K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2022

tham khảo

Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

6 tháng 3 2022

Tham Khảo:

Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

13 tháng 3 2022

Tham khảo:Vì ngày 8/3 vua Hùng ko tặng quà cho vợ nên ngày 10/3 là ngày dỗ tổ Hùng Vương:))

13 tháng 3 2022

đừng đùa giai

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

* Đền Hùng

     Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..

* Giỗ tổ Hùng Vương

     Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:

''Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.''

     Theo sách Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thì xưa kia việc Giỗ Tổ cử hành vào ngày 12/3 âm lịch, thường thì con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày. Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần. Hội lớn có quan triều đình, quan hàng tỉnh về làm chủ tế và thường chọn ngày 10/3 âm lịch để Giỗ Tổ. Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán- An Dương Vương. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL - CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

- Thông tin liên quan đến Đền Hùng:

Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

- Thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương:

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

4 tháng 1 2021

theo mik thì vào ngày 8/3, vua Hùng không tặng quà cho vợ nên ngày 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương=)))

là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

chúc bn học tốtyeu

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

11 tháng 4 2022

tk

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. Lễ được tổ chức hằng nằm vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng – Việt Trí – Phú Thọ. Đến hẹn lại lên, đến ngày này người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước và cả những Kiều bào nước ngoài quy tụ về đây để tưởng nhớ công ơn các vị vua đã có những chiến công lẫy lừng cho dân tộc. Giỗ tổ năm nay gần với dịp lễ 30/4 và 1/5 nên thời gian nghỉ lễ sẽ kéo dài 6 ngày (từ ngày 28/4 – 3/5 dương lịch). Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hằng năm với nhiều hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.
Ý nghĩa ngày Giỗ tổ
Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.
Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng. Hằng năm vào dịp lễ hàng triệu người dân khắp cả nước đã hội tụ về Đền Hùng – Việt Trì – Phú Thọ để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng
Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh thắng giặc ngoại xâm làm nền móng cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là những ngày đầu hoang sơ nhất mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta. Chúng ta phải ghi nhớ công lao to lớn đó và không ngừng học tập, đóng góp cho xã hội, cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu.

11 tháng 4 2022

Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương – từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh cùa mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương – Lâm Thao – Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thông văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm để giữ nước.


 

21 tháng 12 2021

ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày để nhớ tới các anh hùng liệt sĩ , các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hết mình vì tự do của đất nước và người ta muốn nhớ ơn nên lấy ngày 10 / 3 là ngày để nhớ các anh hùng đã hi sinh , chiến đấu  em rất mong tớ ngày giỗ tổ Hùng Vương để nhớ ơ các anh hùng liệt sĩ em sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành một người có ích cho xã hội , các em học sinh trên đất nước sẽ cố gắng học giỏi để mọi người trong nước và nước ngoài noi theo và học hỏi . em ghi có sai thì cho em xin lỗi còn đúng thì k cho em nha mấy anh chị

21 tháng 12 2021

Là người dân đất Việt, ai cũng biết đến câu ca:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá - đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tố Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh cùa mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Ngày nay hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thông văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tường nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước "Uống nước nhớ nguồn", biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.
Lễ giỗ Tố Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tô mồng mười tháng ba
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ thuở xưa đã có một đặc thù riêng là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Phú Thọ tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cô kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới", "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 lần mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan miếu đình về cúng tế cùng quan hàng tinh và người chủ tế địa phương cúng ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm". Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình to Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần sâu sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.
Ngày nay việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần). Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Dù năm chẵn hay lẻ lễ hội Giỗ Tổ vẫn rất chặt chẽ, bao gồm hai phần lễ và hội.Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dâu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn" nên giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huynh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền và trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của chỉnh phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975. Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch bọn tìm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc cội tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo Cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,... được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, ai xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoan đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của "Điện Kính Thiên” đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên, chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hoá xưa. Các hình thức văn hoá truyền thông và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn hóa, thể thao,... được tổ chức và duy trì một cách trải tự, quy củ. Các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lừa, nấu cơm thi, đánh cờ tương (cờ người)... Có năm còn diễn trò "Bách nghệ khôi hài", "Rước chúa gái”, "Rước lúa thần" và trò “Trám" tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,... Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. Các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan - Ghẹo với lời ca tinh tế mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ.
Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muôn nhắc nhờ con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận nhiệm vụ của mình, giữ đúng kỷ cương, vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huân này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mật trời nằm rạng rõ giữa trông đồng. Thông qua ngày dỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước, an dân. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biếu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng cua một nền văn hóa.
Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng và ngày giỗ Tổ, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biếu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đến Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc cúa chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam...".
Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng và ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch vẫn là điểm của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.

8 tháng 11 2023

Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm.

12 tháng 11 2023

Sinh nhật của tôi trước ngày giỗ tổ Hùng Vương 9 ngày đấy!