K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

23 tháng 1 2017

a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

   Những câu cảm thán:

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

    - Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.

   b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.

   c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.

   Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).

28 tháng 9 2017

Đáp án D

28 tháng 3 2022

Đoạn văn mang yếu tố biểu cảm : 

Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết,lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.  Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

`=>` Bộc lộ cảm xúc phê phán, về sự đãi ngộ tốt của ông với binh lính dưới trướng.

 

Câu 40: Dụng ý của tác giả Trần Quốc Tuấn thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan.” trích trong văn bản “ Hịch tướng sĩ”?A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ. D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh...
Đọc tiếp

Câu 40: Dụng ý của tác giả Trần Quốc Tuấn thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan.” trích trong văn bản “ Hịch tướng sĩ”?

A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.

B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.

C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.

 

D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.

Câu 53: Những lợi thế mà Lí Công Uẩn đưa ra của thành Đại La là gì?

A. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

C. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi.

B. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi.

D. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng.

3
14 tháng 3 2022

40, D

41, A

14 tháng 3 2022

40D

53A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Việc sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, chính xác nhằm thuyết phục binh sĩ và người đọc sau này hiểu được quan điểm sâu sắc của tác giả

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

Trần Quốc Tuấn đã sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, thuyết phục:

- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.

- Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.

- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Các yếu tố biểu cảm có tác dụng tác động vào tình cảm của người đọc, gợi suy tư, cảm xúc và thái độ đồng cảm nơi người đọc.

- Tăng sức thuyết phục trong các văn bản nghị luận đã học.