K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo
Từ cách đặt tên tác phẩm là "Tắt Đèn'', ta đã hiểu rõ được phần nào ý nghĩa của tác phẩm.Tắt đèn trong đêm tối ko khác nào sống trong một thế giới nghèo nàn công lý,luôn bị á́p bức,chèn ép,đó là hình ảnh ẩn dụ cho một cuộc đời đầy khó khăn,khổ ải.Từ đó cho ta thấy hiện thực xã hội pk xưa kia,những người lao động chân chính ,hiền lành luôn bị áp bức,bóc lột,dồn vào chân tường,ko cònđường lui

1 tháng 1 2022

Tắt đèn mang hai hàm nghĩa : 

+ Nghĩa thứ nhất là khi tắt đèn, mọi vật đều chìm trong bóng tối ( có thể nói là chấm dứt )

+ Còn nghĩa nhan đề ở đây tức là khi quân xâm lược đô hộ nước ta, cuộc sống nhân dân lâm vào bể khổ. Cuộc sống tự do, tự tại chấm dứt và những tháng ngày cơ cực, mịt mù không lối thoát bao trùm.

⇒ Tắt hết niềm hy vọng, và bị bao trùm bởi màu đen của ách thống trị ngang tàn

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được nhan đề. Khi bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định, con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù là phản xạ tự nhiên, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

P/S: phần in đậm là phần trả lời chính, còn phần còn lại chỉ có tác dụng dẫn văn, có hay không cũng không quan trọng lắm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Cách đặt nhan đề rất độc đáo, vừa là câu hỏi tu từ, vừa là câu khẳng định. Nhan đề bài tùy bút có thể có những ý nghĩa:

+ Thể hiện trạng thái cảm xúc của tác giả trước con sông.

+ Khơi gợi sự hình dung, tưởng tượng, liên tưởng ở người đọc.

+ Kích thích sự tìm hiểu, khám phá về con sông.

- Câu hỏi tu từ hướng đến vấn đề “ai đã đặt tên” cho nó. Nghĩa là tên của sông Hương hàm chứa nhiều điều lí thú cần tìm hiểu, cũng như những điều bí ẩn cần khám phá của chính con sông.

28 tháng 8 2016

Trong thời kì trước cách mạng tháng 8, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Bằng ngòi bút tài hoa, các nhà văn hiện thực xuất sắc đã phác họa lại một cách rõ nét về bối cảnh xã hội đương thời. Một trong số đó là Ngô Tất Tố với tác phẩm ''Tắt Đèn''. ''Tắt Đèn'' là một tác phẩm chân thực mà cảm động về gia đình chị Dậu - một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáy của xã hội lúc bấy giờ. Họ bị thực dân phong kiến đày đọa, chèn ép đến bần cùng hóa, tưởng chừng như không còn lối thoát. Từ cách đặt tên tác phẩm là "Tắt Đèn'', ta đã hiểu rõ được phần nào ý nghĩa của tác phẩm.

5 tháng 2 2018

●   Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

●   Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-ve-nhan-de-cua-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-a82463.html#ixzz7881BjXrb

12 tháng 5 2021

, Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. ... 'Thuế Máu' là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên 'thuế máu' gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân.

Tham Khảo:

Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.
Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng".

Tình đồng chí, đồng đội – đó là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.

8 tháng 9 2021

?? làm vớ vẩn xóa đấy em

15 tháng 11 2019

Đáp án: D