K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2020

Bóng cây râm mát em ngồi
Lật trang vở mới học bài rất ngoan
Ve ve ve hát xênh xang
Trời xanh mây trắng... một dàn đồng ca

8 tháng 8 2023

- Lúc đầu, con lừa làm việc lười biếng và luôn tìm cách trốn việc.
- Sau khi được ông chủ dạy cho một bài học, con lừa đã thay đổi trở nên siêng năng hơn, được ông chủ yêu quý và có cuộc sống sung túc.
- Tự giác, tích cực trong lao động sẽ đem lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp hơn, có tinh thần trách nhiệm với bản thân và xã hội, không chỉ vậy, điều đó còn mang lại cho chúng ta cái nhìn thiện cảm từ mọi người 

Lúc đầu, con lừa làm việc một cách rất lười biếng.

Sau khi ông chủ dạy cho một bài học, con lừa đã làm việc chăm chỉ hơn và siêng năng hơn.

Tự giác, tích cực trong lao động sẽ đem lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp hơn, có tinh thần trách nhiệm với bản thân và xã hội.

Bài  2            Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:          “Vào những ngày hè, Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu nhặt các hạt lúa mì, lúa mạch để dự trữ lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến làm chi cho cực trong lúc các loài vật khác đang được nghỉ ngơi, vui chơi, đắm say vào các cuộc hội hè. Kiến vẫn cứ lặng thinh làm việc.Khi mùa đông đến, trời mưa dầm dề, Bọ...
Đọc tiếp

Bài  2            Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

          “Vào những ngày hè, Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu nhặt các hạt lúa mì, lúa mạch để dự trữ lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến làm chi cho cực trong lúc các loài vật khác đang được nghỉ ngơi, vui chơi, đắm say vào các cuộc hội hè. Kiến vẫn cứ lặng thinh làm việc.

Khi mùa đông đến, trời mưa dầm dề, Bọ Rầy không tìm được thức ăn, đói lả, bèn đến hỏi Kiến vay lương thực. Kiến bảo: "Chị Bọ Rầy ạ, giá trước đây chị cứ lo làm, đừng quở trách gì tôi thì bây giờ đâu đến nỗi chị phải chịu ngồi đói meo!”

                 (Trích “Truyện ngụ ngôn”)

Câu 1: a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.

b) Đặt nhan đề cho văn bản. Vì sao trong khi các loài vật khác đang được nghỉ ngơi, vui chơi thì Kiến lại làm việc cực khổ?

c) Câu chuyện này kết thúc như thế nào? Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống?

Câu 2:Chăm chỉ là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần có.Hãy nêu ít nhất hai lợi ích của đức tính chăm chỉ trong cuộc sống.

Câu 3: a) Chỉ ra ít nhất một trạng ngữ có trong văn bản trên.

b) Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng và phép liệt kê. Nêu tác dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong câu em vừa đặt.

1
20 tháng 4 2022

Tự làm đi, cái này dễ mà ko biết làm, chỉ cần đọc kĩ rồi trả lời câu hỏi thôi thế mà cũng phải hỏi

24 tháng 11 2021

1: Qua bài đọc trên, em thấy Xtác-đi là một cậu bé ngoan ngoãn, biết giữ gìn sách sạch đẹp và còn thông minh đặt màu bìa của sách cho hài hòa

2: em học được em nên ngoan ngoãn, giữ gìn sách

24 tháng 11 2021

Câu 1: Qua bài đọc trên, em thấy Xtác-đi là cậu bé ngoan, biết giữ gìn những quyển sách và còn biết cách sắp xếp sách sao cho hài hòa.
Câu 2: Điều em học được từ cậu bạn Xtác-đi là phải biết giữ gìn những quyển sách và luôn trân trọng những thứ mình đang có.

