K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong...
Đọc tiếp

Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có ngườihỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. a) Tìm các từ thuộc một trường từ vựng trong câu truyện trên và đặt tên trường từ vụng đó. b)Tìm một câu ghép trong câu chuyện, phân tích cấu tạo của câu ghép đó. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép mà em tìm được d) Hãy tìm 1 tình thái từ, một trợ từ có trong câu chuyện và cho biết tình thái từ, trợ từ đó dùng để làm gì?

0
6 tháng 4 2022

Liên kết bằng dấu chấm câu

6 tháng 4 2022

ờm lặp từ ngữ

Truyện giải trí !1.Trong giờ địa lý, thầy giáo gọi Hà:- Em hãy chỉ đâu là châu Mỹ?- Thưa thầy, đây ạ! – Hà chỉ trên bản đò.- Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?- Thưa thầy, bạn Hà.2.Cô giáo hỏi học sinh:- Đề bài là "cuộc trò chuyện của bố mẹ em", tại sao em chỉ viết toàn lời của mẹ?- Thưa cô, vì bố em chỉ gật đầu thôi...
Đọc tiếp

Truyện giải trí !

1.

Trong giờ địa lý, thầy giáo gọi Hà:

- Em hãy chỉ đâu là châu Mỹ?

- Thưa thầy, đây ạ! – Hà chỉ trên bản đò.

- Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?

- Thưa thầy, bạn Hà.

2.

Cô giáo hỏi học sinh:

- Đề bài là "cuộc trò chuyện của bố mẹ em", tại sao em chỉ viết toàn lời của mẹ?

- Thưa cô, vì bố em chỉ gật đầu thôi ạ

3. 

Đi học về, Tý khoe với mẹ :
- Tý: Mẹ ơi! Hôm nay kiểm tra 1 tiết, lớp con không ai xem tài liệu và quay bài của nhau cả.
- Mẹ: Tốt! Thế kiểm tra môn gì vậy?
- Tý: Dạ , kiểm tra môn thể dục, môn nhảy cao ạ !

4.

Một ông đi trong công viên thấy chiếc ghế đá có một gã đang ngồi, bên dưới có một con chó. Ông cũng muốn ngồi, nhưng ngại con chó nom có vẻ dữ, nên hỏi gã kia:

- Con chó của ông có cắn người không?

- Con chó của tôi thì không cắn ai.

- Người đàn ông ngồi xuống nghế, bị con chó ngoạm luôn cho một phát. Ông tức giận nói: Thế mà ông bảo là con chó của ông không cắn ai. 

- Nhưng thưa ông, tôi không bảo con chó này là của tôi 

 

0
12 tháng 6 2019

Câu chuyện kể về vị danh tướng, dù đã là nhân vật nổi tiếng, có quyền có chức trọng nhưng khi gặp thầy cũ xưng hô: em - thầy

- Cách xưng hô thể hiện thái độ tôn trọng, sự khiêm tốn, lịch sự với người thầy của mình

→ Câu chuyện giáo dục về tinh thần “tôn sư trọng đạo”

30 tháng 11 2018

Từ hán viêt

 +) danh tướng  ; vị tướng nổi tiếng , có tiếng tăm

+) ngài  ; từ dùng để xừng hô với sắc thái trang trọng tôn trọng

#Ngontinh_review[ BẾN XE - THƯƠNG THÁI VI ]Đã biết truyện này từ lâu , và đã đọc rất nhiều cmt nhận xét về cái kết bi thương của nó , lúc đó mình chả dám đọc , thế nhưng hôm nay không hiểu thế nào lại đọc nó , đọc xong cả ngày hôm nay mình vẫn ám ảnh bộ truyện này nó làm mình cảm thấy chạnh lòng , nếu họ không phải thầy trò thì kết cục của nó sẽ khác , có lẽ vì họ sẽ không...
Đọc tiếp

#Ngontinh_review

[ BẾN XE - THƯƠNG THÁI VI ]

Đã biết truyện này từ lâu , và đã đọc rất nhiều cmt nhận xét về cái kết bi thương của nó , lúc đó mình chả dám đọc , thế nhưng hôm nay không hiểu thế nào lại đọc nó , đọc xong cả ngày hôm nay mình vẫn ám ảnh bộ truyện này nó làm mình cảm thấy chạnh lòng , nếu họ không phải thầy trò thì kết cục của nó sẽ khác , có lẽ vì họ sẽ không gặp nhau nên kết cục sẽ khác , thật sự mấy ai chấp nhận được tình yêu thầy trò , ai có thể chấp nhận yêu một người khiếm thị , ai có thể chấp nhận hy sinh vì người mình yêu ??

Với một người luôn tự tin vào đôi mắt của mình , nhưng đến một ngày mắt người đó không thấy đường nữa thì cảm giác lúc đó của người ấy sẽ như thế nào ? Sợ hãi , lạnh lẽo , cô đơn ... Mình nghĩ đó là cảm xúc của thầy Chương trong câu chuyện này chính là như vậy , chỉ trong một ngày ba mẹ mất , đôi mắt thầy tự hào cũng mất và nó đã làm thầy khép trái tim của mình lại , thầy đã chọn cách tách biệt với mọi thứ , nhưng ngày đầu tiên lên lớp , thầy đã gặp một cô học sinh cứng đầu và cố chấp rất giống mình , cô ấy dìu thầy về phòng làm việc sau mỗi giờ tan lớp , giúp thầy chấm bài , giúp thầy lau dọn phòng , tưới hoa ... Và đưa thầy ra bến xe , tình yêu thầy trò được vun đắp theo năm tháng đi bên cạnh nhau , người đi người dìu , khi thầy nghe người khác chỉ trích người con gái thầy yêu , thầy đã làm gì ?? Thầy đã lấy sinh mạng của mình để đổi lấy danh dự và tương lai tốt đẹp cho người con gái mà thầy yêu , mấy ai có đủ can đảm đến vậy ??

