K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2022

Tham khảo nhe : 

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc hộp bút mà em muốn miêu tả

Mẫu: Mỗi ngày đến trường, trong balo của em luôn mang theo đầy đủ các dụng cụ học tập mà cô giáo dặn dò. Nào sách giáo khoa, vở bài tập, rồi bút, thước, chì màu… Trong đó, món đồ mà em thích nhất chính là chiếc hộp bút màu hồng do chị gái mua cho.

b. Thân bài:

- Miêu tả khái quát chiếc hộp bút:

  • Hộp bút có hình gì? Kích thước là bao nhiêu? (nếu không thể có con số cụ thể, thì so sánh với các đồ vật quen thuộc khác)
  • Chất liệu được dùng để làm hộp bút là gì? Nó giúp hộp bút có đặc điểm gì? (nhẹ, bền, dễ vệ sinh…)
  • Màu sắc chủ đạo của hộp bút là gì? Em có thích màu đó không?
  • Hộp bút có các họa tiết trang trí gì? Họa tiết đó được khắc, vẽ hay là dán lên hộp bút?

- Miêu tả từng bộ phận của chiếc hộp bút:

  • Nắp hộp (có hình dáng như thế nào, cách đóng mở ra sao)
  • Thân hộp (rộng và sâu không, có để được nhiều đồ vật không, có được chia thành các ngăn nhỏ không)

- Công dụng của hộp bút:

  • Em thường dùng hộp bút để làm gì? (đựng bút thước, tẩy, giấy nhớ nhỏ…)
  • Khi sử dụng hộp bút thì đem lại lợi ích gì cho em? (cất bút thước gọn gàng, dễ tìm, không bị sách vở đằn lên…)

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc hộp bút

Mẫu: Em thích chiếc hộp bút của mình lắm. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận và thường xuyên lau chùi sạch sẽ để hộp luôn sạch đẹp.

7 tháng 2 2022

Tham khảo:

I. Mở bài: giới thiệu bộp bút

Vào năm học mới, để khuyến khích em học tập tốt hơn nên ba mẹ đã mua tặng em một chiếc hộp bút. Em rất thích chiếc hộp bút mà ba mẹ mua tặng em, em luôn bảo vệ và giữ gìn nó sạch sẽ. Khi mang hộp bút đến lớp các bạn đều khăn đều khen em có chiếc hộp bút đẹp, em rất tự hào về chiếc bạn học của mình.

II. Thân bài: tả hộp bút

1. Tả bao quát hộp bút

– Hộp bút được làm bằng vải

– Hộp bút màu hồng

– Hộp bút hình chữ nhật

– Hộp bút dài 20 cm, rộng 5cm và cao 4cm

– Bên ngoài hộp bút dược trang trí là hình con mèo kitty

2. Tả chi tiết từng bộ phận hộp bút

– Hộp bút có 2 ngăn, một ngăn đựng thước bút và một ngăn đựng vật nhỏ nhỏ như: tẩy, đồ gọt bút chì,….

– Ngăn lớn có thể đựng được máy tính bỏ túi

– Khi mở hoặc đóng là hộp bút đều có khóa

– Hộp bút mở giống như một quyển sách

– Bên trong hộp bút là màu trắng, được làm từ vải mịn

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc hộp bút

– Đây là món quà ba mẹ tặng nên em rất trân trọng

– Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng ba mẹ

– Em sẽ giữ gìn cẩn thận và sạch sẽ hộp bút

5 tháng 12 2021

Mình tham khảo nha! vui

I. Mở bài

    – Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.

Ví dụ:

    Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ.

II. Thân bài

1. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? …)

– Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

2. Cấu tạo cây bút bi:

Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

– Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

– Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).

– Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại các loại bút bi

– Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, …)

– Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, …

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.

– Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

– Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

– Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

6. Ý nghĩa của cây bút bi:

– Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, …

– Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò, những bản hợp đồng quan trọng, …

III. Kết bài

– Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Bạn có thể tham khảo thêm ở nguồn này nha: https://documen.tv/question/lap-dan-y-cho-de-van-sau-gioi-thieu-ve-chiec-but-bi-van-thuyet-minhid1411628-65/

16 tháng 3 2023

I. Mở bài:

Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.

II. Thân bài:

a. Nhan đề:

Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.

b. Nhân vật bé Thu:

* Trước lúc nhận cha:

Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.

=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.

=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.

* Sau khi nhận cha:

Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu.Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc.Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người.

c. Nhân vật ông Sáu:

* Khi trở về thăm nhà:

Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng).Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh. 

* Khi ở chiến trường:

Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã.Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết.Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái.

=> Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính.

16 tháng 3 2023

cảm ơn

28 tháng 2 2022

dàn ý gọn thôi ạ

Tham khảo:

Mở bài

+ Đi từ ý nghĩa của tình phụ tử, giá trị của tình cảm cha con. Khẳng định đây là tình cảm cao đẹp.

+ Giới thiệu sơ nét những ý nổi bật về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.

+ Dẫn dắt vấn đề: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu.

Thân bài

* Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong Chiếc lược ngà.

Ông Sáu lên lối đi chiến đấu theo tiếng gọi của đất nước khi con gái mới chỉ được một tuổi => Nỗi niềm thương nhớ con da diết khôn nguôi.Khi ông Sáu về thăm nhà thì bé Thu dường như không nhận ra ông là cha => nỗi buồn tủi vô hạn.Với tính cách của bé Thu, nhất định không sở hữu và nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo trên gương mặt. Ông Sáu đã đánh bé Thu để rồi dằn vặt ăn năn.Ông Sáu cảm thấy niềm hạnh phúc vô cùng khi bé Thu gọi ông một tiếng ba trước lúc ông lên đường.Nơi chiến trường ác liệt, ông Sáu không ngừng nghỉ thương nhớ con gái yêu quý của mình => Thực hiện lời hứa hẹn làm cho con chiếc lược ngà.

* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà

Ông Sáu là một người giản dị với tình yêu con mênh mông vô bờ.Ông Sáu vừa là một người chiến sĩ kiên cường, vừa là một người cha hết lòng yêu thương con.

Kết bài

- Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật ông Sáu.

- Khẳng định ý nghĩa của tình phụ tử, vai trò của tình cha con, của tình cảm gia đình so với những người dân lính.

- Thổ lộ những suy nghĩ member khi cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà.

Ông Sáu là người thay mặt tiêu biểu về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Qua tác phẩm, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng thâm thúy biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê nhà đất nước. Đó là nơi dựa, là vấn đề tựa tinh thần cho từng người…

1. Mở bài:

Giới thiệu sơ qua về cây bút mực: cây bút mực này từ đâu em có và có trong dịp nào? (Ví dụ: Em được bố tặng một cây bút mực nhân chuyến công tác của bố…)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát chiếc bút mực:

– Cây bút được làm từ chất liệu gì

– Màu sắc của cây bút ra sao

– Hình dáng của cây bút và kích thước của cây bút như thế nào

b) Tả chi tiết chiếc bút mực:

– Ở bên ngoài, cây bút có 2 phần bao gồm phần nắp bút và phần vỏ thân bút.

– Ở bên trong: Ngòi bút bằng chất liệu gì? Ngòi trơn mịn như thế nào? Phần ruột bút còn có ống mực và phải được bơm đầy mực mới sử dụng được.

c) Công dụng của cây bút mực: Giúp em viết chữ đẹp, học tập tốt hơn.

3. Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm của em với cây bút và lời hứa em sẽ giữ gìn cây bút thật cẩn thận.

1. Mở bài:

- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

2. Thân bài:

* Tả bao quát cái bút

- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phần: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phần que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn. Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khắc dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bằng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

3. Kết bài:

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận để làm những bài toán, bài văn thật hay.

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

  •  Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

  • Đua xe bằng tàu dừa.
  • Làm cào cào bằng lá dừa.
  • Trèo dừa bắt tổ chim.
  • Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừa
  • Có những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

  •  Nước dừa tươi
  • Mứt dừa.
  • Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.
  • Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.
  • Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.
  • Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

8 tháng 3 2018

a) Mở bài

- Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em. Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào? Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?

b) Thân bài

- Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:

+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).

+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).

+ Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65 cm, ghế cao khoảng 40 cm).

+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.

- Công dụng của bàn: giúp em học tập.

c) Kết bài

- Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.

8 tháng 3 2018

1. Gợi ý làm bài

Để làm được bài này, các em cần chú ý:

- Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.

- Xem lại dàn ý chung của một bài văn miêu tả đồ vật đã học.

- Khi quan sát, cần quan sát bằng nhiều giác quan.

- Cần tìm ra đặc điểm riêng của cái bàn em ngồi học ở lớp để người đọc phân biệt được cái bàn đó khác với những cái bàn khác.

2. Bài tham khảo

a) Mở bài

- Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em. Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào? Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?

b) Thân bài

- Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:

+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).

+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).

+ Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65 cm, ghế cao khoảng 40 cm).

+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.

- Công dụng của bàn: giúp em học tập.

c) Kết bài

- Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.