K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

B

11 tháng 11 2021

B

22 tháng 10 2021

3. Nội dung của bài thơ " Qua Đèo Ngang" là gì? 
A. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút.
B. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
C. Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
4. Câu thơ" Lom khom dưới núi, tiều vài chú" ( Qua Đèo Ngang) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh    B. Phép đối    C. Đảo ngữ   D. Ẩn dụ

22 tháng 10 2021

D và C 

 

Tham khảo:

   Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Các tác phẩm của bà ghi dấu trong lòng độc giả một nét trữ tình không thể lẫn vào đâu được, đặc biệt là bài thơ "Qua đèo ngang". Ở bài thơ, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật - một cảnh vật đã buồn lại trống vắng với "cỏ cây chen đá, lá chen hoa" và"tiều vài chú". Trong bài thơ đã được sử dụng rất nhiều từ ghép như: từ đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt hay từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia cho ta cảm nhận được niềm yêu nước thương dân day dứt khiến người đọc khó quên. Kết bài, ta cảm nhận được nahf thơ có tâm sự, u hoài về quá khứ.Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?

20 tháng 3 2020

Chọn từ thích hợp: dải lụa, thảm lúa, kì vĩ, thấp thoáng, trắng xóa, trùng điệp điền vào chỗ chấm:

Từ đèo ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên..kì vĩ........; phía tây là dãy Trường Sơn..trùng điệp........., phía đông nhìn ra biển cả, ở giữa là một vùng đồng bằng bát ngát biếc xanh màu diệp lục. Sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như....dải lụa......vắt ngang giữa..thảm lúa........ vàng rồi đổ ra biển cả. Biển thì suốt ngày tung bọt.trắng xóa.........kì cọ cho hàng trăm mỏm đá nhấp nhô...thấp thoáng....... dưới rừng dương.

20 tháng 3 2020

Từ đèo ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ; phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông nhìn ra biển cả, ở giữa là một vùng đồng bằng bát ngát biếc xanh màu diệp lục. Sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như dải lụa vắt ngang giữa thảm lúa vàng rồi đổ ra biển cả. Biển thì suốt ngày tung bọt trắng xóa kì cọ cho hàng trăm mỏm đá nhấp nhô thấp thoáng dưới rừng dương

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan BÀI LÀMBà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng...
Đọc tiếp

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

BÀI LÀM

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời,non,nước

Một mảnh tình riêng , ta với ta

Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng sự sống của con người nhưng hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi tâm tư cô đơn lẻ lỏi khi nhớ về quê hương mình giữa chốn ‘‘đất khách quê người’’

Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang vu , tĩnh mịch của Đèo Ngang lúc chiều tàn :

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Với nghệ thuật điệp từ (chen) , cách gieo vần lưng , vần chân nhà thơ đã liệt kê cảnh Đèo Ngang có cỏ , có cây , đá , lá , hoa là ta đã nhận ra nỗi buồn xa vắng .

Câu thơ đầu đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” , trời đã về chiều . Bà Huyện Thanh Quan vì lần đầu xa nhà , xa quê mà gặp phải cảnh vật bát ngát núi rừng lúc chiều tà , chỉ sót lại vài tia nắng vàng vọt , yếu ớt . Điệp từ (chen) cùng với cách gieo vần chân , vần lưng khiến cho ta như hình dung được khung cảnh Đèo Ngang không phải cỏ cây được tỉa tót , cây trồng phẳng từng hàng mà cây cỏ ở đây um tùm , rậm rạp , chen chúc đón những ánh nắng yếu ớt còn sót lại cuối ngày . Cảnh vật hoang sơ , vắng vẻ làm cho bà thêm ngỡ ngàng . Từ “tà” là khái niệm sắp tàn lụi , biến mất . Yếu tố thời góp phần làm tăng thêm nỗi buồn của câu thơ , nói lên tiếng lòng của bao người tha hương . Cảnh tuy mang đầy sức sống hoang dã của rừng núi nhưng vẫn hiu hắt , tiêu điều . Đó chính là bản thân cảnh vật hay do hồn người phả vào cảnh vật . Bởi nếu người buồn thì cảnh vật nào vui bao giờ , nỗi buồn của tác giả như lan tỏa thấm vào vạn vật . Và rồi trên đỉnh Đèo Ngang , nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt về phía xa để tìm kiếm chút sự sống linh động : xa xa dưới núi thấp thoáng bóng dáng của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ thực tác giả đã sử dụng cụm từ láy “lom khom” , “lác đác” . Câu thơ đã gợi cho ta hình dung trong bóng hoang hồn , hiện lên hình ảnh thưa thớt của những chú tiều phu đang đốn củi , mấy quán chợ liêu xiêu trong gió . Những từ láy tượng hình “lom khom , lác đác” được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh thêm cảnh vật thưa thớt , vắng lắng . Con người hiện lên trên cái ngút ngàn mênh mông của thiên nhiên không làm cho cảnh vật thêm tươi vui , nhộn nhịp mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng , quạnh hiu hơn . Từ vài , mấy là những lượng từ chỉ số ít như khắc sâu sự rời rạc , vắng vẻ nơi đây . Cảnh vật nơi đây thưa thớt , đượm buồn và cái hình ảnh ấn tượng về sự vắng vẻ , lát đác , thoáng vắng cứ thêm đậm , thấm sâu vào lòng người xa xứ . Trong sự hiu quạnh đó , bỗng nhiên văng vẳng tiếng kêu đều đều man mác :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ sao mà tha thiết , khắc khoải đến thế ! Nghệ thuật ẩn dụ , đối đảo ngữ và sử dụng điển tích được bà Huyện Thanh Quan sử dụng một cách thuần thục và thật hay . Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc”,”gia gia” phải chăng chính là Tổ quốc và gia đình của bà hồi ấy ? Những âm thanh ấy vang lên sinh động , đượm buồn và khắc khoải triền miên không dứt . Nhưng có thật bà đã nghe được tiếng chim gia gia , chim quốc quốc hay chính là tưởng tượng của tác giả . Tiếng chim gia gia da diết phải chăng là nỗi nhớ nhung tha thiết của bà khi phải rời xa gia đình , vượt nghìn trùng vào kinh đô xứ Quế nhận chức “cung trung giáo tập” . Còn tiếng chim quốc quốc “nhớ nước đau lòng” khắc khoải ? Hay chính là tâm sự thầm kín , sự hoài niệm về quá khứ vàng son của đất nước . Chỉ với hai câu luận , ta đã thấy rõ được tư tưởng luôn hứng về quê hương , đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan . Ai bảo rằng , người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời không có được những tình cảm thiêng liêng đó ! Thiên nhiên bao la đã gợi ra cho người thi sĩ bao suy tưởng lớn lao và bây giờ thiên nhiên lại kéo bà trở về với hiện thực một mình đơn lẻ :

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Điệp từ (ta) , quan hệ từ (với) được đối lập với hình ảnh ‘‘Một mảnh tình riêng’’ tạo nên một phép đối thú vị ở câu kết . Ta như thấy được sự cô đơn , lẻ lỏi của bà Huyện Thanh Quan . Bốn chữ ‘‘dừng chân đứng lại’’ khiến ta như thấy được tiếng kêu sững lại của tác giả trước cảnh thiên nhiên bao la , ngút ngàn . Một cái nhìn mênh mông : trời , non , nước , nhìn xa lẫn nhìn gần , sâu trong bốn phía . Rồi nữ thi sĩ thấy lòng mình chùng xuống , giữa cái thiên nhiên bao la mênh mông vô hạn của vũ trụ như tương phản với cái nhỏ bé của nỗi tâm tư thầm kín , ‘‘mảnh tình riêng’’của bà . Cụm từ ‘‘ta với ta’’ không mang nỗi vui sướng hân hoan , thân thiết như của Nguyễn Khuyến mà lại trầm buồn , ưu uất . Một nỗi buồn cô đơn lẻ loi không một ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát , mênh mông nơi đỉnh đèo xa lạ đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô cùng tận trong ánh hoàng hôn vừa tắt . Đọc câu thơ ta không khỏi nghẹn ngào , mủi lòng trước sự cô đơn , trống vắng của nhà thơ .

Bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tiêu biểu của bà Huyện Thanh Quan . Với lối tả cảnh ngụ tình điêu luyện hòa với giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng , xao xuyến bâng khuâng . Những phép đảo , đối ngữ được tác giả sử dụng thật đắt , thật độc đáo . Cảnh Đèo Ngang hiện ra nên thơ , trầm buồn . Đó chính là bức tranh độc đáo bộc lộ niềm cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà mà còn thể hiện bút pháp điêu luyện , trang nhã của một tài năng . Qua Đèo Ngang là bài thơ có một mà không hai .

[Các bạn nhận xét giúp mình với ! Nhận xét rõ ràng , sửa chữa và chấm điểm bài viết luôn thì càng tốt . Mình muốn có nhiều ý kiến để sửa bài thêm hay thôi ^^ Mình cám ơn mọi người trước]

2
12 tháng 12 2016

bài này bạn viết khá tốt. Nếu đk chấm mk sẽ cho bạn 8,5đ bài này

12 tháng 12 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

Chọn từ thích hợp (dải lụa, thảm lúa, thấp thoáng, trắng xóa, kì vĩ, trùng điệp) điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:Cảnh đẹp Quảng Bình      Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên ……… ………: phía tây là dãy Trường Sơn………………………, phía đông nhìn ra biển cả, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu diệp lục. Sông Ròn, sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như những …………………...
Đọc tiếp

Chọn từ thích hợp (dải lụa, thảm lúa, thấp thoáng, trắng xóa, kì vĩ, trùng điệp) điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Cảnh đẹp Quảng Bình

      Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên ……… ………: phía tây là dãy Trường Sơn………………………, phía đông nhìn ra biển cả, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu diệp lục. Sông Ròn, sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như những ………………… vắt ngang giữa .. .………………… vàng rồi đổ ra biển cả.

      Bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi tắm đẹp. Ngoạn mục nhất có lẽ là bãi tắm Đá Nhảy nằm ngang chân đèo Lí Hòa, điểm giao hòa giữa núi và biển. Từ trên đèo nhìn xuống, ta có cảm tưởng như núi mẹ, núi con đang dắt nhau ra tắm biển. Còn biển thì suốt ngày tung bọt …………………….. , kì cọ hàng trăm mỏm đá nhấp nhô …………

…………. dưới rừng thùy dương, bãi cát vàng chạy dài hàng cây số.

        * Tìm và gạch chân những từ ngữ chỉ thiên nhiên, những từ thể hiện phép so sánh, phép nhân hóa trong hai đoạn văn hoàn chỉnh trên.

         *Dựa vào bài: Cảnh đẹp Quảng Bình ở trên, hãy viết đoạn văn tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
*Giúp mình với

0
27 tháng 3 2020

Những ấn tượng chung (ban đầu) về vùng sông nước Nam Bộ:

- Hình ảnh: Ấn tượng đầu tiên khi đến với vùng sông nước Cà Mau đó là cảm giác choáng ngợp trước một vùng không gian rộng lớn, mênh mông với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chi chít như mạng nhện. Màu xanh của trời của nước và của cây lá bao trùm khắp không gian và đâu đây nghe cả tiếng rì rào của rừng cây của sóng và của gió.

- Màu sắc: Toàn một màu xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh và những khu rừng xanh bốn mùa.

- Âm thanh: Toàn những tiếng rì rào bất tận của rừng, của biển, của vịnh, triền miên, ru ngủ thính giác mòn mỏi thị giác. Đó là cách miêu tả theo lối cường điệu.

