K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

Tham khảo :

Loài : Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài (hay giống loài) là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai. Còn theo định nghĩa của Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác. Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định. Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ).

Lớp : 

Trong phân loại sinh học, một lớp là một cấp bậc nằm dưới ngành và trên bộ.

Ví dụ Mammalia là một lớp được sử dụng trong phân loại các loài chó, mèo mà ngành của nó là Chordata (các động vật có dây sống) và bộ chứa chúng là Carnivora (các động vật có vú và ăn thịt).

2 tháng 12 2021

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Lời giải:

Trình tự các bậc phân loại từ thấp đến cao là: 

Loài → chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới

2 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Động vật giống thực vật ở những đặc điểm cùng được cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.

- Động vật khác thực vật: 

Động vậtThực vật

Không có thành xenlulôzơ ở tế bàoThành xenlulôzơ ở tế bào
Dị dưỡngTự dưỡng
Có khả năng di chuyểnHầu hết không có khả năng di chuyển
Có hệ thần kinh và giác quanKhông có hệ thần kinh và giác quan
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây: (1)  Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt. (2)  Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài. (3)  Ở mối quan...
Đọc tiếp

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:

(1)  Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.

(2)  Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.

(3)  Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.

(4)  Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy chủ yếu quá trình tiến hóa.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 3                      

B. 4                      

C. 1                      

D. 2

1
18 tháng 5 2018

Đáp án : D

1- sai , trong mối quan hệ vật ăn thịt và con mồi thì cả hai loài cùng được thúc đẩy tiến hóa . Con mồi tiến hóa để trốn tránh và thoát khỏi kẻ thù tốt hơn và vật ăn thịt tiến hóa để bắt được nhiều mồi hơn

2- đúng

3- sai , hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của vật chủ

4- đúng , cạnh tranh khác loài và canh tranh cùng loài là động lực tiến hóa chủ yếu của sinh vật 

24 tháng 3 2017

Chọn đáp án A.

Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.

- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).

- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.

27 tháng 6 2018

Chọn đáp án A.

Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.

- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).

- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.

7 tháng 3 2018

- Hình 69: Đài nguyên. Bao gồm: Hải cẩu, chim, sư tử, tuần lộc.

- Hình 70: Đồng cỏ nhiệt đới. Bao gồm: Voi, chim, hươu, gà rừng, sư tử, ngựa.

→ Nguyên nhân chính là do Khí hậu. Đài nguyên khí hậu lạnh, động vật ít; đồng cỏ nhiệt đới có khi hậu nóng, ẩm hệ động vật phong phú, đa dạng.

24 tháng 4 2017

Đáp án C

1 sai vì các loài cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn vẫn sống trong một hệ sinh thái, ví dụ như các loài động vật ăn cỏ như trâu bò, giữa các sinh vật cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn và cùng sống trong một sinh cảnh thì giữa chúng có sự phân ly ổ sinh thái để giảm bớt tính cạnh tranh của chúng.

2 đúng, tiến hóa đồng quy là hiện tượng các sinh vật có nguồn gốc khác nhau nhưng cùng thích nghi với 1 loại môi trường sống nên có các đặc điểm thích nghi giống nhau. Cơ quan tương tự là biểu hiện của tiến hóa đồng quy.

3 đúng. Động lực của tiến hóa gồm có cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài.

4 đúng. Mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt nghĩa là vật ăn thịt sử dụng con mồi làm thức ăn, lấy chất dinh dưỡng từ con mồi và tiêu diệt con mồi. Vật ký sinh sống ký sinh trên vật chủ lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ làm suy yếu vật chủ (làm hại vật chủ) nhưng không tiêu diệt vật chủ.

24 tháng 2 2023

a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:

- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.

- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.

 

- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.

- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.

b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:

- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.

- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.

29 tháng 3 2018

Chọn C

Nội dung I sai. Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa và thúc đẩy cả sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.

Nội dung II, III, IV đúng