K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Đại dịch COVID-19 với các biến thể mới đã và đang làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân, sức khỏe nền kinh tế và còn nhiều diễn biến khó lường. Với loại dịch bệnh này, virus có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần, nghề nghiệp... Sự lây lan của dịch bệnh ở Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung là rất đáng quan ngại, thậm chí nó thúc ép các quốc gia, các tổ chức cần thay đổi nhận thức, cách tiếp cận mới cho sự phát triển trong bối cảnh mới.

Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội và mang tính khách quan. Sự tác động ấy như một dòng chảy liên tục. Nếu không có đại dịch COVID-19, các quốc gia chỉ phải chăm lo vào chiến lược phát triển của mình trong điều kiện Cách mạng 4.0 và các mối quan hệ quốc tế cần giải quyết. Hai năm nay, dịch bệnh đã làm thế giới thay đổi và những thay đổi đó đang định hình lại tương lai của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức và mỗi con người bởi những phương pháp phát triển truyền thống có thể không còn phù hợp, rõ nhất là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đất nước không thể không phát triển, dịch bệnh không thể không đẩy lùi.

Vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc Nhân dân, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức... cần xác định lại vị trí của mình trong bối cảnh mới, trong điều kiện phải thực hiện bằng được “mục tiêu kép” do Chính phủ đề ra. Hội Khuyến học Việt nam cũng cần kịp thời nhận thức đúng nhiệm cụ của mình trong tình hình đó, trước tiên cần đào sâu tìm các phương pháp mới trong thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao thông qua 02 đề án “Công dân học tập” và “Mô hình: gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập”. Chi phối sự thành công của các mô hình chính là các công dân học tập - vừa là mấu chốt, vừa là nền tảng của xã hội học tập mà chúng ta đang xây dựng.

Công dân học tập cần có 3 năng lực cơ bản, đó là : Năng lực tự học, học suốt đời; năng lực sử dụng các công cụ tương tác và năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội.

Điều đầu tiên đặt ra đối với các “Công dân học tập” thời kỳ dịch bệnh là các công dân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Trước tiên, để thực hiện “mục tiêu kép”, mỗi người cần chấp hành tốt pháp luật, thực hiện tốt các quy định của chính quyền và Bộ Y tế . Mỗi người được an toàn trong mùa dịch là cả gia đình an toàn, cộng đồng an toàn và đất nước an toàn. Mỗi quốc gia an toàn là thế giới an toàn. Đó là trách nhiệm công dân của mỗi người.

Sự thành công trong phòng, chống dịch bệnh thời gian vừa qua là do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, đoàn kết nhất trí từ trên xuống dưới, cộng với sự đồng lòng, ủng hộ, tin tưởng của Nhân dân trong công tác phòng, chống dịch. Mỗi công dân đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đóng góp tiền của, sức lực, tinh thần... cho người nghèo thời dịch bệnh. Những tấm gương nơi tuyến đầu chống dịch của các bác sỹ, cán bộ ngành Y, của các em sinh viên ngành Y, dược, những cụ già, em nhỏ dành phần tiền ít ỏi của mình cho chống dịch... đã thắp sáng thêm truyền thống nhân ái của đất nước Việt Nam anh hùng. Họ là những công dân Việt Nam đã thể hiện tốt tinh thần công dân của mình, điều đó đã khơi dậy niềm tin yêu, hy vọng  là  đất nước sẽ đạt được mục tiêu kép như kế hoạch đã đề ra.

Song, trách nhiệm công dân, tinh thần công dân chỉ được nhân lên khi mỗi người cần có quyết tâm cao độ trong việc bồi đắp, tiếp nhận các thông tin cần thiết hàng ngày về cách phòng, chống dịch bệnh, cách áp dụng những kinh nghiệm và chia sẻ thông tin phòng, chống dịch hiệu quả, những kiến thức khoa học thường thức, khoa học kỹ thuật để vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, vừa ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế trong thời dịch bệnh. Học tập thường xuyên bằng phương pháp học trực tuyến là phương pháp học hiệu quả, phổ biến và mang tính văn minh nhất hiện nay.

