợ cho những người nhiễm Covid. Trong đợt dịch này, rất nhiều con người bị thất nghiệp. Hiểu được điều đó, rất nhiều cây atm gạo đã xuất hiện để giúp đỡ người dân. Cùng với đó là những xuất cơm tình nguyện hay những chiếc khẩu trang miễn phí. Tất cả những việc làm đó tuy nhỏ nhặt nhưng đã sẻ chia phần nào khó khăn của mỗi người, để từ đó đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch. Chúng ta nên tuyên dương và tích cực thực hiện những tinh thần tương thân tương ái đó

1 tháng 12 2021

Tham Khảo ạ !

Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoá của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, tinh thần dân tộc đó đã được phát huy đến cao độ. Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục bất cứ một thế lực nào. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc giữ vững và phát huy tinh thần dân tộc được thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc; thứ hai, tìm mô hình phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc là phương thức hữu hiệu để thực hiện điều đó.  Ảnh minh họa Tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc được hình thành và kết tinh trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của bản thân dân tộc, tạo nên ý chí, nghị lực của một dân tộc và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hoá dân tộc. Tinh thần dân tộc đóng vai trò định hướng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, là niềm tin và mục tiêu theo đuổi của dân tộc. Tinh thần dân tộc Việt Nam chính là ý thức dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt. Chính tinh thần dân tộc ấy đã kết nên ý chí và nghị lực giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nói cách khác, tinh thần dân tộc là sự kết tinh và thăng hoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, tại nhiều hội thảo và trong các công trình đã được công bố, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các giá trị truyền thống của người Việt. Các giá trị truyền thống thường được nói đến là tinh thần yêu nước, thương nòi; độc lập và tự do; đức tính cần cù, siêng năng; tinh thần hiếu học; đức tính khiêm nhường; tính cộng đồng, v.v.. Bên cạnh đó, nhiều giá trị khác đôi khi cũng được nhắc đến, như tính cần kiệm, đề cao tình nghĩa, coi trọng gia đình, không rơi vào tính cực đoan của chủ nghĩa cá nhân, v.v.. Vấn đề đặt ra là, các giá trị truyền thống đó có phải là những giá trị riêng có của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam hay đó là giá trị chung của cả cộng đồng châu Á và tất cả các nước hoặc nhiều nước châu Á cũng có. Theo chúng tôi, trong các giá trị kể trên, khó có thể chỉ ra được một giá trị nào đó là giá trị riêng có của Việt Nam. Trên thực tế, một số giá trị kể trên không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều nước châu Á khác. Một số giá trị không chỉ là giá trị của các nước châu Á, mà còn là giá trị chung của nhân loại. Do vậy, vấn đề lại là ở chỗ, cần chỉ ra những biểu hiện đặc thù của các giá trị ấy trong điều kiện Việt Nam. Nói cách khác, các giá trị truyền thống của dân tộc là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, vừa có những điểm chung mà nhiều dân tộc khác cũng có, vừa có điểm riêng mà chỉ dân tộc mình mới có. Chẳng hạn, cũng là tinh thần yêu nước, nhưng cần nghiên cứu và làm rõ tinh thần yêu nước của người Việt Nam khác với tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Nhật Bản, v.v. như thế nào; nhiều dân tộc có tính cộng đồng nhưng tính cộng đồng của nguời Việt có điểm gì khác. Thành thử, việc nghiên cứu mang tính so sánh trên cùng một thang giá trị như vậy để vạch ra những nét đặc thù của các giá trị truyền thống Việt Nam là cần thiết. Đó là một công việc không dễ và đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở đây, trên một nét chung nhất, chúng tôi xin nhấn mạnh hai điểm.

28 tháng 11 2021

Có thể khẳng định như vậy: lạc quan thuộc yếu tố tinh thần nhưng chứa đựng một năng lượng tạo nên sức bật mạnh mẽ, tích cực, trong sáng… giúp con người vượt mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Chúng ta biết, giông tố cuộc đời, những hoạn nạn, gian lao không ai muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tùy vào cách đối diện mà khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn hay chùn bước, buông bỏ… Tinh thần lạc quan khi đó là vô cùng quan trọng.

Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, “thấy” được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo chiều tích cực nhất.

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Quế ở TP. Hồ Chí Minh đã chiến đấu với đại dịch COVID-19 để bảo toàn mạng sống khi chị và chồng đều là F0 nặng, rất nặng là một minh chứng cụ thể nhất cho tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống khi mọi thứ gần như bế tắc, “bóng tối” rình rập, bủa vây…

Nhận được tin chồng nguy kịch, “có thể tử vong trong nay mai”, chị Nguyễn Thị Quế (27 tuổi, cũng là F0) sau cú sốc quá nặng, đã lấy lại bình tĩnh, rồi đánh liều nhắn tin đến Fanpage Bệnh viện Chợ Rẫy (tuyến cuối chữa trị bệnh COVID-19) xin các bác sĩ cứu chồng. Chồng chị là anh Trần Văn An (28 tuổi) là bệnh nhân nặng nhất trong gia đình 6 người. Anh được điều trị tại Bệnh viện Thủ Đức. Những ngày đầu, vợ chồng luôn liên lạc với nhau qua điện thoại. Nhưng đến ngày 29/7/2021 thì chị mất liên lạc, số máy của anh chỉ “tút tút” vô vọng dù mỗi ngày chị gọi đến hàng chục lần… “Tôi trải qua những ngày cực kỳ lo lắng, sợ hãi, sợ chồng đã gặp chuyện xấu nhất” - chị nói. Và 10 ngày sau chị nhận được cuộc gọi từ bệnh viện thông báo anh phải đặt nội khí quản, tình trạng rất nguy kịch, nguy cơ tử vong trong nay mai…

Dù rất suy sụp, nhưng tôi cố gắng liên lạc khắp nơi, tìm một cơ hội sống cho chồng. “Rải” tin nhắn khắp các bài đăng trên trang cá nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy… cầu xin các y, bác sĩ cứu giúp, chị nuôi hy vọng các y, bác sĩ sẽ đọc được. Và dòng tin “sẽ cố gắng hết sức” là phép màu hy vọng le lói trong tôi. Bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã liên hệ với Bệnh viện Thủ Đức - nơi chồng chị điều trị để tìm hiểu tình trạng bệnh của bệnh nhân, và đồng ý chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh An được nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mê man, thở máy hỗ trợ gần như ở mức cao nhất. Vậy mà sau 5 ngày được y, bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bệnh nhân đã dần cải thiện, được rút nội khí quản, tình trạng bệnh đã khỏe dần lên…

Trải qua cuộc sinh tử căng thẳng, anh An cho biết mình “được cứu sống như một kỳ tích”, một phép màu nhờ sự nỗ lực, tích cực của y, bác sĩ mà “ông bụt” là bác sĩ Trần Thanh Linh tài giỏi qua lời cầu cứu sinh tử của vợ trước đó…

Câu chuyện thần kỳ này, suy đến cùng là nhờ người vợ (chị Quế) có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào cái tâm “lương y như từ mẫu” của y, bác sĩ, biết giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tích cực trong suy nghĩ, hướng về “ánh sáng của sự sống” như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời… Và đã làm nên kỳ tích!

Thử giả dụ - giả dụ thôi, nếu người vợ thiếu niềm tin, bi quan, không nuôi hy vọng, nhìn cái gì cũng tối, cái gì cũng khó, như đường cùng không lối mở, thì làm gì có động lực, quyết tâm, ắt sẽ chấp nhận số phận, chấp nhận bỏ cuộc… Và sẽ có một kết cục khác, đau lòng?!

