K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2022

a, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

b,  Cờ như mắt mở thức thâu canh

      Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.

c,    Rắn như thép, vững như đồng

     Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

     Cao như núi , dài như sông

 

     Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

31 tháng 5 2023

a. bao nhiêu - bấy nhiêu.

b. hơn.

c. như.

12 tháng 3 2018

Bài thơ ý a và b trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh : Tác dụng làm cho bài thơ thêm sinh động hấp dẫn cụ thể tác động đến trí tưởng tượng gợi hình ảnh, cảm xúc của người đọc, người nghe.

12 tháng 3 2018

So sánh 
Rắn như thép, vững như đồng
cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển đong trước mắt
Mình thêm tác dungj là bằng 1 dọng điệu ganh thép, cứng rắn hùng hồn cho ta thấy 1 ý chí rắn rỏi với 1 quyết tâm đi lên , 1 lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu bền bỉ ko chịu khuất phục

B1: Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau: a)             Qua cầu ngả nón trông cầu         Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu bấy nhiêu. b)             Qua đình ngả nón trông đình        Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.B2: Phép so sánh trong mỗi câu sau được thực hiện nhờ những từ so sánh nào?a)  Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnb)  Cờ như mắt mở thức thâu canh     Như lửa đốt hoài...
Đọc tiếp

B1: Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau:

 a)             Qua cầu ngả nón trông cầu

         Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu bấy nhiêu.

 b)             Qua đình ngả nón trông đình

        Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.

B2: Phép so sánh trong mỗi câu sau được thực hiện nhờ những từ so sánh nào?

a)  Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

b)  Cờ như mắt mở thức thâu canh

     Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.

c)  Rắn như thép, vững như đồng

     Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

     Cao như núi, dài như sông 

     Chỉ ta lớn như biển Đông trước mặt.

d)  Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.

B3: Tìm 5 thành ngữ có sử dụng so sánh và đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm:

B4: Xác định các biện pháp tu từ từ vựng trong các ví dụ sau:

a)        Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

b)   Mẹ non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

c) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối

d)         Cái cò lặn lội bờ sông 

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

e) Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng uốn gối gánh hai ... hạt vừng.

f) Bác đã đi rồi sao Bác ơi

   Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

   Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

   Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.

B5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu sau:

a)Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
   Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
   Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
   Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
   Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
   Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

                         ( Bếp lửa - Bằng Việt)

b) Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời
    Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng.

                        (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

     

 

 

  

0
18 tháng 10 2016

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao.Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

18 tháng 10 2016

So sánh  và ẩn dụ.

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chúc bạn học tốt!

 

8 tháng 4 2020

a) Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn .

→→ So sánh ko ngang bằng

b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép , vững như đồng
Đội mũ ta chùng chùng điệp điệp
Cao như núi dài như sông
Trí ta lớn như biển đông trước mặt

→→ Rắn như thép + Vững như đồng : so sánh ngang bằng

Đội ngũ ... cao như núi , dài như sông + Trí ta lớn như biển đông trước mặt : so sánh ngang bằng

c) Đất nước
Của những người con gái cong trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép

→→ Đẹp như hoa hồng : ngang bằng

Cứng hơn sắt thép : ko ngang bằng

8 tháng 4 2020

bạn ơi câu b c đâu phải trong bài của mình đâu

Lê Nguyễn Tâm Như nhé!

mình cảm ơn vì bạn đã trả lời giúp mình câu a nhé

14 tháng 8 2019

hum.................... giúp mình nha

Bài 1: Tìm,phân tích cấu tạo và cho biết tác dụng của phép so sánh?a) Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa lúa đâu trời đẹp hơn.b) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.Bài 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm,phân tích cấu tạo và cho biết tác dụng của phép so sánh?

a) Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa lúa đâu trời đẹp hơn.

b) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Bài 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong bóng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"

Bài 4: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Các bn giúp mik nha gấp lắm lun tại đây là bài tập Tết đó ^_^

1

Bài 3 : 

nhân hóa:đò lười biếng nằm,quán tranh đứng im lìm

thuộc kiểu:lấy những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

tác dụng:làm cho câu thơ thêm có hồn mượt mà trong nhịp điệu và sinh động,giúp con đò và quán tranh trở nên gần gủi