K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2021

                                 Nguyên lí nhân nghĩa

Yên dân                                   \(\downarrow\)                                 Trừ bạo

                        Nền độc lập của đất nước Đại Việt                 

                  

Văn hiến      Lãnh thổ             \(\downarrow\)           Phong tục tập quán              Lịch sử         Các triều đại

        Sức mạnh của nhân nghĩa và sự thất bại tất yếu của kẻ xâm lược

25 tháng 3 2021

undefined

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

 

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Luận đề

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Cách triển khai luận điểm

Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài

Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận

+ LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ 

+ LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

-LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng

-LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ

-LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. 

Cách nêu lý lẽ và bằng chứng

Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. 

Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. 

Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ......

Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng

Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. 

Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. 

Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. 

15 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

- Luận điểm chính của bài văn là về việc chống nạn thất học của toàn thể nhân dân VN.

- Hệ thống luận cứ trong bài:

+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân ta ngu dốt và đói nghèo.

+ Nhân dân ta giành được độc lập thì cần phải nâng cao dân trí, phổ cập việc học.

Những luận cứ này đóng vai trò là làm rõ cho luận điểm của bài văn.

- Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải sắc bén, thuyết phục, có dẫn chứng và con số cụ thể cùng với việc kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

- Trình tự lập luận:

+ Nói về chính sách cai trị ngu dân của thực dân Pháp đã gây hại cho nhân dân ta như thế nào.

+ Đặt vấn đề: nay ta đã giành được độc lập thì việc cần làm chính là xóa nanj thất học để toàn thể nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Sau đó nêu những việc cần làm

--> Trình tự thuyết phục, logic và sắc bén.

29 tháng 1 2018

(1) - Bài văn nêu tư tưởng: Học cơ bản mới có thể trở thành tài 

     - Tư tưởng này được thể hiện ở đoạn văn đầu và đoạn cuối

     - Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứ

+ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

+ Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)

+ Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

(2) Bố cục : 3 phần

-Mở bài : câu đầu “Ở đời…cho thành tài”.

-Thân bài : “Danh họa….Phục hưng”

+Câu chuyện : đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính

+Phép lập luận : suy luận nhân quả

-Kết bài : phần còn lại

+Phép lập luận : suy luận cụ thể - khái quát

+ Kết hợp suy luận nhân quả : nhân là cách học – quả là thành công.

NHỚ K CHO MÌNH NHA!!!

15 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

Để khẳng định cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra các luận cứ và dẫn chứng để khẳng định:

Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu.Dẫn chứng:Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách là thói quen tốt.Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.

Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.Dẫn chứng: vì có thói quen hút thuốc là nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà

Luận cứ 3: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi. Thói quen này thành tệ nạnDẫn chứng:Ản chuối xong là tiện tay vứt vỏ ngay ra cửa, ra đường => rác cứ ùn lên thành con sông rác, mất vệ sinh nặng nề.Có người còn tiện tay ném cả ly, vỏ chai vỡ ra đường=> trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu rất nguy hiểm.

Luận cứ 4: Tạo được thói quen tốt thì khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ.

Nhận xét về lập luận: Văn bản có lập luận rất chặt chẽ, từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể, sau đó rút ra lời khuyên: Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Như vậy, với cách lập luận như trên, bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục được người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống, cách giải quyết của tác giả chặt chẽ, xác đáng.

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
2 tháng 2 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

29 tháng 1 2018

a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.

Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.

Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:

- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)

- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

b.

– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.

- Bố cục ba phần :

    + Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.

    + Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

9 tháng 4 2020

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa

2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :

– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).

3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.

Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.

II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;

– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;

– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.

Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.

Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.

III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc lại và sửa chữa.

IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh

– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiếu đề và tìm ý

– Xác định yêu cầu chung của để bài.

Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:

+ Nêu dẫn chứng xác thực.

+ Nêu lí lẽ.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

– Thân bài (phần chứng minh)

+ Xét về lí lẽ:

(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.

+ Xét về thực tế:

(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).

(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.

c) Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.

– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ tâm lí con người.

– Thân bài:

+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.

– Kết bài.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…

+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:

(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học.          ,

(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.

d) Đọc lại và sửa chữa.

Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

 Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.