K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2020

Có người đã từng nói: "Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và nở những chùm hoa thật đẹp". Vậy điều gì đã khiến cho cây hoa dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt và hiến dâng cho đời những chùm hoa tuyệt đẹp? Đó chính là nhờ vào nghị lực sống, nó như một điểm tựa vững chắc giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Vậy nghị lực sống là gì? Đó là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Cuộc sống là như vậy, có ai thành công mà không phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm. Con đường nào cũng có những tảng đá dù lớn hay nhỏ cản trở những bước chân của chúng ta, con đường đi ấy chính là con đường đời của mỗi người còn tảng đá chính là những thử thách mà ta gặp phải trên con đường ấy, tảng đá nhỏ tượng trưng cho những sóng gió nhỏ mà ta có thể dễ dàng vượt qua, còn những tảng đá lớn là những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì mới có thể vượt qua được. Những lúc gặp khó khăn ấy, bạn sẽ làm gì? Kiên quyết cố gắng hay đi giật lùi những bước chân để về vạch xuất phát. Một số người họ sẽ dồn hết ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn ấy vì họ cho rằng sự thành công nào cũng phải trả giá bằng sức lực và ý chí

Nguồn: Trích đoạn Google

27 tháng 1 2021

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

 

  Trong cuộc sống có thể nói quá khứ là nguồn động lực để cổ vụ cho một tương lai tốt đẹp đang chờ ta ở phía xa.

  Quá khứ là nguồn cảm hứng để ta nỗ lực hơn trong tương lai,đôi khi nếu cứ nhìn về phía trước mà không ngoái lại mottj lần để nhìn về phía sau thì ta sẽ hối hận vì quá khứ cho ta tự kiểm điểm lại bản thân và xem xét lại về bản thân.Quá khứ cho ta thấy những kí ức vui vẻ bên những người đã giúp đỡ,luôn ở bên ta những lúc ta buồn phiền và thất vọng nhất,quá khứ chứa đững tất cả những gì tốt đẹp nhất của cả một đời người.Khi ta đánh mất những kí ức của quá khứ êm đềm ấy ta như đánh mất đi bản thân mình,quên đi những gi làm ta thành công,hạnh phúc,ý nghĩa của một đời người sẽ chẳng còn gì nếu như đánh mất đi những gì mà ta trân trọng nhất.Có thể nói quá khứ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của một con người.

   Cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng còn ý nghĩa khi đã đánh mất những quá khứ êm đềm nhất,vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng và lưu trữ vào trái tim ta những bài học,những gì tinh túy nhất của tuổi thơ nhé! Các bạn có làm được không nào?

12 tháng 5 2022

refer 

 

Vào một giây phút nào đó trong cuộc sống, ta tìm được một người có thể thay đổi cuộc sống của ta dù chỉ một phần nhỏ. Đó là một người không chỉ đến bên ta khi vui, khi thành công mà còn là người không rời bỏ ta khi buồn, lúc lâm nguy hay khi thất bại, khi những người xung quanh đã rời bỏ ta mà đi. Và ta gọi đó là một người bạn- một người bạn thân, một người bạn thật sự. Và ta tin rằng: "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi".

Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đấy là bạn ta. Nhưng thực ra họ chỉ mới là những người quen biết. Có thể mời những người này đến nhà, cùng nhau đi chơi, cùng chia sẻ một số thứ. Nhưng không phải ai trong số họ cũng có thể trở thành người chia sẻ cuộc sống cùng với ta.

