K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2021

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

18 tháng 1 2021

nó ngắn nhất trong những trang mình thấy đó

16 tháng 1 2018

Soạn văn bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tóm tắt đoạn trích. Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Côc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú. a. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn. b. Văn bản có thể chua làm hai đoạn: Từ đầu: “Bởi tôi ăn uống điều độ” cho đến “không thể làm lại được”: Dế Mèn tự giới thiệu và miêu tả về mình. Phần còn lại: Dế Mèn kể về việc ngỗ nghịch trêu chọc chị Cóc gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt khiến chú ta ân hận suốt cuộc đời. Câu 2. a. Những chi tiết về ngoại hình và hành động của Dế Mèn. - Vẻ bề ngoài ưa nhìn bởi đó là chàng thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng, đôi cánh dài chấm đuôi, cả thân người một màu nâu bóng mỡ soi gương được. - Vẻ dữ tợn hùng dũng: Cái đầu to và nổi từng tảng rất bướng, hai sợi râu dài, hai cái răng to khỏe nhai ngoằm ngoạp. - Điệu bộ cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. - Tính nết hung hăng, hống hách: Cậy sức bắt nạt kẻ yếu, dám cà khịa với mọi người trong xóm, quát mấy chị Cào Cào, ngửa chân đá anh Gọng Vó. • Hai đoạn văn có trình tự và miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn: - Đoạn đầu nghiêng về việc làm nổi rõ: Dế Mèn là anh thanh niên cường tránh. - Đoạn sau nghiêng về hành động con nhà võ rất hóng hách của Dế Mèn với bà con trong xóm. b. Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích: Văn bản Có thể thay Nhận xét (1) Đôi càng tôi mẫm bóng Rất to Không nói được sự đầy đủ, mập mạp của một vật hình thân cây. (2) Đôi cánh (…) ngắn hủn hoẳn Ngắn ngủn Không nói được cái ngắn nhìn vào rất khó coi. (3) Người tôi (…) màu nâu bóng mỡ. Đậm Không nói được màu nâu sáng nhìn rất ưa mắt. (4) Cái răng đen nhánh Đen thui Đây là cái đen đẹp mắt, nó rất bóng khi gặp ánh sáng. (5) Sợi râu (…) rất đỗi hùng dũng Ngang tàng “Hùng dũng” nói được cái mãnh mẽ, can đảm và ngang tàng. (6) Có lẽ họ nể hơn là sợ. Bực hơn là sợ Từ “nể” cho thấy Dế Mèn hiểu sai thái độ người khác với mình. Các em có thể tìm thêm một số tính từ khác rồi thay thế để đối chiếu. Nhưng nhận xét chung là nhà văn Tô Hoài đã có những quan sát rất tinh tế và tỉ mỉ nên đã dùng những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn sát hợp, độc đáo cho ta thấy hai phương diện: Dế Mèn rất đẹp, cường tráng và Dế Mèn nông nổi, ưa gương oai diễu võ. a. Dế Mèn là “một đô vật võ thể hình đang biểu diễn các động tác gân bắp của mình trước khán giả với một vẻ kiêu hãnh ngầm rất đáng tự hào” (Chu Huy). Vì tự hào về mình nên Dế Mèn trở nên kẻ tự kiêu, hung hăng, hống hách, coi cá nhân mình trên cả cộng đồng. Câu 3. Thái độ của Dế Mèn và Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn. - Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt. + Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt. + Miêu tả Choắt rất xấu xí (người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ). - Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịch thượng. + Gọi “Chú mày” dù cùng tuổi. + Lên mặt dạy đời: “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. - Cư xử ích kỉ lỗ mãng: + Choắt không thông ngách với Mèn thì Mèn mắng nhiếc. + Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt. + Bỏ ra về không chút bận lòng. Câu 4. Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn với chị Cóc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Mèn là kẻ nghịch ranh. Lúc đầu thì huênh hoang : « Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Gương mắt ra xem tao trêu con mục Cốc đây này ! ». - Hát, trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình. - Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì. - Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới « mon men bò lên ». Thấy Choắt nằm thoi thóp, Mèn mới thấy hối hận và nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn. « Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ! ». Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo ; tiếng đạp phanh phách  vào các ngọn cỏ ; đôi cánh ; cái đầu nổi từng tảng , rất bướng ; cái răng đen nhánh ; sợi râu… là hết sức chính xác và sinh động. Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người. Thí dụ : Dế Mèn trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu ; Dê tưởng mình là tay ghê gớm đứng đầu thiên hạ ; Mèn hối hận với lỗi của mình gây nên cái chết cho Choắt… Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng ; Đeo nhạc cho Mèo ; Con hổ có nghĩa… đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật. 

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi

26 tháng 3 2020

mọi người giúp mik vs

lên google gõ vào là được

9 tháng 1 2018

Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt:

Đoạn trích là bài học về tính kiêu căng, xốc nổi của chàng Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, tự phụ. Vì bày trò trêu chọc Cốc mà dẫn đến cái chết oan của Dế Choắt. Từ đây Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.

a. Truyện kể bằng lời nhân vật Dế Mèn.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... sắp đứng đầu thiên hạ rồi) : Vẻ ngoài, tính tình của Dế Mèn.

   - Đoạn 2 (Còn lại) : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

- Ngoại hình :

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng (mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

- Hành động :

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

- Tính cách :

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

Luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Đoạn văn cần làm nổi bật nội dung : Tâm trạng thương cảm người bạn đã chết do lỗi của mình, ăn năn, hối hận về việc làm dại dột đã gây ra.

   Có thể tham khảo đoạn văn sau :

Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Học sinh tự chia nhóm phân vai đọc.

10 tháng 3 2019

I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

10 tháng 3 2019

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.