K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2018

Xte-phan-Xvai-gơ đã từng làm thơ, viết kịch và sáng tác truyện, đặc biệt nổi tiếng khi viết về chân dung những nhà văn.

Đáp án cần chọn là: D

13 tháng 9 2023

C. Bối cảnh truyện thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả...

13 tháng 9 2023

C

17 tháng 8 2019

Tác giả Xte-phan-Xvai-gơ sinh năm 1881 và mất năm 1942. Ông là một nhà văn mang quốc tịch Áo gốc Do Thái.

Đáp án cần chọn là: B

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

D
datcoder
CTVVIP
5 tháng 10 2023

Chọn C. Vì giúp người đọc dễ hình dung ra loại phương tiện đang được giới thiệu

25 tháng 7 2017

a, - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):

Những luận điểm bài viết:

Mở đầu: Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa

Trình bày nét đặc sắc cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

    + LĐ 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước

- LĐ 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- LĐ 3: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên

- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng

- Luận điểm phù hợp với nội dung bài viết, cách sắp xếp luận điểm khác với cách xếp thông thường khi tác giả nói tới con người, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, rồi mới trình bày nét đặc sắc trong thơ văn của ông

b, - Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):

Các luận điểm được triển khai:

- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người

- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ

- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí

c, Trong bài Đô-xtôi-ép-xki

Luận điểm

Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn

- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-tôi-xep-xki

- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-tôi-ep-ski

13 tháng 6 2017

Khi gắn nhân vật với bối cảnh chính trị và văn chương:

   + Ông là người đại diện cho tầng lớp người dân thống khổ dưới chế độ Nga hoàng

   + Ông trở về như sự báo trước “sứ mệnh của sự tổng hòa giải của nước Nga”

   + Cái chết của ông làm mọi người “yêu thương và cảm phục”

→ Khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử, xã hội, đất nước.

7 tháng 12 2023

loading...

TK:

Xuân Quỳnh được biết đến là một hồn thơ dịu dàng, nữ tính. Chị không chỉ mang đến cho thi đàn những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng của trái tim đang thổn thức trong tình yêu mà chị còn mang cả thế giới trẻ thơ, thế giới cổ tích, thế giới của bà với cháu vào trong thơ mình. Trái ngược với cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn thấy một khung cảnh thật êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế với những kỉ niệm, cảm xúc mãnh liệt. Chỉ từ một âm thanh quen thuộc là tiếng gà trưa của xóm nhỏ trên đường hành quân, chị đã nhớ tới người bà thân thương của mình để rồi, kết lại bài thơ là những câu nói như thủ thỉ, tâm tình nhưng lại đầy quyết tâm:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Những người lính trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà bỗng nhớ tới quê hương và những người thân thuộc của mình. Họ chiến đấu chống lại kẻ thù là vì tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Họ chiến đấu vì để bảo vệ xóm làng thân thuộc - nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn nữa, cuộc chiến đấu ấy là vì người bà của mình vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về bà đều gắn liền với tiếng gà cục tác, với ổ trứng của con gà mái mơ. Đó có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong tâm trí của đứa cháu. Chẳng có ai muốn rời xa nơi bình yên và hạnh phúc mà lao vào cuộc chiến sinh tử với một kẻ thù quá mạnh. Chẳng có ai đủ dũng cảm để lìa xa người mình yêu thương nhất mà ra đi không biết ngày nào mới trở về. Chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để thôi thúc con người ta hi sinh cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao hơn thế. Và dĩ nhiên, với những đứa con, đứa cháu, sự hi sinh ấy rốt cuộc cũng chỉ vì người thân yêu. Có ai đó đã từng nói, lòng yêu nước bắt nguồn từ việc yêu những thứ bé nhỏ nhất. Và với những người dân Việt Nam lúc bấy giờ, yêu bà, yêu mẹ, yêu gia đình, yêu xóm làng chính là yêu nước. Yêu nên mới sẵn sàng hi sinh. Yêu nên mới quyết tâm chiến đấu để bảo về. Và cũng vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thấy âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng bồi hồi nhớ về bà.

Cũng viết về tình cảm bà cháu, nhưng hình ảnh người bà của Bằng Việt lại hiện về trong tâm trí của đứa cháu gắn liền với hình ảnh của bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng gà là nơi ấp ủ, nâng niu hạnh phúc đời thường của người bà. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt tuy khác nhau về cội nguồn khơi gợi song lại gặp nhau ở tình cảm thiêng liêng cao cả của tình bà cháu. Tình cảm ấy chính là sợi dây để gắn kết những người con trên cùng một mảnh đất hướng về quê hương, Tổ quốc của mình.

Dù là tiếng gà hay bếp lửa, hình ảnh người bà cũng hiện lên với vẻ tảo tần, vất vả, với tình yêu bao la mà bà dành cho cháu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại là:

Tùy bút, tản văn

- Xác định được đề tài của văn bản.

- Xác định được cái tôi của tác giả trong văn bản.

- Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút, tản văn.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút, tản văn.

- Chú ý đến chất trữ tình được tác giả thể hiện trong văn bản.

- …

Truyện thơ

- Xác định được cốt truyện.

- Xác định được nhân vật trong truyện thơ là kiểu nhân vật nào.

- Giải thích và phân tích được ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

- …

Bi kịch

- Xác định được chủ đề, cốt truyện và thông điệp trong văn bản.

- Xác định được hoạt động gây ra xung đột của bi kịch.

- Xác định được nhân vật thuộc phe thiện > < ác, đặc biệt là nhân vật bi kịch.

- Giải thích và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ sử dụng trong văn bản: ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.

- …