Bạn, hiểu đơn giản thì đó là người mà ta quen biết. Tuy nhiên không phải bất cứ ai ta quen cũng là bạn của ta. Một khi đã coi ai đã là bạn tức là người ấy với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi ở một mức độ nào đó, là người biết đồng cảm và chia sẻ với ta. Ấy là chưa kể những người bạn thân, những người luôn lắng nghe khi ta có chuyện rắc rối, luôn bên ta lúc ta khó khắn và giúp ta vượt qua cơn hoạn nạn. Chỉ có người bạn thân thật sự mới là người ta có thể cùng sẻ chia cuộc sống. Đó là người ta yêu quý, quan tâm và thường xuyên chia sẻ với họ những vui buồn và ngược lại. Đó là một người bạn khiến ta cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ ta biết chắc họ quan tâm đến ta, luôn ở bên ta những khi ta gặp khó khăn buồn phiền. Đó cũng là người ngăn ta mắc sai lầm hoặc giúp ta sửa chữa khi ta phạm lỗi. Đó là người luôn gắn bó và ủng hộ ta. Họ nắm lấy tay ta để tiếp thêm sức mạnh và niềm tin. Họ dõi theo từng bước của ta trên đường đời, ngược lại, ta cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Vâng, chỉ có người bạn thân thiết và chân thành đó mới có thể là người " đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Để cuối cùng, sau bao thăng trầm của cuộc sống ta chợt nhận ra rằng ta có rất nhiều người quen nhưng ta không có nhiều bạn-những người bạn thân thật sự.

Khi ta ngã quỵ và thế giới quanh ta dường như quá đen tối, trống rỗng, người bạn ấy sẽ nâng ta lên và làm cho thế giới bỗng sáng lên và lấp đầy những trống rỗng ấy. Người bạn ấy có thể dắt ta qua những giây phút khó khăn của cuộc sống, nắm lấy tay ta và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.Cuộc sống không phải luôn trải hoa hồng, đôi khi ta phải đối mặt với những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được, những thất bại tưởng như có thể làm ta gục ngã. Ấy là khi ta hiểu rõ giá trị của tình bạn hơn hết. Bên cạnh gia đình, tình yêu, thì tình bạn chân thành là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người trong cuộc sống. Người bạn thật sự là người biết khích lệ, động viên khi ta đang vươn lên, biết mừng vui khi ta hạnh phúc, biết bật khóc sẻ chia khi ta đau buồn, biết tìm đến ta khi ta cô đơn. Nếu cuộc đời khắc nghiệt khiến ước mơ, niềm tin của ta trong vùng giông bão thì bờ vai của một người bạn luôn là chỗ dựa an toàn cho ta. Những người bạn thật sự sống dựa vào nhau bằng niềm tin mạnh mẽ nhất. Chính niềm tin ấy khiến chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau cả những điều tốt đẹp lẫn khó khăn nhất trong đời bằng nụ cười.

Có những người bạn đã đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người đã quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta.

Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi ".Ai cũng mong mình có được một người bạn như vậy trong đời. Vậy ta phải làm gì để có một người bạn như thế? "Cách duy nhất để có bạn tốt là chính bản thân mình phải là một người bạn chân thành". Tố Hữu viết rằng:

"Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình."

Trong bất kì mối quan hệ nào cũng cần đến sự Cho- Nhận. Đặc biệt đối với tình bạn vì đó là một cuộc giao lưu vô vụ lợi của những người bình đẳng, không ai chỉ Cho hoặc chỉ Nhận. Ta hãy đối xử với bạn bè, yêu thương, quan tâm đến họ như chính bản thân mình.Hãy giúp đỡ mà không đòi hỏi trả công vì đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại được sự giúp đỡ của họ trong cuộc sống. Và thường thì nó nhiều hơn những gì ta nghĩ mình có thể nhận được. Hãy san sẻ mà không toan tính, cho đi mà không chờ nhận lại. Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải vì những âm mưu vụ lợi, để đó là tình cảm của trái tim chứ không phải toan tính của lý trí...Một mối quan hệ lâu dài là những bài học phải học suốt đời. Học cách yêu thương và quan tâm đến người bạn của mình. Học cách tha thứ cho lỗi lầm và giúp họ tránh những sai lầm như vậy. Học cách chấp nhận khuyết điểm của người khác... Tình bạn đôi khi là những điều giản đơn mà đôi khi cuộc sống bộn bề làm ta quên đi mất. Đôi khi đó chỉ là ánh nhìn động viên, một cái siết tay lúc mềm yếu, hay một bờ vai, một sự yên lặng để lắng nghe tất cả nỗi lòng của bạn bè.Tình bạn không có khuôn mẫu cũng không có chuẩn mực nhất định để thể hiện. nhưng luôn có những điều nhỏ nhặt, những tình cảm chân thành kết nối những người bạn với nhau.

