K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

Trình tự lập luận của bài:

- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

   + Bữa ăn thanh đạm

   + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

   + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

   + Giản dị trong lời nói bài viết

Bố cục:

    - Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.

    - Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

    - Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

    - Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

6 tháng 4 2020

2. 

- Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:

  • Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".

  • Chứng minh luận điểm.

  • Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.

  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

- Bố cục bài văn: Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Đoạn trích gồm 2 phần:

Phần 1: (từ đầu đến tuyệt đẹp) Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

Phần 2: (còn lại) Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm

3.

 Cách lập luận chặt chẽ, gắn kết nêu ra những nhận xét khát quát sau đó đưa ra những dẫn chứng cụ thể.

-Cách sử dụng dẫn chứng cụ thể, chính xác và gần gũi

-Cách bày tỏ quan điểm của tác giả: Khằng định đức tính giản dị của Bác đồng thời làm cho m.n hiểu lối sống giản dị mà phong phú sôi nổi chứ không phải Bác sống theo lối tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Và chân lý của nhân dân ta là đúc kết từ tấm gương giản dị của Bác

5 tháng 1 2019

Trình tự lập luận của bài:

- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

   + Bữa ăn thanh đạm

   + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

   + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

   + Giản dị trong lời nói bài viết

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1:

 *Tác giả

-Phạm Văn Đồng (1906- 2000), quê Đức Tân – Mộ Đức – Quảng Ngãi.

-Là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn của đất nước.

-Hoàn cảnh sáng tác

-Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”.

Câu 2:

- Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Câu nêu lên điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: "Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Câu 3:

a)Giản dị trong lối sống:

- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:

+ Bữa cơm của Bác (Bữa cơm chỉ có …sắp xếp tươm tất)

+ Cái nhà sàn nơi Bác ở (Cái nhà sàn … vườn hoa)

- Giản dị trong quan hệ với mọi người:

+ Viết thư cho một đồng chí

+ Nói chuyện với các cháu miền Nam

+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.

+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp

+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

® dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, giản dị kết hợp với bình luận, biểu cảm ® khẳng định lối sống giản dị của Bác, bày tỏ tình cảm của tác giả và dễ thuyết phục người đọc người nghe.

b) Giản dị trong cách nói và viết:

- Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

- Bình luận về cách nói giản dị đó: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

\(\Rightarrow\) đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác và khẳng định tài năng đó.

Câu 4:

+) Phép lập luận chủ yếu được sử dụng trong bài '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' là chứng minh

- Đưa ra những lí lẽ của mình về: Bác là một người có đức tính và đời sống giản dị

- Nêu dẫn chứng: từ bữa cơm, ngôi nhà, cách cư xử, ...

- Tất cả đều được sắp xếp một cách hợp lí, chặt chẽ

17 tháng 1 2018

Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:

- Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".

- Chứng minh luận điểm.

- Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.

- Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

13 tháng 3 2023

- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc

- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn