K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2018

Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước

- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước

- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

7 tháng 1 2019

- Bài viết được viết trong hoàn cảnh cả thế giới đang chuẩn bị bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới.

- Vấn đề nêu ra: chúng ta cần nhận thức như thế nào và làm những gì để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

- Ý nghĩa: để đáp ứng những nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử và dân tộc giao phó con người Việt Nam nói chung, lớp trẻ nói riêng không thể không nhận thức rõ những mặt mạnh và hạn chế của bản thân để không ngừng hoàn thiện mình xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.

1.Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?Bài viết đã nêu vấn đề gì?Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy. Những yêu cầu, nhiệm vụ hêt sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì? 2.Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả. 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành...
Đọc tiếp

1.Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?Bài viết đã nêu vấn đề gì?Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hêt sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

2.Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.Điều đó có đúng không, vì sao?

4.Tác giả đã nêu ra và phân tích điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

5.Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm  chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả tê nào khi nêu những nhận xét này?

6.Trong văn bản, tác gải sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết tác dụng của chúng.

1
19 tháng 3 2020

Câu 1 :

Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước

- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước

- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 2:

Trình tự lập luận của tác giả:

- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam

- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)

- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu

Câu 3:

Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"

- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người

- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội

Câu 4:

Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:

- Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới

Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã

- Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết

- Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập

Câu 5:

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

Câu 6:

Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn

- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước

→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.

#Học tốt

Ý nghĩa lịch sử đặc biệt của sự chuyển giao giữa hai thế kỉ diễn ra trên toàn thế giới

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Ý kiến thời sự của vấn đề mà bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: bài viết ra đời vào thời kì đất nước đang phát triển trong xu thế hội nhập, nền kinh tế có xu hướng toàn cầu. Bài viết trình bày rõ điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.

13 tháng 9 2023

Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết rất có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay. Cần phải thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự tỉ của “một nước nhớ”. Sau đây là một số gợi ý:

- Các vấn đề được tác giả Dương Trung Quốc đặt ra trong bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? có ý nghĩa lớn lao với thế hệ trẻ hiện nay bởi tính thời sự của vấn đề.

+ Rất nhiều bạn trẻ do không nắm bắt được các vấn đề của xã hội, của thời đại. ít có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thế giới, có ý thức tự từ dân tộc, hoặc thái độ bàng quan trước vận mệnh dân tộc, không hiểu gì về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hoặc lạc quan tếu cho rằng nước ta đã phát triển ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, việc xác định cho mình một cách hiểu đảng đắn về tình hình của đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một điều quan trọng.

Nguy cơ tụt hậu sẽ kéo dài nếu chúng ta không thấy và khắc phục được những tồn tại, vướng mắc, nhất là trong nhận thức của lớp trẻ.

- Chính niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc, sức mạnh của lòng yêu nước sẽ giúp chúng ta vượt qua sự tự ti, nỗi nhục của một đất nước tụt hậu sống bằng việc chờ mong sự trợ giúp của nước ngoài, để vươn lên độc lập, tự chủ về mọi mặt, tiến tới xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết là một trong những thực trạng đáng buồn vẫn còn tồn tại trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Việt Nam ta là một quốc gia đang trên đa phát triển, đời sống nhân dân vẫn đang ngày một cải thiên. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều cá nhân nhìn nhận các vấn đề xã hội, đất nước một cách phiến diện, dưới lăng kính chủ quan. So sanh nước ta với các siêu cường thế giới, yếu kém ra sao ra. Họ tập trung nhìn những mặt xấu mà bỏ quên đất nước vẫn đang không ngừng phát triển. Có những người sống ở nước ngoài, xa quê hương lâu năm vẫn còn mặc nhận nước ta là một nước chưa phát triển, nghèo nàn và lạc hậu. Những con người đó cần phải bị lên án. Người Việt Nam ta có quyền tự hào về đất nước mình. Là một thành viên của đất nước chúng ta phải nhìn vào lịch sử, nhìn vào những cố gắng, hi sinh của ông cha ta ngày trước để biết mình cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, để mai sau trở thành những công dân có ích cho xã hội, phát triển đất nước giàu mạnh hơn.

17 tháng 11 2021

* Vấn đề được đặt ra cấp bách là đẩy mạnh sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa. Giải quyết được tình trạng thiếu lương thực đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Bước đầu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân

*Những chính sách này là hoàn toàn phù hợp đúng đắn với tình hình thực tiễn của Nga Liên Xô thời bấy giờ, giúp đất nước vượt qua được tình thế hiểm nghèo và củng cố thêm uy tín của Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân

30 tháng 3 2020

xiin lỗi sách giáo khoa của mình bị mèo cắn rồi. rất  tiếc

1 tháng 4 2020

Ờm thì cậu có cj Google mà

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.