Có được một người bạn thân đã khó, giữ được tình bạn ấy còn khó hơn. Bạn hãy nắm một nắm cát đầy trong tay đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rơi ra đâu.Cũng giống như cát, muốn giữ được bạn không phải nắm thật chặt mà phải biết nâng niu, trân trọng với tất cả sự yêu mến và tôn trọng.

Thực tế cuộc sống quanh ta đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp có nhiều người đến với ta nhưng không phải là bạn ta. Chảng hạn như khi bạn là một người giàu có, thành đạt, tương lai rộng mở, quanh bạn có nhiều người tìm đến nhưng có phải tất cả những người trong số họ đều là bạn của bạn? Họ còn đến vì những mục đích gì? Cầu cạnh, nhờ vả, lợi dụng và biết đâu đấy, một ngày khi bạn sa cơ họ lại chẳng lạnh lùng bỏ đi, không chút bận tâm. Vậy mới nói: " Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi."

Tuy nhiên trong thực tế cũng chỉ ra rằng có trường hợp mọi người quanh bạn bỏ đi và có người tìm đến với bạn nhưng không vì mục đích chia sẻ, giúp đỡ, không có mục đích tốt thì họ cũng không thể được coi là bạn.

Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều điều dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, dễ tan vỡ như lâu đài cát trước những cơn sóng gào. Chỉ có tình cảm là điều duy nhất có thể vượt qua mọi bão giông cuộc đời, là nền tảng, là gốc rễ cho mọi niềm vui và nguồn hạnh phúc. Và không có gì tuyệt vời hơn được trao gửi tình cảm của mình cho một người khác, và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là bạn.

12 tháng 5 2022

nó khá là dài đó :>

22 tháng 8 2018

Theo em, nếu đúng ra thì một phần cx là vì việc giáo dục tuy nhiên cái chính ở đây là ý thức những học sinh bây giờ đã thay đổi, cái cách mà bố mẹ dạy trẻ nhỏ đã khiến trẻ thay đổi, những sự chiều chuông và ham muốn của chúng đã lên rất cao khiến chúng trở thành những kẻ quá sỹ diện, cho rằng mình có mọi thứ. Trong nền giáo dục, cả lý thuyết với cả thực hành đều có tác dụng rất ít bỏi cái " tôi" trong chúng nay đã trở nên "khủng bố", ngay cả nếu chúng ta cung cấp thêm về mặt thực hành thì chúng cx chỉ bỏ lờ ngoài tai. Sự phát triển của chúng đã đi sai lệch hướng. Theo em, để thay đổi, chúng ta cần phải biết mình sai ở đâu, khi gặp những người có thể cung cấp cho ta cái hiểu biết về ý thức nhân loại, ko nên vì bất cứ lí do nào mà ghét bỏ, nói xấu những người dạy đó chỉ bởi họ quá khắt khe, ko giống như bản thân chúng ta. Hãy nhớ họ chính là cái gương, bất cứ điều j mà chúng ta nói ra bất luận đẹp hay xấu đều phản ánh lên CHÍNH BẢN THÂN MÌNH cx giống như soi gương , cái ta nhìn tháy là bản thân mik chứ ko phải ai khác cả.  

23 tháng 8 2018

Lạc đề rồi. Ý đề là bàn về chế độ giáo dục cơ, vụ ý thức chỉ là dẫn dắt .

14 tháng 2 2020

đoạn văn thôi nhé các bạn

3 tháng 10 2021

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm Lão Hạc nghĩ, muốn hiểu được một người ta không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". Đôi khi ta cần đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ nếu không ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác. => Rút ra bài học: Khi muốn nhìn nhận, đánh giá một ai đó, ta cần tìm hiểu và nhìn nhận họ theo mọi khía cạch của cuộc sống, không nên nhìn từ vẻ bề ngoài mà cho rằng họ tốt hay xấu

25 tháng 2 2022

Tham khảo: (Mãi mới thấy được câu hỏi hay =)

- Những suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên: 

 Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn).

Câu danh ngôn của Lỗ Tấn đã khẳng định rằng, muốn có thành công thì cần phải có sự cố gắng, nỗ lực, siêng năng và kiên trì với mục tiêu của mình. Ngược lại, những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ thành công được vì thành công không tự nhiên đến mà phải cố gắng đi tìm.

Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin)

Câu danh ngôn cho chúng ta thấy khi con người có đủ sự tự tin, siêng năng, kiên trì và đủ sự dũng cảm thì những khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nghị lực và kiên trì sẽ đánh bại tất cả những gì cản đường nó, câu nói là lời quyết tâm không lùi bước của tác giả.

25 tháng 2 2022

:>>>

16 tháng 3 2019

Tham khảo:

Cuộc đời là một cuộc tranh đua quyết liệt. Để có thể sống một cách mạnh mẽ, người ta rất cần đến lòng can đảm. Lòng can đảm có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại. Tục ngữ Đức có câu: Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết.

Câu tục ngữ trên có ba vế, liên quan chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa và có sự tăng cấp theo mức độ giá trị con người. Tiền tượng trưng cho sự giàu có. Danh dự tượng trưng cho uy tín, tên tuổi. Can đảm tượng trưng cho ý chí, nghị lực, khí phách của con người.

Thông thường, ai cũng thích làm ra được nhiều tiền để sống đầy đủ, sung sướng nhưng thực ra, số người giàu sang trong xã hội chỉ là số ít. Phần đông chỉ đủ ăn và giành dụm được một chút để phòng khi cơ nhỡ, ôm đau... Do đó mà người ta rất quý đồng tiền. Dân gian có câu : Đồng tiền liền khúc ruột.

Đồng tiên được đổi bằng mồ hôi nước mắt lại càng đáng quý ,xong mất tiền chỉ là chuyện nhỏ vì ta vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền bằng cách cần cù, chăm chỉ làm việc. Mất tiền tất nhiên là buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng không ghê ghớm đến mức hủy hoại cuộc đời của một con người. Thực tế cho thấy để đạt được mục đích làm giàu, nhiều doanh nhân phải chấp nhận những thất bại tạm thời, nhưng với sự kiên nhẫn thua keo này, bày keo khác và lòng can đảm, cuối cùng họ cung thành công.

So với tiền bạc, danh dự con người đáng quý gấp ngàn lần. Ông cha ta đã dạy: cọp chết để da, người ta chết để tiếng; hay: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; Chết vinh còn hơn sống nhục... Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của danh dự,ngạn ngữ nga cũng có câu: Hãy giữ gìn chiếc áo từ lúc còn mới. Hãy giữ gìn danh dự từ lúc còn trẻ trung.

Tiền bạc tuy khó kiếm nhưng còn kiếm được chứ danh dự thì chỉ có thể tự thân tạo dựng nên và nhiều khi phải tạo dựng cả đời người mới có được. Dang dự ở đây có thể hiểu là uy tín, thể diện, tiếng tăm của một cá nhân trước gia đình và xã hội. Danh dự là một giá trị tinh thần không thể bán mua, đổi chác, không thể đem ra mà cân đo, đong đếm. Danh dự được coi là thước đo phẩm giá của con người nên mất danh dự là mất lớn, khó có thể lấy lại được. Mất danh dự đồng nghĩa với việc tủi nhục, đau đớn, là thiệt hại nặng nề về mặt tinh thần. Những bậc chính nhân quân tử, những người có học xưa kia thường quý trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.

Suy xét kĩ, chúng ta thấy tiền bạc, danh dự được tạo nên bởi nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng là lòng can đảm, tức ý chú và nghị lưc của mỗi con người.

Sống là chiến đấu, chiến đấu không ngừng suốt cả cuộc đời; là vật lộn với vô vàn thử thách, gian nan trên bước đường mưu sinh , tạo dựng sự nghiệp. Chiến đấu với những thói hư tật xấu trong chính bản thân mình mới thực sự là cuộc chiến đấu gay go, ác liệt nhất. Lòng can đảm giúp chúng ta giữ vững lí tưởng, lập trường, mục đích sống. Lòng can đảm tạo ra sức mạnh thúc đẩy chúng ta phấn đấu để tiến tới thành công.

