K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2017

Đáp án B

→ Sông nước Cà Mau được trích từ chương XVIII

19 tháng 2 2016

 Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.

Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.

- Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.

Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất "tôi" (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của "người trong cuộc". Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.

2. Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa giăng chi chít, trên thì... dưới thì... chung quanh... cũng chỉ...). ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác - đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ...tiếng rì rào bất tận... của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.

3. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.

4. Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai":

+ Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

- Con sông rộng hơn ngàn thước

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

+ Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có các động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con thuyền.

Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.

Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế, bởi vì:

- thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt.

 - đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn,

- xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.

+ Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.

5. Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn:

- Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực,...

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau...

6. Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể... cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

 

     

3 tháng 5 2018
Soạn bài: Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)

Xem thêm: Tóm tắt: Sông nước Cà Mau

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn​

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ Tất cả đều màu xanh

+ Âm thanh rì rào bất tận

+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

+ Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

+ Con sông rộng hơn ngàn thước

+ Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

+ Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

+ Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

+ Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

+ Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

Em đã được xem phim Đất Phương Nam dựa theo truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Quãng đời lưu lạc của bé An- nhân vật chính trong phim đã làm cho em vô cùng cảm phục. Còn hình ảnh sông nước Cà Mau, đặc biệt là cảnh sắc chợ Năm Căn nằm trên mảnh đất cuối cùng cực nam của Tổ quốc thì mãi mãi tới tận hôm nay, sau khi học xong văn bản Sông nước Cà Mau mới để lại trong tâm trí em những ấn tượng vô cùng mới lạ, qua tài năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả điêu luyện của nhà văn Đoàn Giỏi.

Một đoạn văn không dài (chỉ nửa trang văn) mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt người đọc cảnh sắc của cái chợ ở vùng sông nước Cà Mau một vẻ đẹp riêng, vừa trù phú vừa độc đáo làm sao!

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

Chợ Năm Căn đã đẹp lại còn đẹp hơn bởi sự tô điểm về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng của rất nhiều các dân tộc: những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những bà cụ già người Miền bán rượu với đủ các giọng nói líu lô, đủ cách ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Chợ Năm Căn còn “khêu gợi” hấp dẫn du khách bởi những hương vị của các “món xào”, món nấu Trung quốc rất mới lạ, hoặc những món ăn dân dã không kém phần thú vị: một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu. Thật tài hoa! Nhà văn như “hội tụ” được những hương vị đậm đà của đời thường vào ngòi bút của mình để rồi “toả” ra trên những trang viết làm ngất ngây lòng người.

Cảnh chợ Năm Căn là một bức tranh vô cùng sống động. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ văn chương có đường nét, hình khối, có màu sắc âm thanh, và đặc biệt còn có cả hương vị đậm đà mà chỉ một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc mới có được. Nhờ có bức tranh này mà chợ Năm Căn được hiện lên với những màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập của nó. Tuy chưa được đặt chân lên vùng đất xa xôi này nhưng những trang văn đã giúp em vừa hình dung được cụ thể, vừa có những hiểu biết rộng lớn hơn để yêu mến mảnh đất ở tận cùng phía nam của đất nước. Học xong bài Sông nước Cà Mau bỗng nhiên trong em ấp ủ một ước mơ khát vọng: sau này khi đã trưởng thành, em sẽ được đến mảnh đất yêu thương này để được tận mắt chiêm ngưỡng và đóng góp một phần trí tuệ, sức lực của mình xây dựng và bảo tồn những nét văn hoá đẹp cúa chợ Năm Căn.



 

24 tháng 1 2019

Gợi ý :

- Dòng sông quê em trông như một con đường dài bất tận 
- Bình minh vừa lên, dòng sông đã khoác lên mình một chiếc áo trắng tinh khôi, kết từ những tia nắng dịu dàng của mặt trời 
- Buổi chiều, dòng sông ẩn hiện một màu hồng thơ mộng 
- Dòng sông mênh mông, hiền hoà là nơi mà lũ trẻ chúng em vui đùa,.... 
* Gợi ý vậy nhé. Nhớ ĐÚNG nha!!!

24 tháng 1 2019

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
 

2 tháng 1 2019

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

Trả lời:

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):

1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?

2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.

3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.

Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):

1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?

3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

1.Chế độ ăn uống:

- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…

- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.

2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

- Đội nón (mũ) khi ra nắng.

- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

3.Trời lạnh cần:

- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.

4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?

Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Trả lời:

- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.

- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.

Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:

- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

- “Rét run cầm cập”.

Trả lời:

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

- Đi nắng cần đội mũ nón.

- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Khi trời nóng không nên lao động nặng.

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:

1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau

 a) Tắm ngay khi người đang nóng nực.
 b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh.
 c) Hạ nhiệt một cách từ từ.
 d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa.
xe) Gồm c và d.

2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau

 a) Mặc thật nhiều quần áo.
 b) Mặc đủ ấm.
 c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng.
xd) Gồm b và c.
 e) Gồm a và c.
25 tháng 4 2021

nhớ tick cho mình nha 

ua bài văn, chúng ta cảm nhận về Cà Mau cực Nam của tổ quốc là một mảnh đất với những ấn tượng nổi bật sau:

Đó là một vùng đất hoang sơ, xa xôi ít người biết đến.Là một vùng đất hùng vĩ bởi con sông Năm Căn mênh mông cuồn cuộn và những rừng đước bạt ngàn vô tận.Là một vùng đất với cách họp chợ rất độc đáo dập dềnh trên sông nước.Là một vùng đất hội tụ nhiều màu sắc văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau.
29 tháng 4 2023

T

ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

mình tich luôn mình cần gấp

0