K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1 :

`-` Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. 

`-` Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

`-` Luận chứng là bằng chứng đã được kiểm chứng là đáng tin cậy đưa ra lí luận.

`-` Lập luận là mạch sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết và hợp lí.

Câu 2 :

Hệ thống luận điểm, luận cứ của bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta":
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

6 tháng 2 2021

1.

Luận điểm

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nướcLuận cứ- Dân ta có một --> Truyền thống quý báu --> cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại --> Bà Trưng, Bà Triệu,...--> chúng ta phải ghi nhớ- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng--> từ...đến...-->đều giống nhau nơi lòng yêu nước- Bổn phận của chúng ta--> giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến

1. Luận điểm Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Luận cứ - Dân ta có một --> Truyền thống quý báu --> cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước - Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại --> Bà Trưng, Bà Triệu,...--> chúng ta phải ghi nhớ - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng--> từ...đến...-->đều giống nhau nơi lòng yêu nước - Bổn phận của chúng ta--> giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến

2.

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả:

– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…

– Giới thiệu về bài viết:

– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

+ Thân bài:

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?

– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.

-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”.

– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…

– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.

– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.

+ Kết

– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.

– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.

4 tháng 2 2021

trả lời gấp giúp mình với ạ. =))

4 tháng 2 2021

 Luận điểm là quan điểm, ý kiến hay tư tưởng của bản thân về vấn đề nghị luận trong văn bản.

+ Luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ đã được công nhận để làm căn cứ cho các luận điểm đã triển khai trong bài viết.

+ Lập luận là mạch sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết và hợp lí.

24 tháng 1 2018

Văn bản "tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là 1 văn bản nghị luận vì vb đã nêu ra được những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh được nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.
- Đầu tiên tác giả nêu lên vấn đề nghị luận: Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.
- Sau đó thì tác giả lại đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề nghị luận <dẫn chứng nằm ở các đoạn trong văn bản>.
- Cuối cùng là chốt lại vấn đề, nếu kết luận, nhiệm vụ cần phải làm để gìn giữ truyền thống quý báu đó.
- Trong văn bản, tác giả đã nêu lên những luận điểm thuyết phục, và đưa ra những luận cứ xác đáng để giải thích rõ luận điểm đó.

26 tháng 1 2021

luận điểm chính là: tinh thần yêu nc của nhân dân ta

luận điểm xuất phát:dân ta có lòng yêu nc nồng nàn(dẫn chứng:truyền thống quý báu...mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng...)

luụân cứ cho luận điểm xp là:lịch sử ta có nhiều cuộc kc vĩ đại( dẫn chứng:bà trưng bà triệu...) . Đồng bào ta ngày này cũng rất xứng đáng...

bổn phận và trách nhiêm(giải thích tuyên truyền tổ hức lãnh đạo..

Phần có dấu ...bạn đọc trongSGKnhé

26 tháng 1 2021

ket qua =4% nha ae

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
24 tháng 2 2022

Tham Khảo

*Hệ thống LĐ, LC:
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Nhận xét:
- Bố cục hoàn chỉnh.
- Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.

24 tháng 2 2022

- Luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước(đc thể hiện ở đề bài)

- Luận cứ:

- Dân ta có một => Truyền thống quý báu => cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước

- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại => Bà Trưng, Bà Triệu,...=> chúng ta phải ghi nhớ

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng => từ...đến... => đều giống nhau nơi lòng yêu nước

- Bổn phận của chúng ta => giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến

Phần luận cứ có ở trong SGK nhé

Phương pháp lập luận:

-hàng dọc 1:suy luận tương đồng theo dòng thời gian

-hàng ngang 1:Lập luận theo quan hệ nhân-quả

-hàng ngang 2:theo quan hệ nhân quả

-hàng ngang 3:theo quan hệ tổng phân hợp

-hàng ngang 4:suy luận tương đồng

23 tháng 1 2022

Tham Khảo

1.Luận điểm
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
2. Luận cứ
- Dân ta có một --> Truyền thống quý báu --> cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước
- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại --> Bà Trưng, Bà Triệu,...--> chúng ta phải ghi nhớ
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng--> từ...đến...-->đều giống nhau nơi lòng yêu nước
- Bổn phận của chúng ta--> giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến

23 tháng 1 2022

Luận điểm
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Luận cứ
- Dân ta có một --> Truyền thống quý báu --> cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước
- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại --> Bà Trưng, Bà Triệu,...--> chúng ta phải ghi nhớ
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng--> từ...đến...-->đều giống nhau nơi lòng yêu nước
- Bổn phận của chúng ta--> giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến

Tham Khảo

1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

26 tháng 3 2022

Đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay).

Mở đầu đoạn trích, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Đó là một lời khẳng định về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tiếp theo với hình ảnh so sánh: “Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Hồ Chí Minh đã cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước.

Và để tiếp tục minh chứng cho tinh thần yêu nước, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ đều là những tấm gương để thế hệ sau noi theo. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. Hay những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Cả những người phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải. Rồi nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Ngay cả những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…. thế mới thấy tinh thần yêu nước không luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp.
 Cuối cùng, Bác đã đưa ra nhiệm vụ dành cho nhân dân Việt Nam. Người đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” để từ đó cho thấy tầm quan trọng của lòng yêu nước. Với vai trò như vậy, Bác yêu cầu mọi người cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Có nghĩa là tinh thần yêu nước phải được thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực.

Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. Hồ Chủ tịch đã làm sáng tỏ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam như một truyền thống quý báu đáng gìn giữ muôn đời.

17 tháng 3 2020

-Luận điểm1: "dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước"
-lí lẽ: đó chính là truyền thống quí bau của nhân dân ta
-dẫn chứng:"Từ xa xưa đén nay................cướp nước"

-luận điểm : "lịch sử ta....... nhân dân ta";)
dẫn chưng: bà trưng , bà Triệu.....

-LĐ:" đồng bào ta ngày ......... ngày trước"
-DC được sắp xếp theo mô hình "từ........ đến"

-=> Bố cục mạch lạc

17 tháng 3 2020

*Hệ thống LĐ, LC:
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Nhận xét:
- Bố cục hoàn chỉnh.
- Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.