K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2019

Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn:

     + Người thon gọn chiếc áo lông trần hạt lựu

    + Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi

- Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử đến quan hệ với mọi người

    + Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, chị đã có một gia đình riêng nhưng mọi thứ vấn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị

    + Người phụ nữ trưởng thành, để lại dấu ấn với mọi người trong gia đình

    + Nhân vật chị Hoài là mẫu phụ nữ đẹp truyền thống, giữ được nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người qua “cơn địa chấn” xã hội

8 tháng 10 2017

  • Ấn tượng của chị Hoài:
    • Người phụ nữ nông thôn, trạc 50. Người thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu. Khuôn mặt rộng có cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi.
  • Mọi người trong gia đình yêu quý chị Hoài vì:
    • Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ → Tình nghĩa, thuỷ chung.
    • Chị có một tấm lòng nhân hậu:
      • Đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm.
      • Những món quà quê giản dị của chị chứa đựng những tình cảm chân thành.
    • Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả thành viên trong gia đình bố chồng.
    • Chị trở lại khi gia đình ấy có những thay đổi không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã hội.
⇒ Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác thường” trong thời buổi khó khăn
24 tháng 3 2017

Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ, bộn bề lo toan riêng nhưng chị vẫn luôn dành một chút góc nhỏ trong trái tim cho gia đình ông Bằng. Chị về thăm gia đình chồng cũ vào chiều ba mươi Tết.

=> Chị Hoài sống nặng tình nghĩa thủy chung son sắt. Chị coi gia đình chồng cũ như những người thân thích. 

Đáp án cần chọn là: C

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

1 tháng 10 2019

Nhân vật gợi lên ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Phùng- người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp

- Xuất phát từ trái tim chân thành, tinh tế của người nghệ sĩ chân chính khi đi tìm cái đẹp

- Có sự thấu hiểu, đồng cảm với con người, và đi tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề

- Nhìn ra được vẻ đẹp ẩn giấu sâu bên trong tâm hồn của con người

27 tháng 5 2018

Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.

học tốt ^-^

27 tháng 5 2018

Đọc đoạn văn trên, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: Quê hương là nơi chị sinh ra,“nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của quê hương này, chị đã được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.

# Chúc bn học tốt # ( Mình đã sửa lại 1 số chỗ )

17 tháng 11 2017
Nhân vật trong truyện làm cho tớ ấn tượng n` nhất là thg` bé Phác cậu ạ

Nhà văn Nguyễn Minh Châu thật sự đã xây dựng hình tượng 1 ng` con có thể coi là "xưa này hiếm" vì có đứa con nào lại dám cầm dao đe dọa bố mình, hay đánh lại bố mình vì ko chấp nhận được hành vi vũ phu của bố đánh mẹ, vì bênh vực ng` mẹ đầy lòng hy sinh vì con ... Quả thực lúc đầu mình cứ nghĩ "Chết thg` bé này hư wá, dám "bật" lại cả ba mình" . Còn lớp mình khi học đến tp này, đến chi tiết thg` bé Phác chộp lấy cái thắt lưng mà đánh trả lại ba mình, trong lớp ai cũng "ồ" lên, "thg` này được" , "thg` này chắc tập võ từ bé" ;))....

Nhg khi đọc sâu hơn vào tp, ta mới thấy Phác ko còn là 1 cậu bé như n~ cậu bé cùng trang lứa nữa, mà cậu thật sự là 1 ng` lớn, hiểu biết, giàu tình cảm tuy lòng cậu đầy vết xước bầm dậm trg trái tim. Cảm động nhất là hình ảnh " ... cái thg` nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt ng` mẹ, như muốn lau đi n~ giọt nc' mắt chứa đày trg n~ nốt rỗ chằng chịt" hay như chi tiết thg` Phác từng tuyên bố rằng "Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó ko bị đánh". Có lẽ trg lòng thg` bé vẫn hết mực yêu thương mẹ và ba của mình nhg nó cũng rất rạch ròi, cương quyết với hành động sai trái của bố khi đối xử tàn bạo với ng` mẹ của nó.

ĐÚng như tên của nhân vật - Phác - chất phác thẳng thắn, nv này quả thực đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng tớ , và tò mò muốn biết nv này có thực hay ko với 1 bi kịch như thế trong truyện ngắn này ???

bucminh
Mọi người ơi cho mình hỏi với ạ.^^TH1. Anh A và chị B yêu nhau đã được một năm. Hai anh chị có ý định sẽ tiến tới hôn nhân. Nhưng khi đem chuyện này ra báo cáo và bàn bạc với bố mẹ thì chị B bị bố mẹ và gia đình phản đối kịch liệt với lí do: gia đình chị B theo đạo Thiên Chúa còn gia đình anh P lại theo đạo Phật. Chị B hết sức lo lắng và chưa biết giải quyết sự việc ra sao. ? Theo em, việc ngăn...
Đọc tiếp

Mọi người ơi cho mình hỏi với ạ.^^

TH1. Anh A và chị B yêu nhau đã được một năm. Hai anh chị có ý định sẽ tiến tới hôn nhân. Nhưng khi đem chuyện này ra báo cáo và bàn bạc với bố mẹ thì chị B bị bố mẹ và gia đình phản đối kịch liệt với lí do: gia đình chị B theo đạo Thiên Chúa còn gia đình anh P lại theo đạo Phật. Chị B hết sức lo lắng và chưa biết giải quyết sự việc ra sao.

