K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

   + Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

   + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày: + Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

   + Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

29 tháng 11 2017

Cấu tạo của dạ dày.
Dạ dày có 4 lớp cấu tạo cơ bản.
Lớp màn bọc bên ngoài
Lớp cơ rất dày và khoẻ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)
Lớp dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều tuyến dịch vị.
Tiêu hoá ở dạ dày
Dịch vị do dạ dày tiết ra gồm 95% nước, 5% còn lại có enzim pepsin, axit clohiđric (HCl), chất nhầy.

Enzim pepsin chỉ tác dụng duy nhất với protein ở mức độ nhất định, trong môi trường có HCl (biến đổi hoá học).

Dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn với dịch vị và lưu giữ trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ sau đó mới đẩy dần thức ăn từng đợt xuống ruột non qua cơ vòng môn vị (biến đổi lí học).

29 tháng 11 2017

Ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa:

- Biến đổi lí học:

+ Tiết dịch vị

+Sự co bóp của dạ dày

- Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim pepsin.

3 tháng 12 2016

6.-Biến đổi lí học:các hoạt động tham gia:tiết dịch vị và sự co bóp của dạ dày.Các thành phần tham gia hoạt động:tuyến vị và các lớp cơ.Tác dụng của hoạt động:Hòa loãng thức ăn,đảo thức ăn thấm đều dịch vị
-Biến đổi hóa học:các hoạt động tham gia:hoạt động của enzim pepsin.Các thành phần tham gia hoạt động:enzim pepsin.Tác dụng của hoạt động:phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn.

3 tháng 12 2016

5.

Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong.

 

- Thanh mạc

- Tấm dưới thanh mạc

- Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

- Tấm dưới niêm mạc

- Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày.

20 tháng 7 2019

 Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự mở đóng của môn vị, độ axit cao của thức ăn xuống tá tràng là tín hiệu đóng môn vị. Khi lượng thức ăn này đã thấm đảm dịch mật và dịch tụy, độ axit của thức ăn được trung hoà bởi các muối mật và dịch tụy có tính kiềm, môn vị lại mở để thức ăn tiếp tục xuống. Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo động lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, đồng thời giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tụy và dịch ruột.

   Khi không có kích thích của thức ăn, gan vần tiết đều dịch mật và tích trữ ở túi mật, tuy tiết rất ít dịch và các tuyến ruột hoàn toàn không tiết dịch. Khi thức ăn chạm vào lưỡi và niêm mạc dạ dày, dịch mật và dịch tụy đều tiết ra mạnh mẽ, nhưng ruột chỉ được tiết ra khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột.

28 tháng 12 2020
 *dạ dày : 

-Có lớp cơ rất dày và khoẻ gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

-Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

+ Ruột non :

- Ruột non dài 

- hệ thống mao mạch dày đặc

- chứa nhiều emzym quan trọng để biến đổi thức ăn

*Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.

 

  
20 tháng 12 2018

1/ Các đặc điểm tiến hóa của xương thích nghi với lao động và đứng thẳng:

- Hộp sọ phát triển, có lồi cằm.

- Lòng ngực nở sang hai bên, cột sống cong 4 chỗ.

- Xương chi trên nhỏ, có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với bốn ngón kia.

- Xương chậu nở, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

2/ Có 3 loại nơ ron:

- Nơ ron hướng tâm(cảm giác) dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan cảm giác về trung ương thần kinh.

- Nơ ron li tâm(vận động) dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng.

- Nơ ron trung gian: liên hệ giữa các nơ ron.

3/ Biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non:

        Khoang miệng           Dạ dày           Ruột non
Biến đổi lí học

- Tiết nước bọt.

- Thức ăn được cắn, xé,

nghiền nhỏ, đảo trộn

thấm đều nước bọt

- Tiết dịch vị.

- Thức ăn được làm

nhuyễn, đảo trộn thấm

đều dịch vị

- Tiết dịch tụy và dịch ruột.

-Thức ăn được

hòa loãng, trộn đều

với dịch tiêu hóa.

Biến đổi hóa học.Ezim amilaza trong nước bọt biến một phần tinh bột chín thành đường manto.Enzim pepsin(+HCl) trong dịch vị phân cắt thức ăn protein thành chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.Các ezim trong dịch tụy và dịch ruột biến đổi các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.
11 tháng 12 2018

Em o bt chụy

3 tháng 12 2017

1) - Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gổm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày:

+ Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

2)Nhờ hoạt động nuốt, các cơ vùng hầu họng, lưỡi

3)

Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.
Loại thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hoá một phần nhỏ nhờ enzim amilaza. Loại thức ăn lipit không được tiêu hoá vì chưa có enzim tiêu hoá lipit
Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phá huỷ là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl
- Thức ăn được xuống ruột nhờ hoạt động co của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng môn vị.
- Thức ăn glucid tiếp tục được tiêu hóa một phần nhỏ ở giai đoạn đầu khi dịch vị chưa được trộn đều với thức ăn.
- Lipid không được tiêu hóa trong dạ dày vì không có enzim tiêu hóa lipid.
- Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày từ 3 - 6 tiếng tùy loại.

4 tháng 12 2017

mơn nhiều nha

Nghiên cứu hình ảnh sau đây về cấu tạo dạ dày ở một nhóm loài động vật và các phát biểu tương ứng: (1) được gọi là dạ cỏ, là nơi có một số vi sinh vật cộng sinh có khả năng phân giải xenlulôzơ. (2) được gọi là dạ lá sách, là cỏ đã lên men bởi vi sinh vật được hấp thụ bớt glucose và sau đó được ợ lên miệng để nhai lại. (3) được gọi là dạ tổ ong, là lưu trữ nơi...
Đọc tiếp

Nghiên cứu hình ảnh sau đây về cấu tạo dạ dày ở một nhóm loài động vật và các phát biểu tương ứng:

(1) được gọi là dạ cỏ, là nơi có một số vi sinh vật cộng sinh có khả năng phân giải xenlulôzơ.

(2) được gọi là dạ lá sách, là cỏ đã lên men bởi vi sinh vật được hấp thụ bớt glucose và sau đó được ợ lên miệng để nhai lại.

(3) được gọi là dạ tổ ong, là lưu trữ nơi thức ăn sau khi được nhai kỹ ở miệng và được hấp thụ bớt nước trước khi chuyển vào (4).

(4) được gọi là dạ múi khế, được xem là dạ dày chính thức ở động vật nhai lại, dạ múi khế có chứa pepsin và HCl để tiêu hóa protein chứa trong cỏ và được tạo ra bởi vi sinh vật.

(5) Quá trình tiêu hóa diễn ra ở (3) là quá trình chủ yếu giúp biến đổi xenlulôzơ và tạo ra nguồn cung cấp phần lớn protein cho động vật nhai lại.

(6) Quá trình tiêu hóa ở nhóm động vật này gồm ba quá trình biến đổi cơ học, biến đổi sinh học và biến đổi hóa học.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
23 tháng 3 2018

Đáp án C

(2) sai vì là dạ tổ ong

(3) sai vì là dạ lá sách

(5) sai vì là dạ múi khế