K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 :

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

→ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản

Câu 2 :

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Câu 3 :

* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Nhờ những nội dung trên của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

27 tháng 12 2022

bạn nào tốt bụng giúp mình ik mai thi òi cảm ơn nhiều lắm á

 

2 tháng 2 2023

vì chiến tranh 1914-1918 là chiến tranh thế giới vì quy mô lớn là chết hơn 20 triệu người và có rất nhiều khu vực bắn nhau rất kinh khủng và lôi kéo các nước như áo hung,sebria,nga,pháp,đức,ý,hoa kì,thổ nhĩ kì... và thiệt hại nặng về kinh tế

24 tháng 12 2021

Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Nhờ những nội dung trên của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

24 tháng 12 2021

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

 Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia.  Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rưc rỡ mãi trên thế gian

  

Câu 4:

Chính sách kinh tế mới

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

+ Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, đe dọa sự tồn tại của chính quyền Xô viết.

+ Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Đại hội lần thứ X Đảng Bôn sê vích vào tháng 3-1921 quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới.

- Nội dung:

+ Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thế lương thực cố định. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa và tự do bán ra thị trường.

+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

+ Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tư do buôn bán trao đổi. Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp thay cho các loại tiền cũ.

- ý nghĩa

+ Đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị

+ Thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán.

+ Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

- Nhận xét

+ Có thể xem Chính sách kinh tế mới là một bước lùi nhưng là một bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua khó khăn thử thách, tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn sê vích và Lê nin.

- Đảng ta đã vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể của Việt nam trong thời kì đổi mới là phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng của nhà nước.

Câu 5:

Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vì Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 là Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới. Chính sách này nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế - tài chính, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước đối với việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.

* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

 

 

 

16 tháng 12 2017

1) Vì sao năm 19017, nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Ý nghĩa cách mạng tháng Mười và vai trò của Lê-nin trong cách mạng ?

TL:

Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng vì :

Sau cuộc Cách mạng tháng Hai (cuộc cách mạng thứ nhất) tuy đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng nước Nga tồn tại song song hai chính quyền. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đó đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định dùng bạo lực cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào tháng Mười năm 1917 (lịch Nga), còn được gọi là cách mạng XHCN.

Vai trò của Lê-nin đối vs cách mạng tháng Mười Nga :

_Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp vs chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân Nga, thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Đề ra lý luận cách mạng

- Đề ra đường lối chiến lược, sáng lược đúng đắn và sáng tạo

-Chỉ đạo phong trào công nhân và cách mạng Nga kịp thời , sáng suốt

-Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Petorogat

Ý nghĩa :

-Đối với nước Nga :

+ cách mạng thám 10 Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga

+ Lần đầu tiên nhân dân lao dộng lên nắm quyền xây dựng chế độ xã hội mới chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn

-Đối với thế giới :

+ Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới

2) Trình bày khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

TL: Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.

3)Kinh tế nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

TL: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ; năm 1928. vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới vé các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép... về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới
Để đạt được sự phát triển đó, giai cấp tư sản Mĩ đã dùng mọi biện pháp
nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền. tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

4) Nội dung chính sách mới ở Liên Xô và tác dụng.

TL: -Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực cố định, thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh, doanh ở Nga.

-Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các nghành kinh tế khác được phục hồi, phát triển nhanh chóng. Đời sống nhan dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925 sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đã đạt xấp xỉ trước chiến tranh.

5)Nội dung chủ yếu chính sách mới của Ru-dơ-ven và tác dụng.

TL: - Chính phủ đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với đời sống kinh tế của nước Mĩ để điều hoà việc lưu thông hàng hoá, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội.

- Điểm đáng lưu ý nhất trong Chính sách mới là các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Nó quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

=> Chính sách mới đã khắc phục được sự phát triển tự do chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu của nước Mĩ trước đó. Nước Mĩ từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

6) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới II có điểm gì giống và khác với chiến tranh thế giới thứ I ? Nêu hậu quả và suy nghĩ của em về chiến tranh thế giới thứ II.

TL: Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

Hậu quả :

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Suy nghĩ của em :

- Sự tàn phá hủy diệt ,sự thiết hại về người và của cho toàn nhân loại .

-Chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại trên toàn thế giới .

-Cần phải lên án ,đấu tranh đẩy lùi nguy cơ gây chiến tranh.

-Tăng cường giao lưu ,hợp tác hiểu biết lẫn nhau đề thắt chặt mối quan hệ hòa bình hữu nghi giữa các nước được tốt hơn

12 tháng 12 2021

- Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu.

- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I - an - ta, Pốt - xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

 

12 tháng 12 2021

tham khao:

 

Để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ với biết bao hi sinh và tổn thất. Cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng; cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Nga và đưa nước Nga lên con đường xã hội chủ nghĩa; cuộc đấu tranh chống nội loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 - 1920) nhằm bảo vệ cách mạng; công cuộc xây dựng chế độ mới trong những năm 1921-1941 dẫn đến bước đầu xây dựng được những nền móng của chủ nghĩa xã hội; cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 - 1945 đánh bại chủ nghĩa phát xít, không chỉ bảo vệ được Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, có nền văn hóa - giáo dục và khoa học, kĩ thuật tiên tiến vào hàng đầu thế giới. Trong những điều kiện hết sức khó khăn, nhân dân Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công thù địch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn chiếm ưu thế gấp bội vẽ sức mạnh kinh tế và quân sự. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và thắng lợi kì diệu này, nhưng cơ bản nhất là do tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (tuy lúc này có tồn tại những sai lầm, thiếu sót).

Sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên – Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết là nét nổi bật ở thời kì này, có ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới.

23 tháng 12 2021

*Nội dung:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp

+ Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.

+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

*Kết luận: nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.

*Tác dụng

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản .

=>Nhờ áp dụng chính sách kinh tế mới, nước Mĩ đã thoát ra khỏi khủng hoảng.