Mất can đảm là mất tất cả. Đúng như vậy! Không có lòng can đảm , người lính không thể xông lên tiêu diệt quân thù. Không có lòng can đảm, một con người bình thường không đủ nghị lực để làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ nhất . Không có lòng can đảm, một nhà bác học không thể vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác để đi tới thành công. Mất can đảm tức là nhu nhược, yếu hèn, cam chịu mọi nghịch cảnh của số phận. Một co người như thế thì dù có sống thì coi như đã chết, cuộc đời trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Vô nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội, không đáng được so sánh với những loài vật bé nhỏ mà hữu ích như con ong, con kiến.

Đường đời vạn nẻo lắm chông gai và nhiều sóng gió. Vấp ngã, thất bại là lẽ đương nhiên. Mỗi lần ngã là một lần bớt dại (Tố Hữu); Thất bại là mẹ thành công... Đó là những bài học nhân sinh thiết thực, là hành trang tư tưởng không thể thiếu của mỗi chúng ta khi bước vào đời. Long can đảm sẽ giúp chúng ta đứng vững, có đủ trí tuệ, nghị lực và sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng mọi thử thách gian nan, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống.

Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương sáng về lòng can đảm, rất xứng đáng cho chúng ta học tập. Chị Trần Bình Gấm, một học sinh nghèo hiếu học của trường chuyên Lê Hồng Phong, vừa đi học vừa bán vé số, bán khoai luộc để giúp mẹ nuôi các em, vậy mà thi đỗ vào ba trường Đại học. Anh Nguyễn Trường Sơn – nạn nhân của chất độc màu da cam, bị tật nguyền, dị dạng mà vẫn là sinh viên của hai trường Đại học. Chị Hướng Dương bị tai nạn mất cả hai chân vẫn kiên cường sống, làm việc và cống hiến, đem lại ánh sáng trí tuệ cho những trẻ em mù qua hình thức sách nói, thư viện nói,... Quả là lòng can đảm đã mang lại cho họ một nghị lực và sức sống phi thường.

Lòng can đảm là một phẩm chất quý báu nhưng không phải sinh ra ai cũng có ngay mà phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Muốn thành công trong cuộc đời và sự nghiệp, chúng ta cần giữu vững niềm tin, giữ vững ý chí, thắng không kiêu, bại không nản, hãy ngẩng cao đầu tiến lên phía trước.

16 tháng 3 2019

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có niềm tin và nghị lực. Thiếu niềm tin và nghị lực chúng ta không thể thành công trong cuộc đời. Niềm tin và nghị lực sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn, những bất hạnh, những trở lực trong cuộc sống để vươn lên, tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp đã có một câu nói khá nổi tiếng, trở thành một châm ngôn trong cuộc sống của mỗi chúng ta: "Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".

Để hiểu ý nghĩa vô cùng sâu sắc của câu nói này, trước tiên ta phải hiểu vì sao Na-pô-lê-ông bảo: “Mất tiền là chẳng mất gì cả". Sở dĩ như vậy là vì mất tiền, chúng ta có thể làm ra tiền trở lại. Trong thực tế cuộc sống có những người bị thiên tai, bão lụt, bị trộm cắp mất hết tài sản... nhưng rồi họ lại đứng lên bằng đôi chân, bàn tay, khối óc của mình để làm ra tiền trở lại.

Điều thứ hai ta cần phải hiểu là lại sao "mất danh dự là mất nửa cuộc đời”? Mất danh dự là ta làm mất niềm tin của kẻ khác đối với ta, mà ta làm mất niềm tin một lần thì những lần sau người ta không còn tin mình nữa. Khi người ta không còn tin mình nữa thì làm việc gì cũng khó, ít có người giúp đỡ. Tuy nhiên, mất danh dự ta có thể lấy lại danh dự nhưng phải mất một thời gian dài, chúng ta phải nỗ lực, cần phải giữ đúng lời hứa với kẻ khác, giữa lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau, đừng nói một đằng, làm một nẻo, phải giữ gìn sự chân thật trong mọi công việc... thì chúng ta mới lấy lại được danh dự. Đúng là “mất danh dự là mất nửa cuộc đời".

