K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày...
Đọc tiếp

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

1
19 tháng 8 2017

 a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

  b, Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

  c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

  → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

    + Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả...
Đọc tiếp

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

2
23 tháng 2 2023

a. "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi".

b. "Các em đừng khóc".

c. "Đưa tay cho tôi mau", "cầm lấy tay tôi này".

Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến:

- Ở câu a là lời nói của nhân vật mang ý khó chịu, chán ghét.

- Ở câu b mang nghĩa dịu dàng, khuyên nhủ.

- Ở câu c mang ý đối thoại bình thường giữa nhân vật trong tình huống truyện.

23 tháng 2 2023

Cần gấp

25 tháng 2 2022

Câu cầu khiến

Dấu hiệu: có từ ''đi'' ở cuối câu.

25 tháng 2 2022

Câu trên là câu cầu khiến vì câu diễn tả hành động yêu cầu, đề nghị

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

   → Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.

b. Đào tổ nông thì cho chết!

   → Kiểu câu cám thán, hành động bộc lộ cảm xúc. 

Câu 10 :  Câu không phải là câu cầu khiến:A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.             B. Tôi đi bộ về nhà.C. Anh cứ hút trước đi.                                                   D. Ngài cứ nghe đi đã.Câu 11: Câu trần thuật “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.” Dùng để :A.Kể                                                                                B. Miêu tảC.Thông...
Đọc tiếp

Câu 10 :  Câu không phải là câu cầu khiến:

A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.             B. Tôi đi bộ về nhà.

C. Anh cứ hút trước đi.                                                   D. Ngài cứ nghe đi đã.

Câu 11: Câu trần thuật “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.” Dùng để :

A.Kể                                                                                B. Miêu tả

C.Thông báo                                                                   D. Nhận định

Câu 12: Dòng  nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định:

A.Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.  B.Là câu có từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

C.Là câu có ngữ điệu phủ định.        D.Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

2
21 tháng 3 2022

B

C

D

10. B

11. C

12. D

25 tháng 10 2017

Đáp án

Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

   → Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.

12 tháng 8 2017

Đáp án: A

15 tháng 6 2017

Các câu này dùng để trần thuật.

Câu Kiểu câu
Chưa nói hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Câu trần thuật
Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: Câu trần thuật
Thông ngách sang nhà ta? Câu nghi vấn chức năng bộc lộ cảm xúc
Dễ nghe nhỉ! Câu cảm thán
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Câu cầu khiến
Đào tổ nông thì cho chết! Câu cảm thán
Tôi về không một chút bận tâm Câu trần thuật
Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. Câu trần thuật
22 tháng 7 2019

a, Dùng dấu chấm trong những câu cầu khiến thứ hai và thứ tư → Đặc biệt khi dùng dấu chấm để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm.