K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2021

A. Do thiếu vitamin D, dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ lượng chất canxi và phốt pho

18 tháng 11 2021

A. Do thiếu vitamin D, dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ lượng chất canxi và phốt pho

10 tháng 2 2017

- Thiếu vitamin D trẻ dễ mắc còi xương vì vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và photpho.

- Nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot vì đây là thành phần không thể thiếu của tuyến giáp.

- Trong khẩu phần ăn, ta cần:

   + Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa)

   + Cung cấp đủ rau, hoa quả tươi

   + Sử dụng muối vừa phải (đặc biệt là iot)

   + Trẻ em cần được tăng cường các thức ăn chứa nhiều canxi

   + Chế biến thức ăn hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn

- Thiếu vitamin A: Nếu thiếu vitamin A, cơ thể người sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, tăng sản sinh các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt từ đó gây khô mắt; hoặc bệnh liên quan đến da như làm cho da bị nhiễm khuẩn gây ngứa, khô, tróc vảy, da sần sùi,... Ngoài ra, thiếu hụt vitamin A còn gây xơ gan hoặc ứ mật mãn tính. Ở trẻ em, nếu thiếu hụt vitamin A thường xuyên dẫn đến mệt mỏi, kém ăn, chậm phát triển, da khô và tóc rụng nhiều, hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và da.

- Thiếu vitamin C: Khi thiếu vitamin C sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, thở nông, da dẻ thô ráp, vết thương chậm lành và có những nốt xuất huyết. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, loãng xương, thoái hóa khớp, tim mạch, scorbut, ung thư,…

- Thiếu vitamin B1: Khi thiếu vitamin B1 sẽ khiến cơ thể ăn uống không ngon miệng, dẫn đến sút cân nhanh chóng, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, thiếu sức sống. Ngoài ra, thiếu vitamin B1 cũng dẫn đến khó thở, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, mờ mắt, ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động,…

- Thiếu vitamin D: Khi bị thiếu vitamin D sẽ dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sẽ gây ra các triệu chứng không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật; khi trẻ biết đứng sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, chân bị vòng kiềng. Ngoài ra, thiếu vitamin D còn dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, gây ra hen suyễn ở trẻ em và gây ung thư,…

- Thiếu calcium: Ở trẻ em, thiếu calcium sẽ gây bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng xương, chân vòng kiềng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết tố, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, suy yếu hệ miễn dịch,… Ở người lớn, thiếu calcium sẽ gây bệnh loãng xương, nứt viêm da, phong thấp, hội chứng hạ calcium máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, bệnh tim, xơ cứng động mạch,…

- Thiếu chất xơ: Khi thiếu chất xơ sẽ dẫn đến cơ thể bị tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh trĩ, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…

13 tháng 1 2017

Đáp án : D.

28 tháng 2 2018

1/Vì thông thường, virus đi vào cơ thể qua đường miệng hoặc thông qua mũi. Chúng vào trong một tế bào và nhân bản bên trong đó cho đến khi tế bào căng đầy như một quả trứng, với hàng triệu virus. Vào lúc này, nếu bạn soi tế bào qua kính hiển vi điện tử, bạn có cảm giác như thấy các ngăn của tổ ong được lấp đầy: đó toàn là virus được lèn chặt trong từng ngăn như mật ong trong tổ. Hoàn toàn bị xâm chiếm bởi virus, tế bào sẽ chết, vỡ. Các virus thoát ra và phân tán. Mỗi con lại đi xâm chiếm một tế bào khỏe mạnh. Và vòng sinh trưởng lại bắt đầu.

Như vậy, virus lây lan rất nhanh chóng. Hàng triệu hoặc cả tỷ tế bào có thể bị nhiễm sau một vài giờ. Rất nhiều tế bào nhanh chóng bị giết chết. Bạn sẽ sớm thấy cảm giác đau vì các cơ quan bị thương tổn. Đau khớp, đau đầu, cơ bắp, dạ dày, tai, hoặc là nơi nào khác tùy từng trường hợp.

28 tháng 2 2018

4.

- Nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương vì:

Vitamin D đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ em, đây có thể được coi là chất chống còi xương. Lý do chính là Vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thụ và chuyển hóa canxi, phốt pho. Thiếu Vitamin D gây trở ngại cho việc hình thành xương dẫn đến bệnh còi xương.

Nguồn gốc

– Từ thức ăn: Có rất ít thực phẩm chứa Vitamin D trong tự nhiên với hàm lượng không cao như cá biển béo, dầu gan cá, gan và chất béo động vật, lòng đỏ trứng, sữa, và các thực phẩm có bổ sung Vitamin D…
– Tự tổng hợp tại da: Vitamin D được tổng hợp tại da dưới tác dụng của ánh nắng trực tiếp, đây là nguồn cung cấp 80% nhu cầu Vitamin D cho cơ thể hàng ngày. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF (Sun Protection Factor) > 8 sẽ khiến da giảm tổng hợp Vtiamin D. Tuy nhiên, khi sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 15 - 30 thì da vẫn tổng hợp đủ lượng Vitamin D cần thiết nếu phơi nắng từ 10 đến 20 phút.

- Thừa vitamin D sẽ dẫn tới làm tăng canxi trong máu, khiến mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp. bên cạnh đó, còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp,...

5 tháng 1 2018

2.Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, ở những vùng thiếu iốt nặng, có nhiều thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ, dù có điều kiện đi học họ cũng không thể biết chữ, không biết làm các phép tính cộng trừ. Khoảng 10% trẻ em thuộc nhiều lứa tuổi phải bỏ học vì hậu quả của thiếu iốt. Nhiều trẻ em và người lớn bị điếc nặng, bị liệt hoặc có tư thế đặc biệt. Thiếu iốt cũng gây nên sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh. Bệnh bướu cổ do thiếu iốt là bệnh hay gặp nhất và dễ nhận ra nhất trong các rối loạn do thiếu iốt.
Thế nên để thấy tầm quan trọng của muối iốt là quan trọng thế nào.

5 tháng 1 2018

3.Trong khẩu phần ăn hằng ngày ần được cung cấp những thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ?

* Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm và chế biến để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể:

- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày, bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

Các muối khoáng giữ vai ưò quan trọng đối với cơ thể:

- Muối ăn (NaCl) là thành phần quan trọng của môi trường trong tham gia vào nhiều quá trình sinh lí của cơ thể, điều hoà áp suất thẩm thấu, giữ môi trường trong được ổn định.

- Thiếu canxi thì bộ xương ở trẻ khồng phát triển (còi xương), ở người lớn sinh bệnh loãng xương.

Vitamin là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần mặc dù vitamin không cung cấp năng lượng cho cơ thể và cơ thể cũng cần một lượng rất nhỏ. Vì vậy khẩu phần ăn cần:

- Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) và rau, quả tươi. - Cung cấp muối (hoặc nước chấm) vừa phải.

-Nên dùng muối iốt.

- Trẻ em cần được tăng cường muối canxi (ăn bổ sung sữa, nước xương hầm)...

- Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.

1 tháng 10 2018

 - Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể ta sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

   + Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (phương pháp này được ưu tiên nhất, chỉ khi nào quá thiếu vitamin ta mới áp dụng hai biện pháp dưới).

   +Uống vi-ta-min.

   + Tiêm vi-ta-min.

   - Để chữa bệnh còi xương cho trẻ, ta sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

   + Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can-xi và vi-ta-min D (được ưu tiên nhất, chỉ khi nào thiếu can-xi và vitamin D do bệnh hoặc quá trầm trọng ta mới sử dụng hai biện pháp dưới).

   + Uống can-xi và vitamin D.

   + Tiêm can-xi.

14 tháng 10 2017

- Vitamin có nhiều ở thịt, rau, quả tươi

- Vitamin là một hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng cần thiết cho sự sống.

- Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều emzim tham gia các phản ứng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

- Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn.

làm rồi mà .-.

18 tháng 1 2022

VITAMIN vần trong bữa ăn vì:

Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào. Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh. Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương. Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

Tham khảo:

VITAMIN cần trong bữa ăn vì:

Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào. Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh. Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương. Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.
18 tháng 1 2022

VITAMIN cần trong bữa ăn vì:

Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào. Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh. Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương. Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.