K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2017

a, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta

b, Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.

    + Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền

    + Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt

c, Khảng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:

    + Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)

    + Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu

    + Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)

- Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn

3 tháng 6 2017
  1. Những chân lý được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo:
  • “Việc nhân nghĩa côt ở yên dân” – một chân lý đến đời này vẫn còn luôn đúng đắn là phải luôn luôn đặt quyền lợi và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Không thể cậy quyền cậy thế mà bao che cho nhau rồi làm hại dân lành.
  • Người nhân nghĩa là người lo được cho nhân dân cuộc sống yên ấm, hòa bình.
  • Đất nước ta dẫu có trải qua bao đời, bao thăng trầm thì sau cùng vẫn giữ vững nền độc lập.

Như vậy, Nguyễn Trãi vừa khẳng định yếu tố nhân nghĩa là lấy dân làm chủ, vừa khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc.

  1. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như tuyên ngôn độc lập vì:
  • Trước hết Nguyễn Trãi đã lấy lợi ích của nhân dân ra làm điều đầu tiên trong tư tưởng nhân nghĩa. Mọi việc đều vì sự yên ấm của nhân dân.
  • Sau đó, ông khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc đã trải qua bao đời, bao sử sách, dẫu có thăng trầm thì nền độc lập ấy cũng vẫn vững vàng.
  1. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ đanh thép, những chứng cứ xác thực để làm minh chứng cho nền độc lập của dân tộc. Cùng với đó là những phép so sánh chính xác, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.

Những chứng cứ ông đưa ra ở đây đều rất chính xác trong sử sách:

“Lưu cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

3 tháng 3 2023

Những tư tưởng, chân lí khách quan được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo là:

+ Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

⇒ Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.

29 tháng 8 2023

- Những tư tưởng, chân lí khách quan được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo là:

+ Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

→ Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Chân lý về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của Đại Việt

18 tháng 4 2017

Tiền đề của bài, tác giả khẳng định những chân lý:

   + Sự tồn tại độc lập về lãnh thổ, chủ quyền.

   + Có phong tục, tập quán.

   + Có nền văn hiến lâu đời.

   + Có lịch sử độc lập với nhiều triều đại.

   → Khẳng định sự tồn tại độc lập của quốc gia bằng lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc.

3 tháng 3 2023

- Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần:

+ Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Phần đầu nói về tư tưởng nhân nghĩa.

+ Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Phần hai soi chiếu lí luận vào thực tiễn.

 

+ Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Phần tiếp theo nói về diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi là người nông dân áo vải, chọn núi Lam Sơn để dấy nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi cùng lí tưởng, hoài bão lớn lao và lòng người quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn.

+ Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”): Phần cuối cùng sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước nhấn mạnh niềm tin, ý chí: xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.

=> Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
8 tháng 8 2017

Văn bản chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm

- Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé

- Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.

Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.

   + Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.

   + Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu

   + lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.

5 tháng 2 2017

Giải bài 52 trang 101 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

a. Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Tố cáo tội ác của giặc

- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Lược thuật quá trình kháng chiến

- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”).: Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước

b. Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh.

- Bài cáo viết về quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến chiến thắng của Đại Việt.