K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QUÊ HƯƠNG Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi...
Đọc tiếp

QUÊ HƯƠNG Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê. 3. Viết tiếp vào chỗ trống để được câu văn có hình ảnh so sánh. a. Những cánh diều của Thảo và các bạn bay trên bầu trời quê hương như ...... b. Thảo bỗng ngửi thấy một mùi hương thơm như…. c. Thảo ngửa cổ lên trời, những vì sao đêm chi chít như…

1
18 tháng 11 2021

3. Viết tiếp vào chỗ trống để được câu văn có hình ảnh so sánh.

a. Những cánh diều của Thảo và các bạn bay trên bầu trời quê hương như những chú chim đang bay lượn trên trời.
b. Thảo bỗng ngửi thấy một mùi hương thơm như mùi giàn hoa thiên lí.
c. Thảo ngửa cổ lên trời, những vì sao đêm chi chít như hàng nghìn ngọn đèn sáng lấp lánh.
Đúng thì cho mình 1 tick nha.

"Thơm ngát", "hồn nhiên" và "tinh nghịch" nha!

6 tháng 1

thơm ngát, kẽo kẹt (cái này thì nó vừa có thể là động từ và tính từ), hồn nhiên, tinh nghịch

22 tháng 4 2023

Quê hương, đất nước - tiếng gọi thật thiêng liêng mà giàu tình cảm. Đối với mỗi người cũng như với em, tình yêu quê hương, đất nước là vô cùng quan trọng. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc tỉnh thành của Hưng Yên. Đó là một vùng quê trù phú, yên bình và tuyệt đẹp.

22 tháng 4 2023

Bạn sai rồi

 

      Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè ai ơi       Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ             Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều       Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về                                                 (Quê hương - Nguyễn Đình Huân) Câu1 : Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?Câu 2 : Tìm các từ láy có trong đoạn...
Đọc tiếp

      Quê hương là một tiếng ve 

Lời ru của mẹ trưa hè ai ơi 

      Dòng sông con nước đầy vơi 

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

      

       Quê hương là cánh đồng vàng 

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

       Quê hương là dáng mẹ yêu 

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

                                                 (Quê hương - Nguyễn Đình Huân) 

Câu1 : Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2 : Tìm các từ láy có trong đoạn thơ trên? 

 Câu 3 : Chủ đề của đoạn thơ trên là gì? 

Câu 4 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì ?Nêu tacs dụng của biện pháp tu từ ấy : Dòng sông con nước đầy vơi 

                                        Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Câu 5: Em hãy sử dụng kí hiệu ghi lại sự phối hợp thanh điệu của các tiếng và gieo vần trong hai câu thơ sau: Quê hương là cánh đồng vàng

                                               Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

                   ( Kí hiệu :thanh bằng: B; thanh trắc:T; vần: V )

0
24 tháng 11 2023

Hình 1:

Bạn nhỏ đang chăm sóc cho nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ, dọn dẹp cỏ, giữ cho quang cảnh được sạch đẹp.

Hình 2:

Bạn nam đang chăm sóc cho các cây ở quanh đường làng, ngõ phố nơi mình sinh sống

Hình 3:

Bạn nữ đang dọn vệ sinh xung quanh đường làng, ngõ phố nơi mình sinh sống.

Hình 4:

Thăm hỏi, tặng quà, động viên, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Hình 5:

Chơi các trò chơi dân gian của quê hương.

Ngoài ra, còn một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương như: 

- Tìm hiểu về truyền thống quê hương.

- Bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, cảnh đẹp quê hương.

- Giúp đỡ những gia đình khó khăn quanh khu vực mình sống.

- Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ quê hương.

10 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau để hoàn thiện và trưởng thành. Có thể thấy, môi trường, những tác động xung quanh có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành nên con người mỗi người. Và quê hương - nơi chôn rau cắt rốn có một vai trò đặc biệt đối với đời sống tâm hồn của ta.

 

Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta từ khi ta lọt lòng mẹ, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương mang đến cho ta những trải nghiệm, kỉ niệm đầu đời đẹp đẽ nhất, đáng nhớ nhất để ta lớn khôn và nhớ về.

Con người khi sinh ra và lớn lên, tiếp thu, chịu ảnh hưởng từ những sự kiện, nền văn hóa của quê hương, từ đó hình thành nên tính cách, tư duy và suy nghĩ cá nhân, có thể thấy quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên con người. Quê hương rộng hơn là đất nước, nơi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng hòa hợp để con người cùng học tập, giữ gìn và phát huy. Dù bạn ở bất cứ nơi nào trên đất nước này cũng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm quý báu khác nhau, nuôi dưỡng tâm hồn phong phú hơn. Chúng ta được sống trong thời bình như hiện nay là một hạnh phúc lớn lao mà thế hệ đi trước đã phải hi sinh sương máu, chính vì thế chúng ta cần trân trọng cuộc sống hiện tại cũng như cố gắng hoàn thiện bản thân, cống hiến nhiều hơn cho quê hương đất nước. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với bản thân mình và sự phát triển của mình. Lại có những người tuy có nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mình nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,… những người này đáng bị phê phán.

Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương cũng như chỉ được sống một lần. Hãy sống thật ý nghĩa, sống và cống hiến, tận hưởng hết mình. Không một ai sinh ra đã ở vạch đích hay hoàn hảo, chỉ cần ta biết sống và biết yêu, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

"Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ (…) Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón là liêu xiêu đi về." (Quê hương, Nguyễn Đình Huân) Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của đoạn thơ? Câu 2. Nêu (ngắn gọn) nội dung chính của đoạn thơ? Câu...
Đọc tiếp

"Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ (…) Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón là liêu xiêu đi về." (Quê hương, Nguyễn Đình Huân) Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của đoạn thơ? Câu 2. Nêu (ngắn gọn) nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3. Trong đoạn thơ trên, quê hương hiện lên qua những hình ảnh, âm thanh quen thuộc nào? Câu 4: Cho biết cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ trên? Ý nghĩa của cách lặp lại cụm từ đó? PHẦN II. Viết Câu 1. Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 đến 5 câu) nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2. Ai trong chúng ta cũng đều trải qua những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời, đó có thể là trải nghiệm vui, buồn, hạnh phúc hay đau khổ. Em hãy viết bài văn kể lại một trong những trải nghiệm đó của bản thân./.

0
Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.B. Cốt truyện giản dị, đời thườngC....
Đọc tiếp

Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?

A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.

B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.

C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.

D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.

Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?

A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.

B. Cốt truyện giản dị, đời thường

C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước

D. Cốt truyện giàu tính triết lí

Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?

A. Hành động

B. Lời nói

C. Suy nghĩ

D. Ngoại hình

Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?

- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.

- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.

A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.

B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.

C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.

D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?

A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.

B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.

D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.

Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?

A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

B. Dạ, nhà con mắc việc quan.

C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.

D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.

Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.

A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.

B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.                                                         

C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.

D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.

Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.

B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.

C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.

D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.

1
2 tháng 10 2023

Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?

A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.

B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.

C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.

D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.

Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?

A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.

B. Cốt truyện giản dị, đời thường

C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước

D. Cốt truyện giàu tính triết lí

Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?

A. Hành động

B. Lời nói

C. Suy nghĩ

D. Ngoại hình

Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?

- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.

- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.

A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.

B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.

C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.

D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?

A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.

B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.

D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.

Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?

A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

B. Dạ, nhà con mắc việc quan.

C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.

D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.

Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.

A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.

B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.                                                         

C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.

D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.

Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.

B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.

C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.

D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.

30 tháng 6 2021

Tần số dao động của vật 1 là:

  f1= n1: t1=700:10=70( hz)

Tan số dao động của vật 2 là:

f2= n2: t2=300:60=50( hz)

Vật 1 phát ra âm cao hơn vật 2 vì tần dao động của vật 1 lớn hơn tần số dao động của vật 2

19 tháng 8 2022

Các từ láy trong bài: chiều chiều, ngân nga, mênh mang, liêu xiêu