K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đềĐỀ 1I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)            Đọc đoạn văn sau:      Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi...
Đọc tiếp

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

           Đọc đoạn văn sau:

      Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.

(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Thực hiện các yêu cầu bằng cách khoanh tròn vào các đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên  sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự và thuyết minh.                                    B. Tự sự và nghị luận.

C. Tự sự và miêu tả.                                               D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích trên?

A. Người mẹ.                                                         B. Bà và mẹ.

C. Tôi và bà.                                                          D. Tôi và mẹ.            

Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất .                                                    B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba                                                          D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?

A. Rau khúc, bột nếp, mỡ lợn và hành lá.

B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh và hạt tiêu.

C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh mỡ lợn.

D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.

B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.

C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.

D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?

A. Nấu.

B. Rán.

C. Nướng

D. Xào.

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.

B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.

C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.

D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.

D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

     Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

Phần II. Viết (4 điểm)

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?

0
26 tháng 1 2022

Tham khảo

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

2 tháng 1 2022

ko chép mạng thì chệu nhé

bn đang chép mạng đóngoam

2 tháng 1 2022

bạn tham khảo khá nhiều bài trên mạng vậy tại sao bạn ko từ những bài tham khảo đó tự vt bài của riêng mk -_-

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,... trong bài của em (nếu có) và sửa bài cho các bạn trong lớp.

3. Em tự sửa bài văn của mình

4. Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

NG
6 tháng 10 2023

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

1. Mở bài: Đó là lần em trốn học đi chơi vào lúc lớp 9 

2. Thân bài: 

-Diễn biến: 

+ Vì áp lực học hành nhiều và các bạn rủ rê nên em quyết định bỏ môt buổi học thêm để đi chơi 

+ Trong lúc đi chơi bắt gặp bố mẹ trên đường về nhà 

+ Bố mẹ rất shock nhưng cũng chỉ im lặng rồi đi qua

+ Từ sau khi bị bố mẹ phát hiện, tâm trạng em lo lắng khôn nguôi không dám về nhà 

+ Các bạn động viên nên em quyết định về nhà nói chuyện với bố mẹ 

+ Về nhà em thấy nét mặt bố mẹ thoáng buồn, em biết mình đã làm sai rồi ( kiếm được đồng tiền nuôi em ăn học không phải dễ mà em lại bỏ học đi chơi ) Em rất ăn năn và hối hận

+ Em nhận sai với bố mẹ và hứa không tái phạm đồng thời đi xin lỗi cô giáo. 

+ Bố mẹ và cô giáo bỏ qua cho em và em cũng rút được bài học cho mình.

3. Kết bài: Sau lỗi lầm đó em thấy mình đã trưởng thành hơn. Đặc biệt nghiêm túc với việc học không còn bỏ bất cứ buổi nào. Em trân trọng sự tha thứ của bố mẹ và tự hứa không để bố mẹ buồn vì em thêm lần nào nữa

10 tháng 8 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

MB:

- Tạo tình huống, hoàn cảnh xảy ra sự việc cho câu chuyện.

ví dụ như: em nói về thời gian, lí do dẫn đến việc em mắc khuyết điểm đó. (khuyết điểm lười học chẳng hạn ha, hay không thuộc bài gì đó,..)

TB:

- Lúc đó lớp kiểm tra, vì tối qua em mải chơi như thế nào đó mà khi đến lớp em đã không làm được bài nào trong giấy thi cả.

- Cảm xúc của em khi em không làm được bài?

+ sự ái ngại, vẻ mặt bất ngờ của thầy/ cô giáo khi thấy em nộp giấy trắng.

+ ...

- Khi về nhà, cảm xúc em bối rối như thế nào?

+ em không dám nhìn thẳng mặt cha mẹ như thể mình vừa lừa dối cha mẹ chuyện động trời gì đó.

+ bữa đó em không nói chuyện thoải mái với cha mẹ như mọi hôm.

+ ....

- Khi cô phát bài kiểm tra về, cô đã nói những lời gì với em?

+ tả vẻ mặt, giọng nói rầu rầu của cô khi thất vọng về em.

- Về nhà cha mẹ biết điểm kiểm tra của em như thế thì hành động, lời nói của cha mẹ ra sao?

+ cảm xúc của em khi đó như thế nào?

- Sau đó, em xin lỗi cha mẹ thầy cô ra sao?

- Dặn lòng mình phải như thế nào sau này trong việc học hành?

+ chăm chỉ, cố gắng hơn,...

KB:

- Tổng kết lại vấn đề: ví dụ như đó là lần khiến em nhớ mãi và bây giờ em không dám lơ là việc học hành nữa.

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của lớp.2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bức thư, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...Lưu ý về các lỗi thường gặp trong viết thư thăm hỏi:a) Lỗi về cấu tạo- Bức thư không có đủ ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.- Phần mở đầu thiếu địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư hoặc thiếu lời...
Đọc tiếp

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của lớp.

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bức thư, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp trong viết thư thăm hỏi:

a) Lỗi về cấu tạo

- Bức thư không có đủ ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

- Phần mở đầu thiếu địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư hoặc thiếu lời chào, lời tự giới thiệu (nếu cần), lí do viết thư.

- Phần nội dung chính thiếu lời thăm hỏi người nhận thư.

- Phần kết thúc thiếu lời chúc hoặc chữ kí, tên người viết thư.

b) Lỗi về nội dung

- Có những nội dung thăm hỏi hoặc thông tin về bản thân không phù hợp

- Không thể hiện được tình cảm với người nhận thư.

3. Tự sửa bài làm của em.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

1
NG
5 tháng 10 2023

Sau khi nghe nhận xét của thầy/ cô giáo về bài làm của cả lớp. Học sinh tự sửa lại bài theo nhận xét của thầy/ cô.

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đơn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,....Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đơn:a) Lỗi về cấu tạo– Thiếu một phần của đơn.– Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn:+ Quốc hiệu, tiêu ngữ+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn+ Tên đơn+ Tên...
Đọc tiếp

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đơn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,....

Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đơn:

a) Lỗi về cấu tạo

– Thiếu một phần của đơn.

– Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn

+ Tên đơn

+ Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn

– Thiếu họ, tên, chữ kí ở phần cuối của đơn.

b) Lỗi về nội dung

– Không giới thiệu đủ thông tin vắn tắt về bản thân như quy định.

– Cung cấp thông tin không chính xác về bản thân.

– Không nói rõ nguyện vọng của bản thân.

– Không có lời hứa hoặc cam kết.

3. Tự sửa bài viết của mình.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

1
NG
30 tháng 9 2023

Sau khi nghe nhận xét của thầy/ cô giáo về bài làm của cả lớp. Học sinh tự sửa lại bài theo nhận xét của thầy/ cô.