Na-pô-lê-ông đưa ra vế câu đầu và vế câu hai: "Mất tiền là chẳng mất gì cả”, “mất danh dự là mất nửa cuộc đời" nhằm để nhấn mạnh và làm nổi bật vế câu thứ ba “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời". Đây là vế quan trọng nhất và có ý nghĩa sâu sắc nhất. Con người chúng ta trong cuộc sống nếu mất niềm tin và nghị lực thì chúng ta sẽ sống một cách thụ động, bi quan trước cuộc sống, không đủ sức vượt qua những trở lực, khó khăn trong cuộc sống, không đủ sức vượt lên chính mình, nghĩa là chúng ta tự đánh mất chính cuộc đời mình, chúng ta chẳng làm nên được trò trống gì cho mình và cho xã hội và cuộc đời chẳng thương tiếc gì ta, chúng ta sẽ bị cuộc đời đào thải. Đúng là “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".
Tóm lại, câu nói của Na-pô-lê-ông là một chân lí, một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tự nhủ lòng mình muốn thành đạt thì phải luôn giữ lấy niềm tin và nghị lực dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Giải thích rõ vấn đề

Câu nói đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống con người. Tác giả đặt ra mối tương quan giữa hai yếu tố: trừu tượng và cụ thể, vật chất và tinh thần.

Mặt trời đại điện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng.

Tình bạn cũng quan trọng với con người như mặt trời vậy. Đó la mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người. Tình bạn là sự thấu hiểu. đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hi sinh cho nhau.

Câu trên so sánh để thấy vai trò của tình bạn như hơi thở. như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên.

Chứng minh vấn đề

Khi tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, chí hướng, sở thích.

-> Tri kỉ, tâm giao (Bá Nha, Tử Kì; Các Mác, Lênin)

Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn (Tình bạn có thể nhân đôi niềm vui, chia sẻ nỗi buồn” (Cicero).

Khi buồn: Con người thường có tâm lí giấu kín, nỗi buồn có khi dẫn đến ức chế, suy sụp tinh thần. Bạn là nơi ta tin tưởng, trau đổi, sẻ chia. Sự sẻ chia đúng người, đúng chỗ giúp ta trút đi gánh nặng buồn đau.

Khi vuị: Niềm vui đong đầy căng tròn như quả bóng có nhu cầu giái tỏa. Khi ấy, bạn là nơi ta tìm đến để chia sẻ niềm vui (niềm vui lúc đó được nhân đôi).

-» Học sinh có thể lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống, tình bạn của mình để phân tích chứng minh.

Khi ta gặp khó khăn, ngoài gia đình, bạn bè là nơi nương tựa, giúp đỡ. Sự giúp đỡ trở nên cao quý, đa dạng, nhiều cung bậc: Lời an ủi. Một bờ vai, một cái bắt tay. Một hành động cụ thể. Sự giúp đỡ vật chất hay tinh thần.

Giúp người có sức mạnh gượng dậy vượt qua và tìm được một người bạn tâm huyết. Khi bạn gặp khó khăn, một tình bạn chân chính khiến người ta có thể hi sinh vì nhau: giành lấy những khó khăn, giúp bạn và tùy điều kiện có thể hi sinh vì bạn. Đâv là sự cao cả, thiêng liêng nhất, trong tình bạn (như Lưu Bình , Dương Lễ).

Tình bạn là tình cảm rất cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được.

Bình luận

Cicero đã đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm, không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tác giả mượn cách nêu phản đề để nói về tình bạn. Đó là một tình cảm cao quý không thể thiếu được bởi trên đường đời con người không ai có thể sống thiếu bạn.

Tình bạn rất đa dạng và nhiều mức độ khác nhau

Tình bạn giao tiếp

Tình bạn tâm giao

Tình bạn trong làm ăn

-> Tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn

Tình bạn chỉ cao đẹp khi phải xuất phát từ sự chân thành, thấu hiểu, không vụ lợi, nhỏ nhen, ích kỉ (bởi ích kỉ là liều thuốc độc có thể giết chết tình bạn)

Muốn có tình bạn cao đẹp cần phải:

Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ giúp đỡ.

Phải biết giữ gìn và nuôi dường tình bạn bền chặt, sâu sắc.

Mỗi người hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.

Trích: loigiaihay.com



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cuoc-doi-mat-di-tinh-ban-the-gioi-mat-di-mat-troi-c36a589.html#ixzz4ZrDpp0Jl