K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

sgk/87 sao á

6 tháng 1 2022

ko có hình nên ko trả lời đc nhé bạn

 

 

29 tháng 12 2021

Thuận lợi: 

   + Đất phù sa màu mỡ, khí hậu thủy văn, thủy lợi cho thâm canh lúa nước 

   + Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh

   + Một số khoáng sản có giá trị như đá vôi, than nâu, khí tự nhiên,...

   + Vùng biển và ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

8 tháng 12 2021

ko biết bạn ơi

limdim

8 tháng 12 2021

 =)) đâu ra vậy ba 

 

23 tháng 11 2016

Câu 1.

Địa hình châu Á rất phức tạp, nhiều sơn nguyên và núi cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, làm cho phía ven biển châu Á có khí hậu ẩm,mưa nhiều, vào sâu trong lục địa mưa ít dần và khí hậu khô hơn.

Câu 2.

Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và khu vực mưa lớn vì ở đó, khí hậu tự nhiên tốt hơn, giao thông thuận tiện, nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

 

 

7 tháng 12 2016

kinh kim ghê nha

20 tháng 3 2019

- Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu tiên của tên thành phố ghi trên lược đồ).

- Xác định vị trí đầu tiên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in( dựa vào chữ cái đầu tiên ghi trên lược đồ): T – Tô-ki-ô (Nhật Bản); B – Bắc Kinh, T - Thượng Hải (Trung Quốc); M – Ma- li-na (Phi-líp-pin); H – Hồ Chí Minh (Việt Nam); B – Băng Cốc (Thái Lan); G – Gia-các-ta (I-đô-nên-xi-a); Đ – Đắc-ca (Băng-la-đét); C – Côn-ca-ta, M – Mum-bai ; N – Nui Đê-li (Ấn Độ); C – Ca-ra-si (Pa-ki-xtan); T - Tê-hê-ran (I-ran); B – Bát-đa (I-rắc).

- Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, đất đai màu mở, nguồn nước dồi dào, có khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa.

15 tháng 8 2018

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm; phía Nam Trung Mĩ, phía đông Nam Mĩ, ven vịnh Ghi – nê (phía tây châu Phi), phía đông bắc Nam Á, các nước Đông Nam Á (trừ các nước trên bán đảo Đông Dương), phía Bắc Ô-xtray-lia, đảo Niu Ghi-nê (phía bắc Ô-xtray-lia)…Nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o B đến 30oN; phía nam Anh và Ai-len, ven biển phía tây Bắc Mĩ… nằm trong khoảng vĩ độ 300 B đến 600B; đảo Niu Di – len (đông nam Ô-xtray-lia)… nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o B đến 60oN.

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm: phía bắc châu Mĩ, phía đông bắc châu Á, ở khoảng vĩ độ 70o B trở về cực; hoang mạc Xa-ha-ra, bán đảo Ả - rập, khu vực Trung Á nằm sâu trong nội địa… ở khoảng vĩ độ từ Nam Mĩ, ở khoảng vĩ độ 20o N đến 35oN.

- Nhận xét: Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo lên cực, không đều giữa ven biển và vùng nằm sâu trong đất liền, không đều giữa bờ Tây và bờ Đông các đại dương.

10 tháng 1 2022

Sự phân hố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:

Nơi mưa nhiều nhất: sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di – vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000 – 12000 mm/năm.Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.
17 tháng 3 2016

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC giúp cho HS

– Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó .

– Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí địa điểm đó của biểu đồ đó .

II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi . Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu phi . Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên ở châu Phi ..

III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

     1.Ổn định lớp (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .

     2 .Kiểm tra bài cũ (4ph)

– Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ?

– Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ?

     3 .Bài mới (35ph)

1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên

*  Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học

? So sánh diện tích các môi trường ở châu Phi .

(có các môi trường như môi trường xích đạo ẩm; môi trường cận nhiệt đới ẩm ; môi trường nhiệt đới ; môi trường địa trung hải ; môi trường hoang mạc .

Trong các môi trường ở châu Phi thì môi trường xavan và môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất).

? Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển xem hình 27.1.

(Là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh & đường chí tuyến & lục địa Á – Âu lớn khó gây mưa (hoang mạc Xahara do dòng biển lạnh Canari & Xômali vào tháng 7 ; hoang mạc Namip do dòng biển lạnh Ben-gê-la)

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo gợi ý sau

+  Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm ?

(A lượng mưa TB năm 1244mm ; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)

(B lượng mưa TB năm 897mm ; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 )

(C lượng mưa TB năm 2592mm ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau)

(D lượng mưa TB năm 506mm ; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7)

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm?

(A biên độ nhiệt trong năm khoảng 13 oC ; nóng nhất là tháng 3 & 11 khoảng 25 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 12 oC => ở nửa cầu Nam)

(B biên độ nhiệt trong năm khoảng 15 oC ; nóng nhất là tháng 5 khoảng 35 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 1  khoảng 20 oC => ở nửa cầu Bắc)

(C biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 oC ; nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Nam)

          (D biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 oC ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 22 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10 oC => ở nửa cầu Nam)

+  Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?

          (A là kiểu khí hậu  nhiệt đới ở nửa cầu Nam . Nên mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau)

         (B là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc .Nên mưa từ tháng 5 đến tháng 10)

         (C là kiểu khí hậu xích đạo ẩm .Nên mưa nhiều và mưa đều quanh năm)

         (D là kiểu khí hậu hoang mạc . Do có lượng mưa ít )

+  Hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp.

( A với 3       ; B với 2      ; C với 1       ; D với 4 )

*   Các em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số của 3 thành phố sau

– Niu York 10% dân số Hoa Kì .

– Tôkiô   27% dân số Nhật .

– Pari    21% dân số Pháp .

Qua biểu đồ em có nhận xét gì ?

18 tháng 3 2016

đây là giáo án của GV mà

hum

1 tháng 6 2017

Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: khu vực Trung Mĩ, vùng xích đạo phía Bắc Braxin, vùng ven vịnh Chilê, Inđônêxia, ven vịnh Bengan và vùng ven biển phía Đông ô-xtrây-li-a.

1 tháng 6 2017

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: khu vực Trung Mĩ, vùng xích đạo phía Bắc Braxin, vùng ven vịnh Chilê, Inđônêxia, ven vịnh Bengan và vùng ven biển phía Đông ô-xtrây-li-a.

​- Nhận xét: Lượng mưa phân bố không đều.

NG
26 tháng 10 2023

Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long

- Địa hình thấp và khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất : Diện tích gần 4 triệu ha. Bao gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Trong đó, đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha tạo điều kiện để phát triển cây lúa nước.

- Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.

- Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.

⟹ phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm và có hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản.

⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác cho phát triển công nghiệp.