26 tháng 2 2022

a. Khổ thơ được trích từ vài thơ Viếng lăng Bác.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: mặt trời trong lăng. Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại của dân tộc, soi sáng cho cả dân tộc.

c. (HS tự viết đoạn văn, chú ý yêu cầu về nội dung: phân tích khổ thơ trên và hình thức: số câu, kiểu đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp)

31 tháng 12 2021

- 5 danh từ: cánh diều, cánh bướm, sáo đơn, sáo kép, sáo bè

- 5 động từ: hò hét, nhìn, hiểu, chờ đợi, bay đi

- 5 tính từ: mềm mại, vui sướng, huyền ảo, đẹp, khổng lồ

23 tháng 3 2020

Câu 1: Các bài thi của Nguyễn Hiền vượt xa các học trò của thầy vì bài của chú chữ tốt văn hay.

Câu 2: Qua nội dung bài đọc, em học tập ở Nguyễn Hiền những đức tính là ý chí vượt khó, tinh thần tự học, quyết tâm cao để đạt được hành quả tốt đẹp.

Câu 3: Chú bé rất ham thả diều.

                             VN

Câu 4: Trong bài đọc “Ông trạng thả diều” có hai từ láy, đó là: đom đóm, vi vu.

Đặt câu:

- Tiếng sáo vi vút trên cao.

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời) 1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung,  ….)- Những từ ngữ...
Đọc tiếp

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4

(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

 

1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau

1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung,  ….)

- Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ”

-> tình cảm …..

 

2. Em hãy tìm từ ngữ để hoàn thiện bài tập điền khuyết sau

(*) Tổng kết về bài ca dao:

- Về NT của bài ca dao:

+ Bp …., ….

+ ……. giàu hình ảnh và giàu sức gợi

- Về nội dung của bài ca dao

+ Bài ca dao ca ngợi …, sự …. của …..

+ bày tỏ ….. của tác giả dân gian

 

 

(*) Tổng kết bài ca dao

…….

 

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 2

a. Em hãy đọc kĩ bài ca dao, đối chiếu với tri thức về thể thơ lục bát để tìm từ ngữ điền vào bảng chứng minh bài ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát có biến thể

Bài ca dao số 2

Số dòng thơ/ số cặp lục bát

+ Có …. cặp lục bát nhưng …… dòng đầu không đi theo cặp:

Số tiếng trong từng dòng

+ Đa số các dòng thơ đều có câu lục 6 chữ, câu bát 8 chứ. Nhưng có dòng …… tiếng: dòng đầu tiên

Vần

- 2 dòng ….: ra/ hòa, các dòng còn lại không tuân thủ …..

Nhịp

- dòng2,3- 4,5- 6,7- 8,9: ngắt nhịp ……

Nhưng dòng 1 lại ngắt nhịp …..

Thanh điệu

Có 1 cặp lục bát ( dòng …..) tuân thủ luật bằng trắc

Các dòng, cặp còn lại : chưa tuân thủ luật thanh điệu bằng trắc

 

b/ Đọc hiểu bài ca dao

1. Trong lời hỏi, cách xưng hô của cô gái tạo giọng điệu thơ như thế nào?

     Qua đó, trong lời hỏi, cô gái hỏi chàng trai về những điều gì?

* Lời hỏi

- Cách xưng hô “em-anh”-> giọng điệu thơ …..

 

- Hỏi tên ….., tên …….

2. Trong lời đáp, chàng trai trả lời và nhắc đến những địa danh nào? Những địa danh này có gì ấn tượng? (xem chú thích 3/sgk 62 và chú thích 1/ sgk 63 để trả lời)

       Qua đây, chàng trai thể hiện thái độ, tình cảm gì của mình

* Lời đáp

- Chàng trai nhắc đến …, ….- những địa danh ghi dấu …………

 

 

 

-> Niềm ……… về một dân tộc …….

3. Tóm lại, về hình thức, bài ca dao có có điểm gì độc đáo?

     Qua đó, bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp nào của quê hương đất nước ?

A. Ca ngợi vẻ đẹp hữu tình của cảnh sắc quê hương

B. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mộc mạc của con người quê hương

C. Ca ngợi truyền thống giữ nước quật cường của dân tộc

* Bài ca dao có hình thức ……. độc đáo

-> ca ngợi ………….