 ? Theo em, việc ngăn cản của gia đình chị B là đúng hay sai? Vì sao?

TH2: Có ý kiến cho rằng: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan tổ chức còn người dân thì không có trách nhiệm gì cả”.

     Em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì Sao ?

TH3: Có ý kiến cho rằng: “Trẻ em còn nhỏ, ngoài nhiệm vụ học tập, vui chơi thì trẻ em không phải làm gì cả”.

      Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

TH 4: Gần nhà Thành có ông Năm chuyên thu gom các động vật quý hiếm để chở đi tiêu thụ. Thành biết đó là chuyện làm phi pháp nên Thành mấy lần định báo cho các chú kiểm lâm nhưng bố mẹ Thành khuyên không nên nói với ai vì đó là việc của người lớn.
?Theo em, bố mẹ Thành khuyên Thành như vậy có đúng không ? Vì sao ?
? Nếu là Thành em sẽ ứng xử như thế nào?

TH5: Ở gia đình nơi An sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết xuống ao, hồ hoặc vứt ra đường.
   Em hãy nhận xét hành vi trên. Nếu em là An chứng kiến việc đó em sẽ làm gì?
TH6: Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

a) Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?

b) Nếu là người chứng kiến em sẽ nói gì với các bạn ?

1
13 tháng 3 2022

Tình huống 1 : mình đã giúp bạn rồi nhé, chỉ cần xem lại chuông thông báo là thấy thôi nè !

Tình huống 2 : 

Em không đồng ý với ý kiến trên , vì trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là dành cho những người đứng đầu cơ quan và người dân phải cùng nhau  bảo vệ.Ai cũng phải bảo vệ, không phân biết chức cao trong xã hội.

Tình huống 3 : 

Em không đồng tình với ý kiến trên, vì đúng là trẻ em cần phải học, việc học là việc quan trọng đối với các em . Nhưng , ngoài việc học , các em cần phải phụ giúp cha mẹ, đỡ đần cho cha mẹ. Không nên lấy lí do cái cớ là cần phải học, trẻ em chỉ mỗi quyền là phải học, còn cái việc khác thì làm hay không cũng không quan trọng.Suy nghĩ đã là điều sai, chỉ có những trẻ em có suy nghĩ không cầu tiến mới dám nghĩ như vậy, thử một phút dừng lại , suy nghĩ lại xem bản thân đã đúng và sai ở đâu ? Sai thì khắc phục, đúng thì tự hào về bản thân mình.

Tình huống 4 : 

a) Theo em, bố mẹ Thành khuyên Thành như vậy là sai, vì bố mẹ Thành cho rằng " đó không phải việc của nhà mình, không được lo chuyện hàng xóm " .

b) Nếu là Thành , em phải  :

+ Nhất định báo được cho các chú kiểm lâm.

+ Khuyên lại bố mẹ nên suy nghĩ rõ lại về hành động của mình.

+ Đồng thời cũng nhắc nhở ông Năm nên sửa đổi.

+............

Tình huống 5 : 

Hành vi trên là sai, đáng để lên án cho việc làm này.

Nếu em là An, chứng kiến việc đó , em cần : 

+ Cố gắng tìm mọi cách để báo cho cơ quan chính quyền.

+ Nói lại với bác trưởng thôn hay bố mẹ để xử lí kịp thời.

+ Khuyên một số người dân thả xác động vật chết xuống ao, hồ hoặc vứt ra đường nên ra đầu thú, biết hối lỗi và không làm như vậy nữa.

+...............

Tình huống 6 :

a) Em đồng tính với quan điểm của bạn Dung, vì việc làm này đang hủy hoại những nơi như danh lam thắng cảnh, chùa, miếu ,.......

b) Nếu là người chứng kiến , em sẽ nói các bạn nên xem lại những hành động, hành vi mà các du khách đã làm, thử nghĩ coi nếu đó là đồ của các bạn mà bị người khác viết tên, hay phá phách món đồ đó thì các bạn sẽ phê phán hay đồng tình với việc làm của họ ? . Chắc chắn sẽ 99% là cảm thấy phê phán cho hành vi này . Vậy cũng như Thắng cảnh Vịnh Hạ Long với món đồ của bản thân các bạn thì là hai thứ giống nhau. Do đó, các bạn nên xem xét lại hành vi của mình khi đồng tình với ai , vì những điều đó chưa thật sự chính xác.

 

13 tháng 3 2022

Cảm ơn nhiều lắm ạ.^^

28 tháng 7 2021

Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.

28 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!

Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.

28 tháng 4 2017

Đáp án: C