K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

Thân phận bất công , đen đủi đối với người phụ nữ xưa

24 tháng 11 2021

  Tham khảo:

   Hai câu thơ nói lên thân phận long đong,lận đận,bế tắc,sự phiêu bạt vô định phải phụ thuộc và không có quyền quyết định số phận cho riêng mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .

Câu 4: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có hàm ý nói về sự phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa?A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn                 C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnB. Bảy nổi ba chìm với nước non                    D. Mà em vẫn giữ tấm lòng sonCâu 5: Câu thơ nào sau đây trích trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan biểu đạt tâm trạng cô đơn của tác...
Đọc tiếp

Câu 4: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có hàm ý nói về sự phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa?
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn                 C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
B. Bảy nổi ba chìm với nước non                    D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu 5: Câu thơ nào sau đây trích trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan biểu đạt tâm trạng cô đơn của tác giả?
A.Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà               C. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước 
B.Lác đác bên sông, chợ mấy nhà                 D. Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 6: Tác giả nào sau đây được coi là Bà Chúa Thơ Nôm?
A. Bà Huyện Thanh Quan                              C.  Hồ Xuân Hương
B. Trần Quang Khải                                       D.  Nguyễn Khuyến

 

2
29 tháng 12 2021

Câu 4: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có hàm ý nói về sự phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa?
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn                 C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
B. Bảy nổi ba chìm với nước non                    D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu 5: Câu thơ nào sau đây trích trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan biểu đạt tâm trạng cô đơn của tác giả?
A.Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà               C. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước 
B.Lác đác bên sông, chợ mấy nhà                 D. Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 6: Tác giả nào sau đây được coi là Bà Chúa Thơ Nôm?
A. Bà Huyện Thanh Quan                              C.  Hồ Xuân Hương
B. Trần Quang Khải                                       D.  Nguyễn Khuyến

29 tháng 12 2021

4-C

5-D

6-C

Tham khảo

Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẻ, cả hai lần đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu được họ, hiểu được người phụ nữ Việt Nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruộng đồng. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt Nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

11 tháng 12 2021

mik làm rùi đó bạn

 

15 tháng 12 2021

Tham Khảo:
 

Bánh trôi nước là một tác phẩm nói đến thân phận của người phụ nữ thấp kém, không được tôn trọng trong xã hội phong kiến. Tác giả Hồ Xuân Hương đã gợi lên cho ta thấy thân phận của người phụ nữ rất nhỏ bé, chịu nhiều đau khổ. 

             "Thân em vừa trắng lại vừa tròn

              Bảy nổi ba chìm với nước non"

  Qua hai câu thơ đâu tiên mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện, cho thấy người phụ nữ ngày xưa phải làm việc cực nhọc, khó khăn, có địa vị nhỏ bé và không có quyền lên tiếng. Thể hiện qua câu "Bảy nổi ba chìm với nước non", đã thấy được cuộc sống của người phụ nữ xưa bị bóc lột nhiều, làm việc liên tục và chứng minh cuộc sống của họ rất gian khổ.

             "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

             Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

   Thân phận của người phụ nữ xưa quá thấp kém, làm nhiều công việc nặng nhọc. Tác giả đã nói lên được sắc đẹp của người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong xã hội, tuy rằng làm nhiều công việc và bị bóc lột nhưng vẻ đẹp của một người phụ nữ vẫn giữ nguyên thể, không thể phai nhạt.

15 tháng 12 2021

Em tham khảo dàn ý nhé!

Mở đoạn: Bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã gợi lên trong long em niềm cảm thương cho số phận hẩm hiu nhưng cũng trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân đoạn:

Triền khai làm rõ:

+ Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ HXH: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH cuộc đời của họ long đong vất vả “bẩy nổi ba chìm” như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào “tay kẻ nặn, là người chồng, người cha, là XH phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo…

+ Tự hào và yêu quý về phẩm chất người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ về hình thể qua tính từ “trắng”, “tròn”. Đó còn là vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đầy sức sống . Đặc biệt cuộc đời họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh, nhưng người phụ nữ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của mình” mà em vẫn giữ tấm lòng son…

- Liên hệ với người phụ nữ trong những bài ca dao khác và trong văn thơ trung đại Kiều,VũNương…Kiều,VũNương… để thấy được họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận đau khổ bất hạnh mà nguyên nhân sâu xa đó không phải ai khác chính là XHPK đầy rẫy bất công và tàn bạo….

- Liên hệ với CS hôm nay để có những cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn chân thành: Từ cảm xúc yêu quý tự hào về XH đổi thay, người phụ nữ được đổi đời, được thể hiện tài năng và sắc đẹp trong mọi lĩnh vực XH nhưng CS vẫn còn có những mảnh đời số phận đau khổ để phấn đấu XD cho một XH tốt đẹp hơn…..

Kết đoạn: Khẳng định niềm tin tưởng vào vẻ đẹp và giá trị của người phụ nữ xưa và nay.

13 tháng 11 2016

Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẻ, cả hai lần đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu được họ, hiểu được người phụ nữ Việt Nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruộng đồng. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt Nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

14 tháng 11 2016

Bài thơ Bánh trôi nước của nữ sỉ Hồ Xuân Hương là một bài thơ hay đặc sắc, nhận được nhiều sự đồng cảm nơi người đọc. Với ngôn ngữ bình dị bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và được hiệp vần ở cuối câu 1,2,4 và bài thơ đã mượn chiếc bánh trôi nước để nói về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ xinh đẹp, thủy chung nhưng người lại thì cuộc đời của họ không được như mong muốn chịu nhiều bất hạnh, bấp bênh bị lệ thuộc trong cuộc sống. Mặc dù như thế nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ Việt Nam. Qua đây ta thấy được thái độ của tác giả rất trân trọng và cảm thương cho thân phận của họ. Chính vì thế mà bà đã viết nên một bài thơ hay để nói lên cuộc sống bấp bênh của người phụ nữ xã hội phong kiến

11 tháng 12 2021

A

11 tháng 12 2021

A nhá

23 tháng 8 2016

Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hoá sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.

 

2 tháng 11 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

phunuvietnamngayxua

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

 

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

15 tháng 10 2021

Qua bài thơ trên cho thấy người phụ nữ phong kiến xưa rất đẹp và người ta ví những người phụ nữ như những chiếc bánh trôi tròn trĩnh trắng bóc như lòng trắng trứng gà.

19 tháng 11 2021

Gợi ý thôi nhé!

- Thân phận lênh đênh, trôi nổi

- Phụ thuộc vào người đàn ông

- Không có tiếng nói trong xã hội

- Bị vùi dập, chà đạp không thương tiếc

-.............

19 tháng 11 2021

tham khảo nhé

 

Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hoá sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.

15 tháng 10 2021

 Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

15 tháng 10 2021

tham khảo

Ba chìm bảy nổi là câu thành ngữ chỉ cuộc đời con người gian nan lận đận, vất vả, gian truân, lúc lên lúc xuống, khi sướng khi khổ, và những điều này đan xen nhau một cách triền miên, dai dẳng, ý nói con người đó phiêu dạt, vất vả long đong. Cũng giống như hình ảnh một vật, hoặc một đám bèo bập bềnh trôi nổi trên mặt nước, không cố định, chìm lổi lênh đênh.