K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé.

Bài 1 : 

Trong ba cách diễn đạt đã cho, cách diễn dạt thứ nhất là cách diễn đạt thường (Bác Hồ mái tóc bạc - Đốt lửa cho anh nằm), cách thứ hai có sử dụng so sánh (Bác Hồ như Người cha - Đốt lửa cho anh nằm), cách thứ ba có sử dụng ẩn dụ (Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm).

Cách diễn đạt có dùng so sánh và ẩn dụ tạo cho câu nói có hình tượng, giàu cảm xúc hơn so với cách nói bình thường và ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao.

Bài 2 : 

a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.

- Quả: thành quả, giá trị được tạo ra.

- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trường sáng, tốt để sống

- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu -> dễ khiến chúng ta lây nhiễm thói xấu

- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp -> người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.

c)

- Thuyền: ẩn dụ cho ra đi - người con trai

- Bến: ẩn dụ cho người ở lại - người con gái

=> Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho người con trai.

d) - Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.

30 tháng 8 2019

Cách 1: Diễn đạt bình thường, không sử dụng phép tu từ nào.

Cách 2: Có sử dụng phép so sánh thông qua từ “như”, giúp người đọc hiểu rõ tâm tư tình cảm của người viết về Bác Hồ

Cách 3: phép ẩn dụ giúp câu thơ hàm súc, cô đọng, vừa thể hiện tình yêu tâm tư, sâu nặng của người viết với Bác

14 tháng 3 2018

Cách 1 : Không sử dụng phép tu từ nào.

Cách 2 : Có sử dụng phép so sánh .

Cách 3 : Sử dụng biện pháp ẩn dụ

tk nha

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.a/ Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm(Minh Huệ)b/ Về thăm nhà Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)c/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Gần mực thì đen, gần đèn thì...
Đọc tiếp

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

a/

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

b/

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)

c/

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                                                                                                                (Tục ngữ)

....

d/

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương) 

 

e/

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật)

g/.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa

(Huy Cận)

Bài 6: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong  các trường hợp sau:

a/

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

                                                                  (Tố Hữu)

b/

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

                                                                                             (Hoàng Trung Thông)

c/

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

d/

d1/

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà bội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè

                        (Tố Hữu)

2
15 tháng 8 2023

Bài 5:

a.

Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

b.

Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

c. 

+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"

Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.

+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"

Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.

d.

Ẩn dụ: "mặt trời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

e.

Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.

g.

+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"

Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.

15 tháng 8 2023

Bài 6:

a.

Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"

Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.

b.

Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.

c.

Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.

d.

+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"

Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

11 tháng 10 2021

lộn 

11 tháng 10 2021

đó ngữ văn nha

12 tháng 7 2021

Câu trần thuật đơn:

'' Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm''

Tác dụng: Thể hiện sự ân cần, chăm sóc của Bác dành cho anh đội viên

26 tháng 11 2021

Phép tu từ trong đoạn thơ trên là phép ẩn dụ.

Hình ảnh ẩn dụ là:người cha chỉ Bác Hồ.

Tác dụng:hình ảnh ẩn dụ người cha chỉ bác Hồ thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm,lo lắng của Bác đối với anh chiến sĩ như tình cảm của người cha đối với những đứa con của mình. Qua đó cũng thể hiện được tình cảm yêu thương, sự kính trọng của anh đội viên đối với Bác.

26 tháng 11 2021

Cho thấy sự săn sóc, quan tâm của Bác tới các anh bộ đội - hiền dịu và ân cần như một "người Cha mái tóc bạc".

Xác đinh và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn, câu thơ sau:1.Bóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lưả hồng2.Người cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm3.Cây dừaSải  tay BơiNgọn mùng tơiNhảy múaMưaMưaÙ ù như xay lúa4.Ca-lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng...5.Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh...
Đọc tiếp

Xác đinh và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn, câu thơ sau:

1.Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lưả hồng

2.Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

3.Cây dừa

Sải  tay

 Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

4.Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

5.Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

6.Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

3
26 tháng 7 2021

BN tớ là Vân làm còn thiếu h mình bổ sung nhé 

Câu 1 :

BPTT : so sánh không ngang bằng 

tác dụng : cho thấy tình yêu thương vô bờ bến của Bác đối với những ng chiến sĩ , đây không chỉ là tình yêu thương của những ng chú cháu với nhau mà còn là tình cảm của một ng cha già đối với đàn con thơ dại của mình 

Câu 2

BPTT ẩn dụ : kiểu ẩn dụ phẩm chất

tác dụng : Vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng, sự chăm sóc chu đáo ân cần của bác đối với các anh chiến sĩ như người cha chăm sóc đàn con, thể hiện qua những cử chỉ, hành động: " đốt lửa"; "dém chăn";.... Bằng việc phân tích phép tu từ, giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.

Câu 3 

BPTT : nhân hoá

tác dụng :

+  giúp câu thơ trở nên sinh động hơn

+ tăng sức  gợi hình , hợi cảm

Câu 4

BPTT : so sánh 

tác dụng : 

+ BPTT ; so sánh giúp cho câu thơ hay và sinh động hơn 

+ đồng thoừ cũng giúp ng đọc cảm nhận và hình dung đc dáng vẻ hồn nhiên và nhanh nhẹn của cậu bé Lượm

Câu 5

BPTT : so sánh

tác dụng : 

+ miêu tả chân thực dáng vẻ tội nghiệp của dế choắt

Câu 6

BPTT : so sánh

tác dụng : cho ta thấy những động tác đẹp mắt của Dượng Hương Thư, và cũng đồng thời cho thấy độ nguy hiểm của thác nước

 

26 tháng 7 2021

Tham khảo

1. Trong câu thơ trên đã sử dụng BPTT: so sánh

⇒ Kiểu so sánh: không ngang bằng

⇒ Từ so sánh: hơn

➞ HÌnh ảnh Bác hiện lên thật đẹp, thật gần gũi, thân thương. Bóng Bác tuy vậy nhưng ấm hơn ngọn lửa hồng, đó chính là cái đẹp trong cả bề ngoài lẫn bên trong tấm lòng của Bác.