Thực tế vừa qua cho thấy: phương pháp học truyền thống: Thầy - trò, Trường - lớp trực tiếp tương tác đã không thể đáp ứng nhu cầu học tập an toàn trong mùa dịch, nếu tất cả mọi người đều đến cơ quan làm việc là không chấp hành chủ trương giãn cách xã hội... Và tất cả buộc phải học và làm việc trực tuyến, tuy lúc đầu khó khăn nhưng chúng ta cũng đã thành công bước đầu và việc học trực tuyến đã trở thành thói quen. Do đó, mỗi nhà trường, mỗi tổ chức  nên nhìn nhận lại công nghệ tổ chức, công nghệ dạy học, công nghệ vận hành của tổ chức mình vừa qua để định hình lại các công việc  cho phù hợp với điều kiện mới.

Dịch bệnh gây thảm họa cho con người, đồng thời là phép thử không phải cho nền kinh tế mà cho chính mỗi tổ chức, mỗi cá nhân... về sự bền bỉ, ý chí, lòng quyết tâm và sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, để vừa đảm bảo công việc, cuộc sống... diễn ra bình thường song năng động hơn, tích cực hơn.

Nhìn lại gần 2 năm chống dịch thì thấy rõ điều đó. Chuyển biến rõ nhất là phương pháp học tập từ học sinh tiểu học đến sinh viên đại học, từ người nông dân đến cán bộ cao cấp: Điều hành trực tuyến, họp trực tuyến vượt biên giới, học trực tuyến đã thành phương pháp bắt buộc, phổ biến. Phương pháp này đã mang lại giá trị kinh tế lớn, giảm chi phí đi lại, ăn ở... mà mọi quyết định vẫn được đưa ra và thực hiện một cách hiệu quả, mọi người lại thoải mái hơn khi được học và làm việc ở nhà... Song học trực tuyến chỉ có hiệu quả khi mỗi người cần trau dồi và rèn luyện kỹ năng TỰ HỌC - kỹ năng quan trọng nhất và là năng lực đầu tiên bắt buộc phải có đối với mỗi “Công dân học tập” thời kỳ 4.0, và nó lại càng quan trọng hơn khi dịch bệnh kéo dài, không biết bao giờ chấm dứt. Tất nhiên muốn thành công thì các điều kiện cho việc học này phải được đảm bảo tương đối đầy đủ.

Như vậy, cùng với trách nhiệm công dân, tinh thần công dân như phân tích ở trên (thuộc nhóm năng lực thứ 3) thì năng lực tự học của công dân cần được nhấn mạnh và đề cao trong thời điểm dịch bệnh này.

Để đáp ứng yêu cầu của phương pháp học online có hiệu quả, mọi công dân (người học) cần sử dụng thành thạo một số chức năng của điện thoại thông minh, hoặc máy vi tính và máy tính bảng để vào được chương trình, gọi được đúng tên chương trình ra và có thể tương tác (đối thoại) được với giáo viên (đối với các chương trình cần giáo viên). Cần tạo cảm giác thật thoải mái, chuẩn bị sẵn sàng mọi dụng cụ học tập: Bút, giấy.... vì nếu học online mà chỉ như xem phim và đọc truyện thì rất lãng phí thời gian, không hiệu quả. Cần chọn cho mình một vị trí thích hợp để bắt đầu giờ học. Nếu được một vị trí yên tĩnh, sáng, thoáng mát là điều kiện tốt nhất để tiếp thu kiến  thức.

