K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2019

• Địa bàn hoạt động của nghĩa quân:

Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mườivà kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

• Diễn biến của cuộc khởi nghĩa

- Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động.

- Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công.

- Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

- Tháng 9 năm 1863, tướng Pháp mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

=> Khởi nghĩa kết thúc.

11 tháng 4 2017

- Nghĩa quân Trương Định hoạt động từ rất sớm. Khi Đại đồn Chí Hoà thất thủ, ông đưa quân về hoạt động ở Gò Công (huyện Tân Hoà, Gia Định).

- Sau Hiệp ước năm 1862, triều đình yêu cầu bãi binh nhung ông đã chống lệnh triều đình, cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp.

- Nghĩa quân Trương Định đã mở rộng địa bàn hoạt động ra vùng Gia Định, lan rộng ra cả hai bên nhánh sông Vàm cỏ, từ Biển Đông lên tới vùng biên giới Cam-pu-chia.

- Ngày 28-3-1863, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ trung tâm ở Tân Hoà. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Phước Hoà.

- Ngày 20-8-1864, thực dân Pháp lại mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định hi sinh. Nghĩa quân cùa Trương Định một số rút về vùng Đồng Tháp Mười tiếp tục hoạt động, số còn lại gia nhập vào các toán nghĩa quân khác.


19 tháng 4 2020

Tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Ba Đình

  • Thời gian 1886 - 1887
  • Phạm vi hoạt động: Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá)
  • Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Khởi nghĩa Bãi Sậy

  • Thời gian 1883 - 1892
  • Phạm vi hoạt động: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ ...(Hưng Yên)
  • Người lãnh đạo: Đinh Gia Quê sau đó Nguyễn Thiện Thuật

Khởi nghĩa Hương Khê

  • Thời gian 1885 - 1896
  • Phạm vi hoạt động: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình
  • Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng

Diễn biến các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ:

  • Từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới, tích trữ lương thực... Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân cứ, mỗi quân cứ 100 - 500 người. Quân ta đã chế tạo thành công mẫu súng trường của Pháp, trang bị cho gần 1000 người.
  • Từ năm 1888 đến năm 1895, là thời kì chiến đấu ác liệt của cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân đã phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của Pháp.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

  • Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng
  • Thời gian tồn tại 10 năm
  • Tính chất ác liêt: chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
  • Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
  • Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp).
  • Phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét của địch, tiêu diệt được nhiều lính Pháp, thu được nhiều vũ khí...
24 tháng 3 2021

*Diễn biến, kết quả:

-Được nhân dân tôn làm Bình Tây nguyên soái, Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông.

-Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa(Gò Công). Sau 3 ngày chiến đấu liên tục, nghĩa quân rút lui rồi về căn cứ ở Tây Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngờ. Bị thương nặng, Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết(20/8/1864).

-Mặc dù bị tổn thất, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục. Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp vớ người Campuchia chống Pháp. Bộ phận còn lại cia thành các nhóm nhỏ, tỏa ra xây dựng các căn cứ khác.

*Trương Định bất chấp lệnh bãi binh của triều đình vẫn tập trung nhân dân đánh Pháp vì điều đó đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và gây kinh ngạc cho đại diện của triều đình, chính ông đã tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu dũng cảm dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

*Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:

- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.

- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.

- Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.

- Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công.

- Đánh vào tâm lí địch; chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm: tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; đồng thời khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tên, vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương:

+ Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo - diễn ra tại ba làng Thượng Thọ, Mậu Dịch, Mỹ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo - diễn ra tại vùng Bãi sậy, phủ Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), sau đó mở rộng ra các tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh.

+ Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo - diễn ra tại 4 tỉnh Bắc Trung Kì là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này

+ Là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phát triển, chịu sự chi phối của “chiếu Cần vương”.

+ Mục tiêu cao nhất là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại nền độc lập dân tộc.

+ Đặt dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.

+ Lôi cuốn nhiều các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó đông đảo nhất là nông dân.

+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, các nghĩa quân dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu.

+ Kết quả: thất bại.

+ Các cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa lịch sử to lớn, cụ thể là: làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến Việt Nam triều đại Tây Sơn được tiếp nối từ nghĩa quân khởi nghĩa Tây Sơn do anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo.

- Mùa xuân năm 1771, cơn bão táp cách mạng của nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự tổ chức, lãnh đạo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nổ ra  ấp Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Bình Định). Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

-Lực lượng quân khởi nghĩa Tây Sơn gồm quân bộ và quân thủy, có nhiều thuyền chiến và voi chiến, được tổ chức chặt chẽ; có thể tác chiến được cả thủy và bộ. Hệ thống yêu cầu quân đội dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ rất phù hơp với một quân đội lấy hình thức tác chiến tấn công  chủ yếu.

-Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước

28 tháng 3 2022

refer

 

- Lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến Việt Nam triều đại Tây Sơn được tiếp nối từ nghĩa quân khởi nghĩa Tây Sơn do anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo.

- Mùa xuân năm 1771, cơn bão táp cách mạng của nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự tổ chức, lãnh đạo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nổ ra  ấp Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Bình Định). Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

-Lực lượng quân khởi nghĩa Tây Sơn gồm quân bộ và quân thủy, có nhiều thuyền chiến và voi chiến, được tổ chức chặt chẽ; có thể tác chiến được cả thủy và bộ. Hệ thống yêu cầu quân đội dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ rất phù hơp với một quân đội lấy hình thức tác chiến tấn công  chủ yếu.

-Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước

14 tháng 3 2023

*Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896):

-Địa bàn hoạt động: Thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác(Thanh Hóa,Nghệ An,Quãng Bình)

-Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng

-Từ 1885→1889: Nghĩa quân xây dựng lực lượng,luyện tập quân đội,rèn đúc vũ khí

-Từ 1889→1895: Cuộc khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt,đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp . Sau khi Phan Đình Phùng mất,cuộc khởi nghĩa tan ra dần

Mặc dù bị thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu,có quy mô lớn nhất,trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ

14 tháng 3 2023

trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa hương khê (1885-1886) về cac tiêu chí sau ( người lãnh đạo địa bàn hoạt đọng diễn biến chính

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc

+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:

- Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch.

- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài.

14 tháng 8 2023

tham khảo:

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc

+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:

- Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch.

- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài.

1 tháng 11 2017

bn ơi có câu tương tự đó bnvui