K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2018

Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm

- Khi những đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”

→ Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương, côi cút

- Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng “lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, những đứa trẻ hàng xóm bị áp chế

→ Những đứa trẻ bị cấm đoán, mất quyền tự do, mất sự hồn nhiên của tuổi nhỏ

6 tháng 1 2019

Trong văn bản có một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:

  • Và cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Qua những câu chuyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con...
  • Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.
  • Tức thì cả mấy

    đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

  • Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.
  • Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ
  • Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
  • ...nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ...

Phân tích và bình luận các hình ảnh:

  • Chúng im lặng khi nhắc đến mẹ và "Ngồi sát vào nhau như những chú gà con": có lẽ những đứa trẻ ấy đang nhớ lại những gì chúng phải chứng kiến và chịu đựng bởi người mẹ kế của cha trong căn nhà này. Hành động ngồi sát vào nhau như những chú gà con mà tác giả dùng để miêu tả những đứa trẻ ấy thật tinh tế. Nó giúp ta cảm nhận được sự yếu ớt, nhỏ bé và cô đơn của những đứa trẻ. Chúng vẫn còn rất nhỏ và cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ giống như cách mà gà mẹ vẫn làm với những đứa con bé bỏng của mình.
  • Hành động của hai đứa em hoàn toàn khác với thằng anh cả. Chúng nó vẫn thích nghe truyện cổ tích, vẫn rất chăm chú và nghịch ngợm, dù phải sống trong một căn nhà với ông bố hà khắc, người mẹ ghẻ không tốt đẹp gì. Nhưng bản tính của những đứa trẻ là hồn nhiên và vô tư. Hình ảnh mà tác giả miêu tả cho ta thấy chúng vừa là những đứa trẻ nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.
  • Khi bị ông bố bắt gặp, quát đi vào nhà, nhân vật tôi đã nghĩ về những đứa trẻ ấy giống như "những con ngỗng ngoan ngoãn" . Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương, không biết phản kháng mà chỉ cun cút là làm theo những gì ông bố nói.
  • Chúng kể cho nhân vật tôi nghe nhiều chuyện của trẻ con nhưng lại chưa bao giờ nói một lời nào về bố và dì ghẻ. Có thể ta nhận ra được ngôi nhà của những đứa trẻ ấy là ngôi nhà không có hạnh phúc. Và cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa. Hình ảnh của cha và dì ghẻ chúng dường như không muốn nghĩ tới và không muốn nhắc đền. Những đứa trẻ ấy, tâm hồn của chúng bị tổn thương đến mức nào rồi?
  • Thằng anh thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tức là trong trí nhớ của đứa trẻ ấy, chỉ có quá khứ là đẹp nhất, còn hiện tại thì tẻ nhạt và nhàm chán. Bởi trong quá khứ, chúng có mẹ, có bà - những người phụ nữ sẵn sàng yêu thương và chăm sóc chúng. Quãng thời gian ấy có lẽ sẽ là quãng thời gian đẹp nhất của lũ trẻ.
6 tháng 1 2019

+Vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Hàng xóm với ông bà ngoại là nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp. Ông đại tá sống với người vợ kế và ba đứa con mồ côi mẹ trạc tuổi với A-li-ô-sa. Gia đình ông bà ngoại A-li-ô- sa và gia đình ông đại tá có địa vị xã hội khác nhau, điều đó tạo ra bức tường ngăn cách mốì quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng ôn mấy đứa trẻ nhà ông đại tá chơi thân với A-li-ô-sa. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương của những đứa trẻ đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa chúng.

+Cũng chính hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến mấy chục năm sau Go-rơ-ki vẫn nhớ như in và kể lại câu chuyện một cách đầy xúc động.

7 tháng 2 2018

Đáp án cần chọn là: A

8 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A.

8 tháng 12 2016

hình như bạn hok chương trình vnen hak haha

20 tháng 12 2016

Me,toohuhu

1 tháng 12 2016

nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên văn về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc đc Thạc Lam khẳng định bằng 1 số câu:

+Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết

+trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hươnh vị mùi hoa cỏ

+Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.

+Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

 

1 tháng 12 2016

tkanh nka!