Lúc đọc đến chương cuối mình không nghĩ thầy sẽ chọn kết thúc mình ở bến xe , và mình đã sai , có lẽ thầy muốn kiếp sau lại đợi người con gái thầy yêu ở đấy nên mới chọn nơi có nhiều kỉ niệm của hai người nhất để kết thúc nó ...

[ Đừng nói là Liễu Địch , cho dù là mình , mình cũng chấp nhận cả đời này đợi thầy ấy ]

✓ Đây là cảm nhận của mình , có thể hỗn loạn , có thể không hay , nhưng nó vẫn là cảm nhận và là suy nghĩ , cảm xúc mình viết ra thôi , nên xin mọi người thông cảm , mình thành thật cảm ơn !!


0
20 tháng 3 2019

rất hay nhân vật biết kính trọng những người đã dạy bảo mình nên người

Viết tiếp đoạn hay viết cảm nhận

24 tháng 3 2019

Bạn đọc lại câu đầu tiên mik ghi nhé, bạn đội quân doraemon

20 tháng 3 2019

Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện

Thân bài:

* Những điều rút ra từ câu chuyện: 

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người. 

- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò  trở về thăm trường,  gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài  thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).

 - Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí. 

* Bình luận:

- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...

- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.

- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.

 (HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên)

* Liên hệ mở rộng  rút ra bài học: 

- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô,  tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 

- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.

-  Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với  thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực…

- Nêu những việc làm, hành động cụ thể của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

Kết bài

 Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.

3 tháng 6 2021

 +)Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:

Một câu chuyện rất ngắn kể về người học trò cũ ghé thăm trường nay đã trở thành một người có tiếng, quyền cao chức trọng nhưng ông không quên những người thầy đã từng dạy dỗ mình để mình có được như ngày hôm nay. Chính vì vậy, khi gặp lại thầy giáo cũ, ông luôn  kính cẩn, lễ phép và xưng hô là con với thầy. Con có chức vị cao sang thì thầy vẫn phải là thầy mà trò vẫn chỉ là trò.

Bài học được rút ra từ câu chuyện trên: “Tôn sư trọng đạo”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”,  chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự kính trọng, phải giữ đúng đạo làm trò đối với người thầy – cô của mình dù mình có chức vụ, địa vị cao như nào chăng nữa.

+)Bình luận:

- Nếu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị mai một thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục và đời sống văn hóa của xã hội. Có kính trọng thầy mới học được những tri thức của người thầy để rồi sẽ giỏi và thành công như vị tướng kia.

- Nhưng trong xã hội hiện nay, nhiều học trò không còn giữ được đạo lí đó. Có rất nhiều có những hành vi, ứng xử không đúng với thầy – cô giáo. Điều đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy – trò, chất lượng dạy và tương lai của đất nước.

+) Bài học cuộc sống:

- Chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã dạy dỗ mình.

- Biết tri ân, biết đối nhân xử.

- Bản thân phải luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó.

PHẦN 1. Đọc hiểu Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:      Chuyện kể rằng có một chàng trai trong lúc lang thang trên sa mạc đã đi ngang qua một dòng suối nước trong như pha lê. Dòng nước này ngọt đến mức anh đã quyết định lấy đầy bình da để mang về cho người thầy của mình.      Sau cuộc hành trình dài bốn ngày, anh mang nước đến mời thầy. Ông uống một một hơi dài, mỉm...
Đọc tiếp

PHẦN 1. Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

      Chuyện kể rằng có một chàng trai trong lúc lang thang trên sa mạc đã đi ngang qua một dòng suối nước trong như pha lê. Dòng nước này ngọt đến mức anh đã quyết định lấy đầy bình da để mang về cho người thầy của mình.

      Sau cuộc hành trình dài bốn ngày, anh mang nước đến mời thầy. Ông uống một một hơi dài, mỉm cười trìu mến và cảm ơn người học trò vì thứ nước ngọt lịm ấy. Chàng trai vui mừng trở về nhà. Sau đó, ông thầy cho một người học trò khác nếm thử nước đó. Vừa nhấp thử một ngụm, anh này phun ra ngay và nói nước có mùi ghê quá. Dường như nước đã có mùi hôi do bình da cũ kỹ. Người học trò hỏi thầy:

     - Thưa thầy, nước hôi hám như vậy, vì sao thầy lại làm ra vẻ thích nó?

     Ông thầy trả lời:

     - Anh mới chỉ uống nước. Còn ta thì thưởng thức cả món quà. Thứ nước này chứa đựng cả hành động yêu mến mến và không gì có thể ngọt ngào hơn được.

( Trích Qùa tặng của con tim, Những câu chuyện về gia đình yêu dấu, NXB Trẻ, 2013, tr 78- 79)

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của văn bản.

Câu 2. Xét về cấu tạo, câu văn: Sau cuộc hành trình dài bốn ngày, anh mang nước đến mời thầy. thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. chỉ thành phần tính thái có trong câu văn sau: Dường như nước đã có mùi hôi do bình da cũ kỹ.

Câu 4. nêu nội dung chính của truyện?

0