K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2018

Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự phát triển, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.

 

4 tháng 9 2017

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia và cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

 

2 tháng 7 2016

Trẻ em bị bóc lột, đầy doạ một cách tàn nhẫn, cuộc sống rất khốn khổ đặc biệt là ở các nước nghèo ( Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật

Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, chịu đựng những thảm họa như đói nghèo, khủng hỏng kinh tế, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp, chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.

19 tháng 5 2017

Thể loại: Nghị luận về vấn đề chính trị- xã hội.

 

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM(Hướng dẫn HS tự đọc)I. Tìm hiểu chung- Đọc văn bản và xác định: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, PTBĐ và bố cục của văn bản.- Cho biết: Mục đích chính của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em là gì? Tại sao Hộinghị lại đề ra mục đích đó?II. Tìm hiểu văn bản1. Sự thách thức- Đọc các mục 3,4,5,6,7 của văn...
Đọc tiếp

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

(Hướng dẫn HS tự đọc)

I. Tìm hiểu chung
- Đọc văn bản và xác định: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, PTBĐ và bố cục của văn bản.
- Cho biết: Mục đích chính của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em là gì? Tại sao Hội
nghị lại đề ra mục đích đó?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự thách thức
- Đọc các mục 3,4,5,6,7 của văn bản và thực hiện các yêu cầu:
+ Chỉ ra những thách thức (khó khăn) đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
+ Cho biết những thách thức đó đã dẫn tới hậu quả như thế nào.
- Liên hệ: Trẻ em Việt Nam phải chịu đựng những thách thức nào trong số các thách
thức kể trên? Lấy một ví dụ cụ thể.
2. Cơ hội
- Đọc các mục 8,9 của văn bản và tóm tắt các cơ hội tạo thuận lợi cho việc chăm sóc và
bảo vệ trẻ em.
3. Nhiệm vụ
- Đọc phần cuối cùng của văn bản, tóm tắt các nhiệm vụ đặt ra đối với việc chăm sóc
và bảo vệ trẻ em.
- Theo em, nhiệm vụ nào quan trọng nhất? Tại sao?
- Liên hệ: Việt Nam đã thực hiện và chưa thực hiện được nhiệm vụ nào mà bản Tuyên
bố đưa ra?
* Mở rộng: Nêu các quyền của trẻ em mà em biết? Bản thân em đã và đang được
hưởng những quyền gì?

0
14 tháng 1 2021

     Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

  
26 tháng 11 2018

Phong cách ngôn ngữ: Chính luận

 

10 tháng 3 2018

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

 

27 tháng 10 2019

Cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em vì:

- Trẻ em là tương lai của một dân tộc, của nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau.

- "Được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển" là quyền lợi tất nhiên của mọi trẻ em. "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc" nên rất cần được bảo vệ, chăm sóc.

- Vậy mà thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới đang bị đe doạ từ nhiều phía, đang rơi vào những hiểm hoạ.