Lạc quan còn là thái độ sống. Đó là sự tươi vui, phấn khích, suy nghĩ tích cực - một thái độ sống luôn biết cười và “dám” cười. Lạc quan như là liều thuốc bổ cho cuộc sống thêm tươi đẹp (một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ) - Liều thuốc ấy dành cho tất cả mọi người nếu “biết giữ” lấy nó. Khi đó chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa; giúp ta tránh những hiểm họa trong đời. Có một điều “gặp gỡ” rất thú vị là lạc quan và người sống lạc quan rất yêu đời, yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng sắc màu tươi đẹp nhất (Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày mới để yêu thương)…

Chúng ta không khỏi ngậm ngùi trước ước mơ được làm cô giáo dạy trẻ, làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, hay làm chú phi công… của những em bé không may bị căn bệnh hiểm nghèo nhưng ước mơ không bao giờ tắt - Đó chính là tinh thần lạc quan, trong sáng của các em…

Lạc quan còn giúp con người ta bình tĩnh xử lý mọi tình huống một cách hiệu quả nhất.

Đại dịch COVID-19 khiến mỗi người, mỗi gia đình đều phải gánh chịu tác động tiêu cực không mong muốn. Nhiều gia đình cùng một lúc, tai họa ập đến không từ một ai.

Gia đình 8 F0 của chị Nguyễn Thị Ngọc Linh - Chủ tịch Hội LHPN Phường 13, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh là một điển hình - Gia đình chị có tất cả 9 người. Ngày 13/7/2021 đã nhận được thông báo có 8/9 người trong gia đình là F0, “khi nghe tin sét đánh, cả gia đình lo sợ, cuộc sống xáo trộn trong tích tắc… Thế nhưng tinh thần đã sẵn sàng nếu chẳng may là F0, cùng với kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, từng xông pha giúp đỡ, hướng dẫn cho nhiều F1, F0 trước đó…, tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần” - chị chia sẻ. Động viên gia đình không bị quan, dặn dò từng thành viên chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhằm chủ động khi có điều động đi điều trị của ngành Y tế. Chị và con trai điều trị tại nhà, các thành viên khác tùy theo triệu chứng đã được chia tuyến về nhiều nơi điều trị khác nhau.

Và cũng từ việc bình tĩnh, lạc quan, đối mặt, chiến đấu với vi-rút, gia đình chị đã vượt qua những ngày đáng nhớ nhất… Nói thì nghe nhẹ nhàng thế thôi, chứ ngày ấy là cả một sự lo lắng, hoảng loạn, suy sụp tinh thần.

Còn đây là bộc bạch chân thật của bà Lê Thì Rảnh - một bệnh nhân COVID-19 cao tuổi, thập tử nhất sinh: Tôi đã chiến thắng bạo bệnh nhờ vào sự tích cực cứu chữa của các y, bác sĩ, nhân viên y tế và… tinh thần lạc quan, tin tưởng - Sự lạc quan tin tưởng và những suy nghĩ tích cực sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh ngay cả trong thời điểm ngặt nghèo nhất. Tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực khiến tôi nhẹ lòng, động viên mình cố gắng, cố gắng thật nhiều để chiến thắng dịch bệnh. Đó cũng là cách để trả ơn những người thầy thuốc khi họ đã quá nhiều vất vả, gian lao vì người bệnh…

Từ 3 câu chuyện của 3 gia đình chiến thắng COVID-19 trở về cuộc sống bình an sau bao ngày “chiến đấu” quyết liệt với tử thần - dù những bị quan, sợ hãi, suy nghĩ tiêu cực vẫn có trong nhất thời… Cái lớn hơn hết là họ “gặp nhau” trong tinh thần lạc quan - đó là năng lượng tích cực vượt qua gian khó!

“Chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn có được một nửa thành công” - Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo hay tuyệt đối điều gì. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, nó chỉ đến khi ta biết tạo cho mình một tinh thần lạc quan, tin tưởng, không sợ bất cứ khó khăn nào.

13 tháng 8 2021

BẠN TỰ ĐI MÀ LM. SUY NGHĨ CỦA BẠN PHẢI TỰ VIẾT RA MỚI CHÂN THỰC CHỚ

 

13 tháng 8 2021

giúp mik với mik ko bt viết sao  luôn