 

3/ Đọc hiểu bài ca dao số 3, 4

Bài ca dao số 3

1. Bài ca dao đã nhắc đến những địa danh và món ăn nào của vùng đất Bình Định?

...............

2. Khi giới thiệu về những địa danh và món ăn đo, tác giả dân gian đã sử dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 4 biện pháp tu từ sau đây: điệp từ (lặp đi lặp lại 1 từ nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào đó của đối tượng), nhân hóa, liệt kê, so sánh

     Qua các biện pháp tu từ, tác giả dân gian đã giới thiệu về vẻ đẹp của mảnh đất Bình Định. Vậy, kết hợp xem phần chú thích của bài ở trang 63/sgk và qua các biện pháp tu từ, em hãy cho biết: mảnh đất Bình Định là mảnh đất như thế nào (thiên nhiên, con người, món ăn) ( em dùng các tính từ để chỉ ra đặc điểm của thiên nhiên, con người và món ăn)

* BP ......

-> mảnh đất Bình Định

+ có thiên nhiên ...

+ con người ....

+ những món ăn .......

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- ......

Bài ca dao số 4

1. Bài ca dao số 4 viết về vùng miền nào?

2. Trong bài ca dao có những hình ảnh nào? Có biện pháp tu từ nào? Những hình ảnh và biện pháp tu từ đó thể hiện đặc điểm gì của vùng đất này?

* vùng Đồng Tháp Mười.

* Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”, bp điệp từ “sẵn”, liệt kê

-> ca ngợi vùng ĐTM trù phú, giàu có sản vật thiên nhiên

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- tự hào, yêu mến- tự hào, yêu mến

Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ,em cảm ơn

0
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Tuổi thơ xa lắc phiên chợ làngNgày bé qua sông, cầm áo mẹNấm, rau, tôm cá tươi xanh quáGạo nếp dâng đầy kẻ lại qua Tôi đi ngơ ngác buổi chợ maiỔi, thị, sim, dâu thơm bước aiTò mò thấy một ông già lạĐầy tay chùm quạt, đi đi hoài Chào mời luôn nào có ai muaCòng lưng làm quạt đã bao mùaÔng già áo gụ, chòm râu lụaĐi mấy vòng rồi, chợ đã trưa Dừng bước ông già bán quạt ơi,Cho...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thơ xa lắc phiên chợ làng

Ngày bé qua sông, cầm áo mẹ

Nấm, rau, tôm cá tươi xanh quá

Gạo nếp dâng đầy kẻ lại qua

 

Tôi đi ngơ ngác buổi chợ mai

Ổi, thị, sim, dâu thơm bước ai

Tò mò thấy một ông già lạ

Đầy tay chùm quạt, đi đi hoài

 

Chào mời luôn nào có ai mua

Còng lưng làm quạt đã bao mùa

Ông già áo gụ, chòm râu lụa

Đi mấy vòng rồi, chợ đã trưa

 

Dừng bước ông già bán quạt ơi,

Cho mua vài chiếc để bày chơi

Ông già thật giọng, nhìn tôi nói:

- Cháu chỉ nên dùng một chiếc thôi!

 

Tiền mẹ cho mua mấy thứ quà

Tôi mua hết quạt cho ông già

Ôm bao ngọn gió lòng vui sướng

Mỗi bước nghe hồn reo tiếng ca

 

Bây chừ xa lắc chợ tuổi thơ

Mùi quả, mùi rau thơm đến giờ

Cá tôm còn nhảy long tong nước

Tôi còn bé nhỏ mỗi lần mơ...

 

Bây chừ xa lắc buổi chợ mai

Tuổi đã nghiêng chiều, tóc đã phai

Hỡi người bán quạt giờ thiên cổ

Sao gió trong tôi cứ thổi hoài!

Em hãy xác định

1. Chủ thể trữ tình

2. Thể thơ

3. Vần, nhịp

4. Cảm hứng chủ đạo

5. Chủ đề

6. Biện pháp tu từ

0
11 tháng 8 2017

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.