K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2021

TL

Từ ghép: Bà ngoại, quần áo, trầm bổng, thơm phức, học tập, con sông, đánh đấm, vợ chồng, tình yêu, từ ghép.

Từ láy: xinh xinh, xinh xắn, lung linh, lấp lánh, loè loẹt, lung lay, lú lẫn, lúc lắc, lấp liếm, lươn lẹo.

Khi nào rảnh vào kênh H-EDITOR xem vid nha!!! Thanks!

24 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

1. 

Từ ghép đẳng lập:

Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền, bạn hữu, điện thoại, bụng dạ, xinh đẹp, nhà cửa, trai gái,...

Từ ghép chính phụ:

Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực, cây thước, xe đạp, tàu ngầm, tàu thủy, tàu lửa, tàu chiến,...

2. vi vu , ríu rít , róc rách , lí nhí , rầm rầm , om sòm , tích tắc  , rào rào , lộp bộp , tí tách

  
24 tháng 6 2021

đẳng lập là gì vậy chị

23 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mới hôm nào cả cánh đồng còn xanh mướt, vậy mà hôm nay đã chín vàng. Đó là một màu vàng ươm, bóng sáng như ánh nắng mặt trời mùa hạ. Toàn cây lúa, từ thân, lá đến hạt thóc(Từ ghép) đều chín vàng ươm. Những hạt thóc béo mập, tròn trĩnh kết thành chùm, khiến thân lúa trĩu xuống như(Quan hệ từ) người mẹ đang cõng con của mình. Thỉnh thoảng, lại có vài cậu chim cu gáy sà xuống, tò mò nhìn ngắm những bông lúa rung rinh(Từ láy) theo gió. Nhưng rồi chúng lại vội bay đi như đang bận rộn một điều gì đó. Lác đác giữa các thửa ruộng chín thơm, là những người nông dân đang dạo quanh để ngắm nhìn thành quả của mình sau bao tháng ngày vất vả(Từ láy)

30 tháng 11 2021
TG : con gà, ruộng đồng, cô giáo TL : lung linh, long lanh, loay hoay Chúc bạn học tốt nha 👍

Trả lời:

3 từ ghép: đá bóng, bố mẹ, ông bà

3 từ láy: nằng nặc, sâu sắc, cào cào

HT và $$$

20 tháng 10 2018

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..

27 tháng 7 2023

Dàn ý bàn luận tình cảm gia đình:

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu tình cảm gia đình.

+ Mẫu: Nơi chúng ta tìm thấy tình yêu (ghép chính phụ) và sự ấm áp, nơi mà những trái tim hòa quyện với nhau là gia đình. Tình cảm ấy là một dòng suối (ghép chính phụ) vô hình không bao giờ cạn luôn chảy trong tim mỗi người.

Thân đoạn:

- Giải thích: Tình cảm gia đình là tình yêu thương và sự gắn kết đặc biệt giữa các thành viên trong một gia đình. Thể hiện bằng những hành động quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau như sự liên kết mạnh mẽ.

- Bàn luận:

+ Con người ta sống thì phải có cảm xúc mà tình cảm ấy quan trọng hơn hết là phải bày tỏ với người thân (ghép chính phụ) của mình trước, rồi mới đến mọi người xung quanh.

+ Chúng ta không thể sống đúng nghĩa nếu bản thân không dành cho cha mẹ, anh chị em mình một tình cảm yêu thương quan tâm giúp đỡ.

+ Có lẽ đôi khi ta oán trách bản thân không có được một gia đình hoàn hảo nhưng thay vì chỉ phàn nàn, ta nên biết giữ gìn và xây dựng tình cảm gia đình bằng tình thương chân thành nhất của mình.

+ Gia đình luôn luôn là điểm tựa vững chắc cho ta dựa vào, luôn là nơi chào đón ta trở về dù có trôi dạt về đâu. 

+ Hãy học cách yêu thương gia đình nhiều hơn để cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.

+ Trong gia đình, tình yêu là nguồn năng lượng sống, là niềm động lực để chúng ta vượt qua mọi khó khănthách thức trong cuộc sống.

+ Phản đề: Nếu không có tình cảm gia đình thì con người đó sẽ sống mà thiếu đi tình thương, khó học được cách đối nhân xử thế sao cho đúng. Bởi thế, hãy luôn ích kỉ giữ cho mình một trái tim tràn đầy tình yêu thương: đầu tiên là dành cho gia đình - những người quan trọng nhất với ta, rồi sau đó là bạn bè mọi người quanh ta.

+ Mở rộng: liên hệ đến mọi người hiện nay có tình cảm đó chưa và tình cảm đó mọi người thể hiện như thế nào?

-> Một số bạn trẻ ngày nay thờ ơ, vô cảm với sức khỏe và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ. Những đứa con (ghép chính phụ) ấy thật rất đáng trách và tội nghiệp biết bao khi bản thân mình sống với trái tim già nua cằn cỗi!

+ Liên hệ đến bản thân mình, tình cảm của mình dành cho gia đình.

Kết đoạn:

- Tổng kết.

+ Khép lại, gia đình chính là nơi bình yên và hạnh phúc nhất. Dù nó có hình thù như thế nào, hãy luôn yêu thương lấy và cất giữ điều vô giá ấy trong trái tim của bản thân mình! Để học nói (ghép chính phụ) những lời đẹp đẽ, làm những hành động ý nghĩa!

