K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu cầu khiến

- Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào

- Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Dùng để:

+ Ra lệnh

+ Yêu cầu, đề nghị

+ Khuyên bảo…

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.       b.Ông giáo hút thuốc trước đi.   c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.     
  b.Ông giáo hút thuốc trước đi. 
  c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 

Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến được sử dụng trong bài thơ?
               “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
               Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
               Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
               Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Câu 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 

1
30 tháng 3 2020

Câu 1:

- Các câu trên là câu cầu khiến vì có đặc điểm hình thức là có từ cầu khiến : a) hãy, b) đi, c) đừng.

- Câu (a) vắng chủ ngữ. Đây là lời người trên nói với người dưới. Chủ ngữ phải là người nghe (Lang Liêu).

-Câu (b) chủ ngữ là ông giáo.

-Câu (c) chủ ngữ là chúng ta.

Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.—> Không thay đổi ý nghĩa, làm rõ đối tượng tiếp nhận hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn.

b) Hút trước đi. -> Thay đổi ý nghĩa : ý cầu khiến mạnh hơn; câu nói sỏ sàng, trịch thượng, khiếm nhã hơn.

c) Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không —> Thay đổi ý nghĩa: trong những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.

Câu 2:

-Câu cầu khiến trong bài thơ trên: Tiến lên! Toàn thắng ắt về phía ta

-Có tác dụng: Khuyến khích nhân dân ta đoàn kết , quyết tâm đánh giặc.

Câu 3: 

Về hình thức:

a. Không có chủ ngữ

b. Có chủ ngữ là :Thầy em

Ý nghĩa:

a. Ý nói cố gượng dậy để húp cháo (bệnh nặng).

b. Ý nói cố dậy nhưng có thể húp cháo (bệnh nhẹ)

Câu b. : Làm giảm chức năng của câu như chức năng câu cầu khiến.

Chúc bạn học tốt!!!

21 tháng 12 2020

a) Thái độ của các bạn trong lớp đối với Hạnh là không đúng vì trong khi kiểm tra, không ai được phép chỉ bài và cho bạn nhìn bài của mình. Qua đó, thầy cô mới đánh giá đúng được thực lực mỗi người và giúp các bạn tiến bộ hơn.

b) Nếu em là Hạnh, em sẽ nói: "Các bạn nên ôn tập thật kĩ, nắm bài thật chắc để kiểm tra không bị điểm kém, không làm ảnh hưởng tới thành tích chung của tập thể và của bản thân vì trong những kì thi khác sẽ không có ai chỉ cho các bạn đâu!".

21 tháng 12 2020

a) thái độ của các bạn trong lớp đối với Hanh là sai trái vì mỗi người phải biết tự giác trong học tập . 

b) Nếu em là Hạnh em sẽ khuyên các bạn nên học hành thật đàng hoàng vì trong những kì thi khác sẽ không ai chỉ nữa 

30 tháng 3 2020

Không cần nói câu thật dài, 1 câu ngắn cũng có thể khiến người nghe hiểu và có thể thực hiện được nhưng cần xác định đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ:

- Bạn A: Bạn hãy đóng cửa lại đi, trời lạnh quá!

- Bạn B: Được!

 Bạn tham khảo nha!!!

 CHÚC BẠN HỌC TỐT ^-^

31 tháng 3 2020

-theo mjk, khi cần yêu cầu hay đề nghị 1 việc cấp bách hay gấp gáp thì phải ns theo 1 cách vừa ngắn gọn vừa tóm tắt đc chủ đề mjk cần biểu đạt.

-Vd: vào 1 hôm đi cắm trại A sơ ý trượt chân ngã xuống hố B vội vàng ns " Cầm lấy tay tớ".

  • CHÚC BẠN HC TỐT
  • Nếu mjk làm ko đúng bạn cứ cm để mjk khắc phục😁
3 tháng 4 2020

 Theo em, không cần nói câu thật dài, 1 câu ngắn cũng có thể khiến người nghe hiểu và có thể thực hiện được nhưng cần xác định đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ:

- Bạn A: Bạn hãy đóng cửa lại đi, trời lạnh quá!

- Bạn B: Được!

6 tháng 6 2017
Yêu cầu Câu khiến Tình huống
a) Câu khiến có hãy ở trước động từ. - Hãy giúp mình mở cánh cửa này đi Em không mở được cánh cửa vì nó khép quá chặt. Em nhờ bạn giúp.
b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ. - Nào, chúng ta cùng học nhé ! Em rủ bạn cùng học bài.
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. - Xin ba cho con qua nhà bạn Nhiên chơi một lát! Xin người lớn cho phép làm việc gì đó

26 tháng 4 2019

Câu cầu khiến đc đặt bằng cách thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải .....vào trước động từ

28 tháng 3 2020

câu kể: Thành đang làm bài tập.

câu hỏi : Thành có làm bài tập về nhà không?

câu cầu khiến; Thành đi làm bài tập đi.

câu cảm: Thành làm xong bài tập rồi á !

- Chị giải hộ rồi nhé :))

31 tháng 3 2020

Thành đang làm bải tập

Thành làm bài tập hả ?

Thành làm bài tập đi ( thêm dấu chấm than vào nhé chứ bàn phím mình hỏng :>)

Ôi,Thành làm bài tập rồi đấy ( thêm dấu chấm thanh vô nhé cậu :>)

6 tháng 12 2016

Một số biểu hiện của đoàn kết , tương trợ là :

_ Đoàn kết chống giặc Pháp
_Đoàn kết chống giặc Mỹ
_Giúp bạn học yếu
_Tập thể lớp thân ái, hòa thuận
_ Đoàn kết chống lũ lụt