K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2019

Tác giả vào truyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo

+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi

+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại

- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời

+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người

+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”

⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc

4. Tìm và sửa các lỗi về thành phần câu trong đoạn văn dưới đây của học sinh:Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo, ngay từ khi mới lọt lòng, không những là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” có một vị trí trong tác phẩm và gây ấn tượng...
Đọc tiếp

4. Tìm và sửa các lỗi về thành phần câu trong đoạn văn dưới đây của học sinh:

Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo, ngay từ khi mới lọt lòng, không những là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” có một vị trí trong tác phẩm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo. Thị Nở nhìn xuống bụng đã nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ” nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

1
13 tháng 9 2023

Chí Phèo là một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo, ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý, mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo ngay từ khi mới lọt lòng đã là một đứa trẻ không ai nhận, không cha, không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” trong tác phẩm gây ấn tượng mạnh cho người đọc vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo,Thị Nở nhìn xuống bụng, nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ”. Nó nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
28 tháng 4 2019

- Chí Phèo có tuổi thơ bất hạnh: mồ côi, phải đi ở rồi làm thuê cho nhiều gia đình ở trong làng. Hắn là một cố nông hiền lành, chăm chỉ, có những mơ ước giản dị và lương thiện.

- Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông rồi đẩy đi tù. Ra tù, Chí Phèo bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tính cách. Hắn say triền miên. Hắn giao tiếp với mọi người bằng tiếng chửi. Thậm chí, từ kẻ thù, hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những cuộc tranh chấp ở làng, ...

- Nhưng hắn chưa mất hẳn nhân tính. Tình yêu mộc mạc giản dị với thị Nở đã đánh thức con người lương thiện ở Chí. Hắn vùng lên giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong bế tắc.

- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo: do hắn phải sống trong môi trường "quần ngư tranh thực". Nạn nhân của sự tranh chấp giữa các phe cánh phong kiến chính là những người dân hiền lành như Chí. Môi trường xã hội phi nhân tính đã đẻ ra những con người như Chí Phèo.

- Khẳng định: Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ cường hào ở nông thôn trước kia.

4 tháng 1 2020

Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Nói rõ cuộc đời Chí Phèo qua các giai đoạn:

   + Từ một anh Chí hiền lành, khoẻ mạnh, bị Bá Kiến đẩy đi ở tù oan 7 - 8 năm trời.

   + Chế độ nhà tù đã biến Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.

   + Sau khi ra tù, Chí Phèo bị tha hoá cả nhân hình lẫn nhân tính.

- Mặc dầu bị tước đoạt quyền làm người lương thiện nhưng Chí Phèo vẫn chưa mất hết nhân tính:

   + Nhờ tình yêu mộc mạc chân thành của Thị Nở.

   + Nhờ sự chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà.

   + Nhờ hương vị bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn lúc ốm.

- Chí Phèo thức tỉnh, nhận ra âm thanh cuộc sống, khao khát hoàn lương.

- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo.

- Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua vẻ đẹp khát vọng hoàn lương của nhân vật Chí Phèo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

* Phân loại điểm nhìn:

- Điểm nhìn của người kể chuyện:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại

+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …

- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra

- Điểm nhìn bên ngoài:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả

+ Đã thế, hắn … không ai ra điều

+ Phải đấy … không ai biết.

- Điểm nhìn bên trong:

+ Tức thật … Tức chết đi được mất

+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.

- Nhận xét: Điểm nhìn được nhà văn sử dụng linh hoạt, có sự luân chuyển, giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về khung cảnh mở đầu và cảm xúc của Chí Phèo với tiếng chửi của hắn.

- Cách mở đầu truyện ngắn: Cách mở đầu thật độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc: giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

Đề bài: "Một hôm Chí phèo say rượu đi về nhà trên một đường thẳng. Mỗi bước anh ta tiến 0,5 m rồi lại lùi 0,4 m với xác suất như nhau.". Dùng kiến thức các môn học để trả lời các câu hỏi sau:1) (Toán học): Nếu quãng đường từ quán rượu về nhà là 1,2 km thì dự tính sau bao lâu anh chí sẽ về tới nhà .2) (Văn học):a) Hai câu trên thuộc dạng văn gì?b) Chí phèo là nhân vật chính trong...
Đọc tiếp

Đề bài: "Một hôm Chí phèo say rượu đi về nhà trên một đường thẳng. Mỗi bước anh ta tiến 0,5 m rồi lại lùi 0,4 m với xác suất như nhau.". Dùng kiến thức các môn học để trả lời các câu hỏi sau:

1) (Toán học): Nếu quãng đường từ quán rượu về nhà là 1,2 km thì dự tính sau bao lâu anh chí sẽ về tới nhà .

2) (Văn học):
a) Hai câu trên thuộc dạng văn gì?
b) Chí phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nào và của nhà văn nào?

3) (GDCD): Từ hiện tượng trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng dưới 1000 chữ) để nói lên quan điểm của bạn về thói xấu hay uống rượu của người Việt.

4) (ATGT): Theo bạn, Chí phèo đã vi phạm những điều nào trong luật giao thông đường bộ? Với lỗi vi phạm đó, Chí phèo sẽ bị nộp phạt số tiền tối đa là bao nhiêu?

5) (Kĩ năng sống): Bạn sẽ làm gì để tránh tình trạng say xỉn như Chí phèo khi được mời đi liện hoan, dự tiệc?

6) (Hóa học): Biết rằng rượu anh Chí Phèo uống là rượu 46 độ (D=0.8 gam/ml), anh Chí nặng 40 kg. Hãy tính tiểu lượng (Đô) cực đại của anh Chí theo LD50 là bao nhiêu?

7) (Vật Lý): Hãy giải thích vì sao anh Chí đứng ko cân bằng mà vẫn ko bị té?

😎 (Lịch sử): Câu chuyện trên xảy ra vào ngày tháng năm nào?

9) (Địa lý): Địa danh anh Chí đã sống là ở đâu?

10) (Mỹ thuật): Hãy vẽ hình ảnh Chí Phèo theo tưởng tượng của em từ hai câu trên.

11) (Âm nhạc): Theo em, trong tình trạng trên, Chí Phèo có hát được không? Nếu được thì sẽ là bài hát gì?

12) (Thể dục): Bước đi của anh Chí như trên giống với điệu nhảy nào? Hãy minh hoạ?

13) (Công nghệ): Với tình trạng say xỉn như trên, thị Nở nên nấu món ăn gì để giải rượu cho Chí.

14) (Sinh học): Với lượng rượu như thế khi đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thần kinh và hệ sinh sản?

15) (Tiếng Anh): Em hãy viết một bức thư ngắn khoảng 100 chữ bằng tiếng Anh cho anh Chí trong đó nói về tác hại của rượu và khuyên anh từ bỏ rượu.

16) (Tin học): Em hãy dùng phần mềm scratch, lập trình mô phỏng điệu đi của Anh Chí.

17) (GDQP): Em hãy nêu tình huống và hướng dẫn anh Chí lợi dụng địa hình, địa vật để đảm bảo an toàn người và phương tiện kĩ thuật!

0