Trong khi học online hoặc tự học các chương trình khác bằng các thiết bị điện tử, điều quan trọng nhất là phải có kỹ năng đọc nhanh. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thì đây là kỹ năng quan trọng để tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. Đối tượng này đã có trình độ chuyên môn, họ có khả năng đọc lướt để tìm kiếm kiến thức cần cho chuyên môn của mình và dừng lại đó để đào sâu hơn, dùng khả năng ghi chép để ghi lại những dữ liệu quý, những thông tin quý báu cho chuyên môn của mình. Kinh nghiệm cho thấy việc ghi chép sẽ giúp cho mình nhớ lâu hơn và nếu muốn xem lại, sẽ rất tiện lợi. Điều này rất phù hợp với người cao tuổi khi tự học bằng mọi hình thức. Người cao tuổi đã có thời gian công tác lâu dài thì điều này càng có ý nghĩa khi đọc kiến thức trên máy, ghi chép những điều cần thiết và liên hệ lại với những kiến thức mình đã vận dụng vào công việc trước đây, sẽ thấy sự thay đổi về tư duy, về phương pháp và về cả nội dung mới phong phú hơn, hiệu quả hơn. Đôi khi điều đó sẽ kích thích họ muốn làm việc, muốn khởi nghiệp, muốn học tiếp.

Trong thời dịch bệnh, nhất là hiện nay, ai cũng có thời gian làm việc ở nhà nhiều hơn. Do đó cần phải có thói quen học tập, đọc sách mỗi ngày. Phải coi đây là món ăn tinh thần không thể thiếu được. Thay vì vào mạng, đi lang thang để tìm tin “hot” thì hãy tiếp tục học tập các chương trình phù hợp, cần thiết cho cuộc sống, công việc trên mạng (ví dụ: rèn luyện sức khỏe đối với mọi đối tượng đều cần thiết mà trên mạng thì có bao nhiêu chương trình bổ ích phục vụ đề tài này). Khi có thói quen học, đọc mỗi ngày, ta sẽ thấy mệt mỏi  khi có ngày không được học, không được đọc. Lúc đó cơ thể cảm thấy như thiếu một cái gì đó. Do đó thói quen học tập thường xuyên như là liều thuốc bổ cho trí não. Học tập thường xuyên hàng ngày chính là phương pháp tốt rèn luyện não bộ. Khi kiến thức được dung nạp, tư duy, sáng tạo sẽ phát triển và người học sẽ cảm thấy tự tin vào bản thân mình trong công việc, trong cuộc sống. Từ những kiến thức đã học được, chúng ta sẽ cải thiện được cuộc sống của chính mình và tốt hơn nữa nếu chúng ta biết chia sẻ được những điều mình học cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Điều này hết sức cần thiết trong việc phổ biến, chia sẻ các kinh nghiệm trong phòng chống dịch hiệu quả hiện nay (bản thân tôi cũng được nhiều bạn bè chia sẻ những bài thuốc dân gian hay, hiệu quả ngoài 5K do Bộ Y tế đưa ra).

Như vậy, COVID-19 đã buộc mỗi công dân phải định hình lại cách tự rèn luyện mình, cuộc sống và công việc của mình cho phù hợp với xu hướng mới. Với xu hướng mới này, dù trong tình huống nào mỗi người vẫn phải sống khỏe mạnh, phải học, phải phấn đấu để mọi việc đều ổn định và phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới: cả thế giới chống dịch, cả đất nước chống dịch, nhà nhà chống dịch, người người chống dịch để thực hiện "mục tiêu kép" do Chính phủ đề ra.

Nói tóm lại, dù bất cứ hoàn cảnh nào, qua sự phân tích ở trên, mỗi công dân học tập đều phải thể hiện được cả  3 năng lực cốt lõi. Khi sử dụng tốt cả 3 năng lực này, chúng ta sẽ được lắng nghe và thấu hiểu một cách sâu sắc, hiệu quả những diễn biến của cuộc sống hàng ngày, luôn tạo được sự tương tác và cảm nhận của cộng đồng. Khi đó ta sẽ thấy mình luôn tìm được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp có chuyên môn tốt hơn thông qua các bài viết được đăng tải trên mạng và đối thoại trực tiếp. Chúng ta sẽ được hoàn thiện hơn, cuộc sống vui hơn, thoải mái hơn, thành công hơn./.

 Mong dịch covid mong hết và ko bao giờ quay lại nữa

15 tháng 4 2022

bài hay đoạn ạ??

viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em trong thời gian cùng cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh covid - 19 vừa qua.Các bn giúp mình vs.:(trừ bài này ra:Thủ Dầu Một – quê hương tôi, nơi từng là “vùng đỏ”, nhưng nhờ những bước đi vững chắc, sáng suốt của các ban lãnh đạo thành phố, Thủ Dầu Một đã từng bước “xanh hóa vùng đỏ” sau ba tháng gian nan chống dịch. Giờ đây, cuộc sống của...
Đọc tiếp

viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em trong thời gian cùng cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh covid - 19 vừa qua.
Các bn giúp mình vs.:(
trừ bài này ra:
Thủ Dầu Một – quê hương tôi, nơi từng là “vùng đỏ”, nhưng nhờ những bước đi vững chắc, sáng suốt của các ban lãnh đạo thành phố, Thủ Dầu Một đã từng bước “xanh hóa vùng đỏ” sau ba tháng gian nan chống dịch. Giờ đây, cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố đã bắt đầu khởi sắc khi dần trở lại trạng thái bình thường từ ngày 15/9. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng, tôi luôn thầm cảm ơn sự hy sinh thầm lặng cũng như sự quyết tâm, quyết liệt đẩy lùi dịch Covid của các chiến sĩ “áo trắng”, các chú công an, bộ đội, các anh dân quân tự vệ, các bạn tình nguyện viên, các bác tổ trưởng và những bạn đồng nghiệp của tôi. Họ cũng chỉ là một con người bình thường như chúng ta, nhưng sao từng hành động từng suy nghĩ lại phi thường đến như vậy! Khi đối đầu với chủng virus nguy hiểm, những chiến sĩ “áo trắng” của ta luôn giữ một cái “ đầu lạnh” với một “tinh thần thép” để quyết tâm tiêu diệt tận gốc của virus này. Còn khi đối diện với bệnh nhân nhiễm virus Corona, các chiến sĩ “áo trắng” luôn sử dụng sự mềm mỏng, tình yêu thương pha chút dí dỏm để động viên cũng như trấn an tinh thần để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Tôi đã không cầm được nước mắt khi xem hình ảnh những chiến sĩ trực tại các chốt kiểm dịch, họ phải ăn vội gói mì, hay cái bánh để tiếp tục nhiệm vụ của mình. Người dân Việt Nam mình là vậy đó, ý chí kiên định mạnh mẽ vô cùng, khó khăn thế nào cũng vượt qua được. Thật tự hào là người dân đất Việt! Bên cạnh sự hi sinh của những chiến sĩ tuyến đầu, tôi còn biết ơn và khâm phục những mạnh thường quân tại địa phương mình, những con người có tấm lòng cao cả, đã không ngại dịch bệnh, không ngại khó khăn, đích thân đến từng dãy trọ trao tận tay những nhu yếu phẩm cần thiết. Món quà người dân nhận, có thể không lớn nhưng nó chứa đựng đầy sự ấm áp và tình người, chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta ấm lòng, cùng vượt qua đại dịch. Giờ đây, tuy nhịp sống dần trở lại bình thường nhưng chúng ta phải luôn chấp hành nghiêm túc các quy định của các ban lãnh đạo thành phố, tỉnh và nhà nước ban hành. Dù biết sẽ có một số người dân buồn phiền về những quy định, chỉ thị nghiêm ngặt của thành phố hay nhà nước, nhưng chúng ta phải hiểu rằng, họ làm vậy là vì lí do gì? Không phải vì muốn tốt cho người dân hay sao? Không phải vì đảm bảo an toàn cho người dân hay sao? Nhờ thực hiện tốt những quy định, chỉ thị nghiêm ngặt đó, đất Thủ đã từ vùng đỏ chuyển thành vùng xanh. Vì vậy, tôi mong rằng chúng ta hay luôn sáng suốt và vững tin vào sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, Đảng và Nhà nước. Đại dịch Covid – 19 đã khiến chúng ta mất mát quá nhiều, nhưng đừng vì điều đó mà gục ngã buông xuôi. Hãy mạnh mẽ, suy nghĩ đến những điều tích cực, mọi u tối sẽ biến mất. “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”

