K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

Chữ "tôi" trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” \(\rightarrow\) Tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm của tác giả Thanh Hải trước vẻ đẹp đầy sức sống của đất trời.

Những khổ thơ sau, chữ “ta” \(\rightarrow\) Chỉ cái chung của cộng đồng, của mọi người trong xã hội không chỉ của riêng tác giả, cho thấy nhiều cái “tôi” lí tưởng khác đều mong muốn, khát khao được đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho đời, cho đất nước.

 

\(\Rightarrow\) Từ cái tôi cá nhân đến cái chung của xã hội: niềm khao khát được sống cống hiến cho đời không chỉ là niềm mong muốn của riêng nhà thơ, mà còn là của nhiều người trong xã hội.

\(\Rightarrow\) Việc chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" từ khổ 1 "Tôi đưa tay tôi hứng" sang đại từ nhân xưng "ta" sang khổ 4 "ta làm con chim hót..." thể hiện tư tưởng của nhà thơ Thanh Hải.

28 tháng 2 2022

chăm quá, cảm ơn =)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Việc thay đổi hai đại từ “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta) của tác giả có thể nói là một cách sử dụng tương đối ngẫu nhiên trong bài thơ để thể hiện tư tưởng của mình:

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Những khổ thơ tiếp theo, tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.

→ Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một đại từ chỉ một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng thể hiện ý nghĩa: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

4 tháng 3 2023

  Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.

- Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.

- Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.

     Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

18 tháng 3 2020

Thanh hải viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh. Dù đang ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn tâm niệm gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dan tộc, của đất nước trước và sau khi chết. Tâm nguyện ấy thể hiện rõ ràng ở cách nhà thơ dùng đại tù xung hô trong bài thơ.

Đến gần cuối bài thơ, nhà thơ chuyển sang xưng “ta” đầy tự hào:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Điều ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong sự vận động mạch cảm xúc và tư tưởng của bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” biểu hiện một cái tôi cụ thể, rất riêng của nhà thơ trong sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Ở đây, nếu dùng đại từ “ta” sẽ mất đi vẻ đẹp khiêm nhường – một cái “ta” có vẻ phô trương, làm mất đi giọng tâm tình đằm lắng của bài thơ.

Chữ “ta” trong hàng loạt hành động: “ta làm…”, “ta nhập…”, “ta xin hát…” được gợi sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, đại từ “ta” sẽ tạo được sự lan tỏa và đồng cảm của mọi người – tác giả nói thay cho nhiều cái “tôi” khác. Mà cái “chúng ta” là sự cộng hưởng, chia sẻ, đóng góp phần tinh túy nhất mỗi cái “tôi”. Điều độc đáo là chữ “ta” này vẫn mang một giọng điệu nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.

# mui #

Bạn tham khảo nhé       

          - Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất.

          - Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ "tôi" sang "ta". Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ "tôi" trong câu "tôi đưa tay tôi hứng" ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái "tôi" cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ "ta" thì hoàn toàn không thích hợp nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương.

          -Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh quý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ "ta" lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước.

          - Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái "tôi" của tác giả đã nói thay cho nhiều cái "tôi" khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái "ta". Nhưng "ta" mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái "tôi" Thanh Hải.

14 tháng 3 2021

a. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

b. - Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

- cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”

c. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

 

Bạn tham khảo nha

 Xuyên suốt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là niềm vui phơi phới của tác giả trước sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Một con người đầy nhiệt huyết và khao khát được cống hiến cho đất nước như Thanh Hải thật đáng ngưỡng mộ, trân trọng.

Thanh Hải ước nguyện thật đơn giản, mộc mạc nhưng có ý nghĩa khái quát lớn đối với mỗi người, đặc biệt là người trẻ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Không mơ ước cao xa, vĩ đại, “ta” chỉ ước những điều nhỏ nhoi, bình dị nhưng không phải người nào cũng có thể làm được. “Con chim hót”, “một nhành hoa”..tưởng chừng là những điều bình dị, đơn giản với vẻ đẹp âm thầm và lặng lẽ nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với mạch thơ. Tác giả chỉ nguyện hóa thân thành con chim có thể cất vang tiếng hót làm vui vẻ cuộc sống này, được tự do tung bay đến những chân trời mới phục vụ cho nhân dân. Ước làm một nhành hoa để tỏa hương và khoe sắc làm giàu đẹp và phong phú hơn cho quê hương, đất nước. Mặc dù nguyện ước này có phần lạ kì nhưng nó chân chất và gần gũi với đời sống hằng ngày.

Và Thanh Hải còn hi vọng rằng chút cống hiến bé nhỏ của mình sẽ hòa vào biển người rộng lớn, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trần xao xuyến

Chỉ là “một nốt trầm” rất nhỏ nhập vào bản hòa ca nhiều thanh sắc cũng đã khiến cho tác giả quá mãn nguyện, quá hài lòng. Chính tấm chân tình của tác giả khiến người đọc không thể kìm được dòng cảm xúc.

Và rồi tự Thanh hải nhận mình là “một mùa xuân nho nhỏ” giữa mùa xuân lớn của đất nước. Dù mùa xuân ấy lặng lẽ và âm thầm hi sinh, cống hiến nhưng đó là nguyện ước của một con người khát sống, khát yêu thương.

Mùa xuân nho nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Một mùa xuân nhỏ, góp thành mùa xuân lớn, tích tiểu thành đại là việc mà mỗi người chúng ta cần phải làm, cần phải cố gắng để cống hiến.

Và những nguyện ước bình dị nhưng lớn lao đó đã thôi thúc tác giả cống hiến mà không đòi hỏi, chỉ lặng lẽ âm thầm như vậy:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Một ý niệm về thời gian giàu triết lí nhân sinh. Thời gian là tuổi trẻ hay là tuổi già thì cống hiến vẫn luôn là điều cần thiết, không cần phải có suy nghĩ trẻ mới nên cống hiến. Đó là một tấm lòng rất mực cao cả của Thanh hải.

Những lời thơ nhẹ nhàng, chân tình của Thanh hải cùng với nguyện ước bình dị đã lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm nhất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lý tưởng khác

→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.