K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2019

Sau khi đọc truyện mỗi lần bác chủ bỏ một phần của tấm biển đi là những chi tiết gây cười nhiều nhất cho em. Nhà hàng không hề có sự suy nghĩ hay phản bác gì cả mà lại nhanh nhảu làm theo các ý kiến góp ý như một cái máy.

Chi tiết người chủ cửa hàng liên tục thay đổi nội dung tấm biển dẫn đến việc tấm biển mất đi hiệu quả ban đầu.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Chi tiết làm em buồn cười nhất là chi tiết cửa hàng bán cá mà khi treo biển lại không tự mình hiểu được nội dung, ý nghĩa của tấm biển, lại bị động nghe theo góp ý của người khác mà không suy xét kỹ lưỡng. Cửa hàng đã nhắm mắt làm theo từng ý kiến rồi cuối cùng là cất tấm biển đi không treo nữa.

17 tháng 4 2017

Chi tiết buồn cười:

     + Nhà hàng treo một tấm biển thừa thông tin

     + Khi thấy khách hàng chê thì vội vã sửa theo ý khách mà không suy nghĩ.

     + Xóa dần những chữ có trên biển quảng cáo

     + Nhà hàng dẹp biển quảng cáo.

- Chi tiết buồn cười nhất là dẹp hẳn chiếc biển quảng cáo: thể hiện sự thụ động, không có chủ kiến của người tiếp nhận (chủ cửa hàng)

4 tháng 11 2016

Tiếng cười trong truyện cười Treo biển bật ra ở phía người góp ý. Người góp ý đã không hiếu mục đích của những từ ngữ được ghi đầy đủ ở biển quảng cáo của cửa hàng cá. Cả bốn người lần lượt đều đưa ra cái lí đáng cười: bỏ đi những chữ cần thiết trong biển quảng cáo đó (tươi - ở đây - có bán - cá), góp ý đến mức làm cho chủ nhà hàng không còn trưng biển nừa. Tiếng cười được bật ra khi ta nghĩ đến những kẻ chỉ thích can thiệp vào chuyện cua người khác. Tiếng cười cũng được bật lên từ phía người tiếp thu ý kiến của người khác. Chủ cửa hàng đã tiếp thu góp ý một cách quá dễ dãi, không cần suy nghĩ, xem xét đúng sai.

 

4 tháng 11 2016

bạn có diễn kịch ko

1. Những chi tiết nào trong truyện làm em bật cười ? Vì sao em cười ? Hãy đọc kĩ để kiểm nghiệm xem chi tiết nào làm em buồn cười, sau đó bám vào các chi tiết ấy để giải thích tại sao chúng lại gây cười. - Các chi tiết gây cười trong...
Đọc tiếp

1. Những chi tiết nào trong truyện làm em bật cười ? Vì sao em cười ?

Hãy đọc kĩ để kiểm nghiệm xem chi tiết nào làm em buồn cười, sau đó bám vào các chi tiết ấy để giải thích tại sao chúng lại gây cười.

- Các chi tiết gây cười trong truyện:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Lí do:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Trí thông minh của em bé bắt nguồn từ đâu (dựa trên cơ sở nào) ? Điều đó có ý nghĩa gì ?

Đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để tìm câu trả lời.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
3 tháng 12 2017

Bài 1 là văn nào đấy?

3 tháng 12 2017

văn bản Em bé thông minh

31 tháng 10 2018

1:Nhân vật bị chê cười là chủ cửa hàng bán cá.

2:Chủ cửa hàng bị chê cười vì không có chủ kiến của mình chỉ biết nghe ý kiến người khác mà mình không có chủ kiến.

3:Chi tiết gây cười rõ nhất là những lần chủ cửa hàng xóa tên biển bán cá và cuối cùng k còn chữ nào.

4:Qua "treo biển"tác giả muốn khuyên chúng ta phải có chủ kiến trong cuộc sống của chính mình,suy sét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

1 tháng 12 2016

Nhà hàng nghe theo, cắt bớt dần và cuô"i cùng cất cả cái biển đi - > gây cười. Vì tướng rằng làm vừa lòng khách * Gây cười: Sự thống nhất giữa các ý kiến cùng chê bai sự dài dòng, dư thừa của nội dung biên, sự chiều lòng khách của chủ cửa hàng.

 

2 tháng 12 2016

Thanks you ^_^

13 tháng 11 2016

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

 

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.


 

13 tháng 11 2016

D

9 tháng 11 2017

Nhân vật bị chê cười là chủ cửa hàng bán cá,vì chủ cửa hàng là 1 trong những người thiếu chủ kiến trong cuộc sống.

9 tháng 11 2017

Qua câu chuyện,tác giả muốn khuyên chúng ta rằng:

-Cần biết lắng nghe nhưng cũng cần biết suy nghĩ và lựa chọn.