0
6 tháng 1 2022

Đi mà mấy cậu . khocroi

21 tháng 1 2022

Tham khảo

Có rất nhiều những cách định nghĩa khác nhau về tình bạn. Nhưng hiểu đơn giản nhất thì bạn bè là những người có cùng chung sở thích, lý tưởng, mục tiêu… Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, niềm vui hay nỗi buồn, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong cuộc đời mỗi người đều sẽ có rất nhiều những người bạn. Nhưng lại chỉ có một hoặc một vài người bạn là vô cùng thân thiết, gắn bó.

Chẳng ai có thể sống trong sự cô đơn. Mỗi người đều cần có ít nhất một người bạn. Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa, một động lực tinh thần cho con người. Tình bạn chân chính sẽ đem đến một tri kỷ cho cuộc đời mỗi người.

Chúng ta có thể có rất nhiều bạn bè. ưng không phải tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người bạn thật sự mới có thể cảm thông, thấu hiểu và không từ bỏ nhau. Một tình bạn đẹp thật đáng trân trọng biết bao.

 

Em còn nhớ như in hôm đó là một buổi tối mùa hè nóng bức và ngột ngạt. Cái nóng từ đường bốc lên khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Minh đèo em trên con xe đạp nhỏ để đi đến lớp học thêm. Hai đứa vừa đi vừa than vì nóng như vậy mà phải đi học. Bỗng trong đầu em liền lóe lên một ý tưởng và em bảo với Tâm:

– Ê mày ơi hay là tao với mày thử một lần trốn học đi. Nay nóng thế này học cũng không vào đầu được đâu.

Nghe em nói vậy Minh lo sợ và từ chối:

– Thôi đi học đi nhỡ thầy mà biết thầy gọi điện cho phụ huynh đấy.

– Thôi lớp đông thế chắc thầy không để ý đâu. Thôi đi đi… Nhá?

Và cuối cùng sau một hồi năn nỉ mãi Minh quyết định sẽ cúp học cùng với em. Vì vậy nên chúng em không đến chỗ học thêm nữa mà rẽ sang một địa điểm khác. Tối hôm đó chúng em đã đi ăn và đi chơi với nhau suốt cả buổi. Chúng em tự thưởng cho mình nhiều món ăn vặt lắm nào là xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên… rồi hai đứa đạp xe ra bờ hồ ngồi ăn kem hóng mát. Tuy cả hai đều lo sợ sẽ bị bắt nhưng chúng em thấy rất vui và thoải mái. Minh và em đã có thời gian tâm sự với nhau rất nhiều chuyện từ chuyện trường lớp đến bạn bè, gia đình… Nhờ có buổi tối đó mà chúng em hiểu nhau nhiều hơn và trở nên càng gắn bó thân thiết.

Sau đó chúng em đã trở về nhà và một điều không hay đã xảy ra đó là cả bố mẹ em và Tâm đều đã biết chúng em trốn học đi chơi. Lúc đó hai đứa đều phải xin lỗi bố mẹ rối rít và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Vì vậy nên bố mẹ cũng bỏ qua cho hai đứa chúng em lần này.

Dẫu biết rằng đó là một việc làm sai trái và không nên làm nhưng giờ nghĩ lại em vẫn thấy rất vui. Đó là kỉ niệm mà có lẽ cả em và Minh sẽ nhớ suốt đời và không bao giờ có thể quên được.

Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Minh , và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.

TK

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.
Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.
Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.
Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.