24 tháng 8 2016

mô tả tiếng cười : khúc khích , khánh khách , thánh thót , tủm tỉm , gión giã , sằng sặc , hô hố , ha hả , hềnh hệch , khùng khục ,....

mô tả tiếng khóc : oe oe, thút thít , sụt sùi , nức nở , rên rỉ ,...

mô tả tiếng mưa : ào ạt , phấp phới , rào rào , ì ục , lạch tạch ,..

mô tả nắng : chói sáng , trong veo , rao rực , vàng lay , nhạt màu ,....

  

mô tả hình dáng : lom khom , thướt tha , uyển chuyển , lả lướt , nhỏ nhắn ,....

24 tháng 8 2016

ha ha, hi hi, hố hố, há há, hé hé, he he , hô hô, hú hú, hí hí, .........

- Từ ghép phân loại: vui mắt, vui tai, nhỏ xíu, nhỏ tí, lạnh băng, lạnh hiu

- Từ ghép tổng hợp: vui cười, vui chơi, nhỏ bé, nhỏ xinh, lạnh giá, lạnh buốt

- Từ láy: vui vui, vui vẻ, lạnh lẽo, lành lạnh,nhỏ nhoi, nhỏ nhắn 

đúng k nếu sai thì bn sửa 1 tí nhé k miknha

24 tháng 8 2018

10 từ lái là 10 từ gì

sai rồi nha tứ láy nha 

Cấu tạo từ:            Từ phức                  Từ láy

         Từ đơn             Từ ghép        T.G.P.L              Láy âm đầu

                                 T.G.T.H                                   Láy vần

                                                                                  

                                                                                  Láy âm và vần

                                                                                  Láy tiếng

          a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.

          VD : Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa )

                   Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa )

          b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại :

- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.

- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

c) Cách phân định ranh giới từ:

          Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất).Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.

           Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa.

Cách 1 : Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

          VDtung cánh             Tung đôi cánh

               lướt nhanh            Lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn).

 Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

          VDchuồn chuồn nước           chuồn chuồn sống ở nước

                  mặt hồ              mặt của hồ

(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

Cách 2 : Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

          VDbánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dàydài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.

Cách 3 : Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.

       VD : có xoè ra chứ không có xoè vào

                có rủ xuống chứ không có rủ lên     xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức

              

                ngược với chạy đi là chạy lại

                ngược với bò vào là bò ra            chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn.

* Chú ý :

+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

          VD:  cánh én       ( chỉ con chim én )

                   tay người   ( chỉ con người )

+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.

 

2. Cách phận biệt từ ghép và từ láyc:

* Có 2 cách chính để tạo từ phức:

- Cách 1 : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .

- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.

a) Từ ghép: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.

          T.G được chia thành 2 kiểu :

         - T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại (T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

Lưu ý :

+Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa ( cùng danh từ, cùng động từ,...)

+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, càphê , ôtô, môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa, còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa . Những trường hợp này lên bậc THCS gọi là từ đơn đa âm ).

 

b) Từ láy(T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.

( * Xem thêm :

Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu : Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần . Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy : láy đôi, láy ba,láy tư,...)

*Từ tượng thanh : Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế : Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,...

         VD : rì rào, thì thầm, ào ào,...

* Từ tượng hình : Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật  ; gợi tả màu sắc, mùi vị.

VD:   Gợi dáng dấp : lênh khênh, lè tè, tập tễnh, ...

                     Gợi tả màu sắc : chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,...

                     Gợi tả mùi vị : thoang thoảng, nồng nàn ,ngào ngạt,...

Lưu ý :

   + Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp chúng vào nhóm nào.

V.D : làm ào ào (ào ào là từ tượng hình), thối ào ào (ào ào là từ tượng thanh).

        + Trong thực tế, vẫn tồn tại những từ tượng thanh và tượng hình không phải là từ láy (ở phạm vi tiểu học không đề cập tới các từ này ).

VD : bốp ( tiếng tát ), bộp ( tiếng mưa rơi ), hoắm (chỉ độ sâu ), vút ( chỉ độ cao )....

*Nghĩa của  từ láy : Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng hợp và nghĩa phân loại.

VD : làm lụng , máy móc, chim chóc, ...( nghĩa tổng hợp ) ; nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa, xấu xí,...( nghĩa phân loại ). Tuy nhiên, ở tiểu học thường đề cập đến  mấy dạng cơ bản sau :

         - Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất ( so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).

VD :    đo đỏ            <         đỏ

                        Nhè nhẹ       <       nhẹ

-Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:

VD :      cỏn con                >     con

                          sạch sành sanh    >    sạch

-Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể

VD : gật gật , rung rung, cười cười nói nói, ...

         - Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.

          VD : lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,...

         - diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.

          VD : nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn ,tròn trặn,...

c) Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn :

- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

 VD : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

VD : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

VD : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối, máy móc,...

Lưu ý : Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại ( tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại ( tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải ). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

VD : nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...

- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếngtrong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu ).

VD : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...

- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q  ; ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.

V.D : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...

Lưu ý : trong thực tế , có nhiều từ ghép ( gốc Hán ) có hình tức ngữ âm giống từ láy, song  thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng H.S rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho H.S ghi nhớ ( VD : bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....)

- Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như : tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như : mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học ( H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).