 

11 tháng 4 2019

Sự tinh tế của Thạch Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc

   + Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời

   + Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ

   + Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác

→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị

25 tháng 9 2022

ko

 

15 tháng 7 2018

Giải chi tiết:

Ở một bên bố mẹ có 1 số tế bào giảm phân có 1 cặp NST không phân ly tạo ra giao tử n – 1 và giao tử n +1 ,giao tử bình thường :n

Bên còn lại GP bình thường cho giao tử n

Vậy có các loại hợp tử: 2n, 2n +1, 2n – 1

Chọn C

1 tháng 12 2016
Năm 1942, nhà văn Thạch Lam qua đời ở cái tuổi 32. Và trước đó mấy tháng, tập bút kí “Hà Nội 36 phố phường” của ông đã ra mắt bạn đọc. Có thể nói đây là một tác phẩm xuất sắc và độc đáo viết về văn hóa ẩm thực Việt Nam, viết về một nét đẹp của Hà Nội “ngàn năm văn vật”.
Ở tập bút kí này, Thạch Lam cho ta biết về các biển hiệu, tên hàng, tên các phố cổ, giới thiệu cho ta hay các đặc sản, các thứ quà, các hàng rong,… Những thứ quà ấy, đâu chỉ Hà Nội mới có, nhưng chỉ của Hà Nội mới ngon, như bún riêu, bún ốc, bún chả, bún sườn, canh bún, thang cuốn, nem chua, miến lươn, mìn páo, giầy giò, bánh khảo, bánh đậu, cốm, bánh cốm,… và phở. Các món quà ấy, hương vị ấy mới đọc qua, ta đã thấy thèm ăn rồi. Bát phở gánh “nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ…”. Và cái vị bún chả “ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi…”, v.v… Thạch Lam còn cho biết ăn quà là một phong cách sống đẹp, là một nghệ thuật “ăn đúng cái giờ ấy, và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn”.

“Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút trong tác phẩm “Hà Nội 36 phố phường” là một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi tuyệt tác, được tác giả viết với tất cả tấm lòng trân trọng, thành kính, thiêng liêng.
Phần một bài tuỳ bút nói về nguyên liệu làm ra cốm, một món quà “thanh nhã và tinh khiết”. Hương vị cốm là sự “nhuần thấm cái hương thơm của lá”, của vừng sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại. Là “cái mùi thơm mát” của bông lúa non ta “ngửi thấy” khi đi qua những cánh đồng xanh, khi hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. Nguyên liệu làm ra cốm là “cái chất quý trong sạch của Trời”, được hình thành một cách linh diệu, lúc đầu là “một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”, về sau được nắng thu làm cho “giọt sữa dần dần đông lại”…
Thạch Lam đã có một cách quan sát tinh tế, một sự cảm nhận tài hoa, một cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm và đầy chất thơ. Trái tim của ông tưởng như đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng làng quê.
Lúa nếp non đến lúc nào được gặt đem về, cách chế biến cốm là “một sự hi mật trân trọng và khe khắt giữ gìn” được truyền từ đời này sang đời khác. Và chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản Hà Nội, do bàn tay những cô gái làng Vòng làm ra “thứ cốm dẻo và thơm ấy”. Cốm Vòng ngon nổi tiếng khắp cả nước. Những người làm ra cốm và gánh cốm đi bán rất duyên dáng, đáng yêu. Đó là các cô gái làng Vòng “xinh xinh áo quần gọn ghẽ”, với cái đòn gánh “hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng”, được bà con phố phường “ngóng trông” khi mùa cốm đến Cốm đã ngon, người bán cốm lại xinh dòn, cuộc sống thêm sắc màu ý vị.

Cốm là sự kết tinh của mọi thứ quý báu nhất, tốt đẹp nhất của quê hương. Là “thức quà riêng biệt của đất nước”. Là “thức dâng của những cánh đồng lúa biết ngát xanh”. Là “cái hương vị… mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Hương vị của cốm được Thạch Lam thụ cảm với tất cả sự trân trọng và tự hào.

“Nếu em lòng dạ đổi thay,

Cốm như một chứng nhân, một sứ giả của tình yêu. Cốm là thứ quà sêu tết làm cho tình yêu đôi lứa thêm bền đẹp “vướng vít của tơ hồng”. Cốm là “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi, đã trở thành lễ phẩm cao quý củathuần phong mĩ tục:

Cốm này bị mốc, hồng này long tai”

(Ca dao)

Tình duyên bền đẹp của lứa đôi cũng như “hồng cốm tốt đôi”vậy. Sắc màu, hương vị của hồng, của cốm là một sự “hòa hợp”tuyệt vời: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quỷ, màu đỏ thẳm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu”.Cách so sánh của Thạch Lam không chỉ sắc sảo, tài hoa mà còn thể hiện một phong cách im thực rất sành điệu. Cũng viết về cốm, trong “Thương nhớ mười hai” nhà văn Vũ Bằng lại nói, thích ăn cốm với chuối tiêu trứng cuốc ngon lừ!
Như nhắn gửi và chê trách, nhưng không lên mặt đạo đức dạy đời, tác giả đã đặt vào ngoặc đơn, khi nói về cách sống của những kẻ “mới giàu vô học” ! Như một lời cảnh báo, hơn 60 năm sau lời chê trách ấy vẫn còn có nhiều ý nghĩa !  
5 tháng 12 2016

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót."