K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Tham khảo

Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp I nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.

Hạt gạo làng ta.

Có vị phù sa,

Của sông Kinh Thầy.

Có hương sen thơm,

Trong hồ nước đầy…

      Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được “vị phù sa”, “hương sen thơm” trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:

Có lời mẹ hát,

Ngọt ngào hôm nay.

      Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

      Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

      Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:

Nước như ai nấu,

Chết cả cá cờ.

Cua ngoi lên bờ,

Mẹ em xuống cấy.

      Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cá cờ” thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thuỷ tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.

Nước nóng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

Nước như ai nấu,

Chết cả cá cờ.

      “Cua ngoi lên bờ” không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:

Cua ngoi lên bờ,

Mẹ em xuống cấy…

      Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.

Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:

Bài thơ hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa nói lên sự quý giá của hạt gạo, sự lao động vất vả của người lao động đã làm ra lúa gạo và nói lên rằng chúng ta phải biết yêu thương lúa gạo, không xài lúa gạo một cách phung phí.[ Mk nghĩ vậy nhưng không biết có đúng không]

Chúc bạn học tốt

18 tháng 6 2022

sai rồi bro ơi

 

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

Biết nhiêu đấy thôi!

22 tháng 11 2017

Đoạn văn tả mẹ :

Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.

Mẹ em là nông dân. Hôm nay trời nóng như rang,ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.Em thương mẹ lắm !

- Động từ : Cấy

- Tính từ : chết

- Quan hệ từ : như

22 tháng 11 2017

Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa 
Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bẩy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.

k nha

2 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng .... Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng ... Thương mẹ quá mẹ ơi!

- Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

- Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương ...

- Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ....

10 tháng 12 2021

Mùa hè  nắng gay gắt như thiêu như đốt. Ruộng đồng như cái chảo lửa, nóng hừng hực. Ấy vậy mà mẹ em, vẫn đội nón mặc kệ nắng nóng mà xuống ruộng cấy lúa. Cua cá phải đầu hàng, rời ruộng tìm nơi mát mẻ để tránh tạm. Nhưng vì gia đình, mẹ vẫn kiên trì cấy từng hàng mạ non. Dưới cái nắng gay gắt, mồ hôi mẹ chảy ra đầm đìa như mưa. Những giọt mồ hôi ấy mặn chát, bởi đó là biết bao vất vả, mà mẹ đang phải gánh chịu, Hình ảnh người mẹ luôn vĩ đại như thế

11 tháng 8 2023

Bạn ơi chỉ ra động từ, tính từ, quan hệ từ đi bạn ơi!

14 tháng 2 2017

- Động từ: đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy, thương…

- Tính từ: nóng, lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng…

- Quan hệ từ: ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà…

30 tháng 11 2017

Giữa cái nắng nóng bức, người mẹ vẫn chỉ đang chăm chăm cấy lúa. Những giọt mồ hôi như những giọt nước mắt của người mẹ mà bắt đầu tuôn ra. Vào những ngày đó , nước nóng như đã được nấu sôi.Dù cái nóng gay gắt đã thành trở ngại lớn cho công việc của mình nhưng người mẹ vẫn cấy lúa. Mong sao cho những hạt gạo mà người mẹ đã bỏ ra biết bao nhiêu giọt mồ hôi, nước mắt sẽ trở thành những hạt gạo , hạt cơm ngon và được quý như vàng.

Động từ : cấy lúa, tuôn ra

Tính từ : trở ngại lớn

Quan hệ từ : và, mà, dù, như, của

30 tháng 11 2017

Trưa hè thật oi ả, mọi vật như thiếp lặng dưới ánh nắng mặt trời. Thế mà mẹ em vẫn cặm cụi cấy lúa. Vóc người mẹ mảnh khảnh, làn da đỏ hồng dưới nắng ban trưa. Mẹ đội nón lá, đầu chít khăn ô, quần xắn ngang gối, trông mẹ thật chất phác.

Mẹ chăm chú cấy lúa. Tay trái nắm chặt bó mạ non, tay phải thoăn thoắt rút từng cây mạ để cấy xuống ruộng. Những cây mạ non như tươi tắn, chúng vui mừng, vì được mẹ đưa chúng trở về với đất. Bàn tay gầy gầy của mẹ cấy lúa thật nhanh, thật đều. Cánh tay rắn rỏi ấy cứ nhịp nhàng, thoăn thoắt cấy lúa. Đôi mắt thâm quầng của mẹ nhìn chăm chăm xuống khoảnh ruộng đang cấy. Những hàng lúa non thẳng tắp trước mặt mẹ. Chờ mẹ cấy xuống, để rồi chúng sẽ vươn lên đón lấy sự sống và hẹn mùa đơm bông, kết hạt. Mẹ vẫn cứ lom khom dưới ruộng, mặc cho hơi nước nóng bốc lên bao bọc lấy thân người. Nắng trời vẫn đổ xuống tấm lưng gầy của mẹ. Mặt mẹ đỏ bừng, mồ hôi thánh thót rơi trên ruộng nước. Chân mẹ đỏ bầm vì ngâm phải nước nóng dưới ruộng. Nước như ai đun sôi đến nỗi lũ cá cờ không sao chịu được, chúng chết la liệt trên đồng rộng. Còn lũ cua thì lổm ngổm bò lên bờ để tránh nóng, tìm lấy sự sống cho mình. Đúng là thời tiết khắc nghiệt của trưa tháng sáu. Ấy vậy mà mẹ vẫn cứ cấy lúa, mẹ không nao núng trước cái nắng như đổ lửa của trưa hè. Mẹ đang cấy trồng, đang gieo hạt giống cho mùa sau.

Có lẽ mẹ cũng đã thấm mệt. Thỉnh thoảng mẹ ngẩng đầu lên, lấy khăn ô lau nốt những giọt mồ hôi rơi cay cay trên khóe mắt. Thế rồi, mẹ lại tiếp tục cấy lúa. Đến bờ ruộng, mẹ nghỉ tay. Nhìn những hàng lúa non thẳng tắp, đôi mắt mẹ ánh lên một niềm vui, một niềm hi vọng ở ngày mai tươi sáng. Nhìn mẹ cấy lúa, em cảm thấy thương mẹ vô cùng. Ôi, mỗi hạt gạo làm ra chan chứa biết bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Em nguyện sẽ chăm ngoan, học giỏi dể mẹ vui lòng.

21 tháng 12 2018

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng .... Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng ... Thương mẹ quá mẹ ơi!

- Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

- Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương ...

- Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ....

6 tháng 12 2023

Bài của bạn Krissy dài quá!

20 tháng 6

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tạo cảm xúc cho nhạc sỹ Trần Viết Bính để viết nên giai điệu âm nhạc chắp cánh cho thơ. Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.