- Nhận xét: Bằng biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê, tả kết hợp với kể, tác giả đã tái hiện một thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Thiên nhiên ấy rộng lớn, bao la, thoáng đãng, phủ 1 màu xanh bất tận. Cảnh thiên nhiên Cà Mau hiện lên đẹp, nguyên sơ, rộng lớn, hùng vĩ và đầy bí ẩn.

2. Giới thiệu địa danh, giải thích cách gọi tên của đồng bào vùng sông nước Cà Mau và hình ảnh con sông:

a. Tên gọi

- Qua cách giới thiệu của tác giả về tên đất, tên sông, tên các kênh rạch, chúng ta thấy đây là một vùng đất phong phú, rất tự nhiên và hoang dã. Người dân đặt tên cho các vùng đất và những con sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

+ Rạch Mái Giầm: có nhiều cây Mái Giầm.

+ Kênh Bọ Mắt: vì có nhiều bọ mắt.

+ Kênh Ba Khía: vì có nhiều con ba khía.

+ Dòng sông Năm Căn: vì có căn nhà Năm gian.

=> Các đặt tên dân dã, mộc mạc, theo lối dân gian.

- Mỗi tên gọi được giải thích, lại đem đến cho người đọc những hiểu biết mới, thật là kì thú, về đặc điểm địa hình, sản vật, thú ẩm thực, rồi có khi là cả ngôn ngữ, lịch sử của một miền quê. Người viết không chỉ thuần túy có vốn hiểu biết về dư địa chí phong phú mà còn biết lựa chọn địa danh để kể và giọng kể rất say sưa, lôi cuốn.

b. Dòng sông và nhà năm gian Năm Căn

- Hình ảnh con sông: dòng Năm Căn vừa được mô tả gián tiếp qua các từ chỉ sự vận động của con thuyền như “chèo thoát qua, đổ ra, xuôi về”, lại vừa được mô tả trực tiếp, gợi ra một không gian bao la hùng vĩ: “dòng sông mênh mông, rộng hơn một ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển như thác, rừng đước như hai dãy trường thành… với đủ các sắc xanh…”. Đó cũng là con sông có sản vật phong phú “thò tay xuống nước là có cá”. Ở đây “cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.

- Hình ảnh rừng đước: Cà Mau dường như trở nên đáng nhớ hơn nhờ dòng sông Năm Căn rộng lớn với rừng đước bạt ngàn này. Rừng đước lại dựng lên cao ngất làm choáng ngợp du khách với các bậc màu xanh: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ. Các sắc độ khác nhau của màu xanh gợi ra các lớp cây đước từ non đến già mọc nối tiếp nhau, không bao giờ dứt.

=> Đoạn văn sử dụng nhiều phép so sánh, động từ mạnh (thoát, đổ, xuôi), khiến cảnh hiện lên sinh động, cho thấy thiên nhiên nơi đây mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú.

3. Con người và cuộc sống đầy hấp dẫn với hình ảnh cái chợ là trung tâm

a. Quang cảnh chợ Năm Căn

- Chợ có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống ở mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam. Chợ Năm Căn ở Cà Mau cũng vậy. Khung cảnh tấp nập, trù phú, độc đáo của nó cũng thể hiện rõ cuộc sống sinh hoạt ở nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc ta.

+ Quen thuộc: chợ nằm sát bên bờ sông, đông vui ồn ào tấp nập.

+ Lạ lùng, độc đáo: chợ họp trên sông.

+ Phong phú và đặc sắc: nhiều bến, nhiều lò than, hầm gỗ, rừng đước. Nhà bè như những khu phố nổi, chợ nổi trên sông, bán đủ thứ và nhiều thành phần dân tộc.

=> Như thế, bằng phép liệt kê, tác giả đã vẽ nên cảnh tấp nập, trù phú và độc đáo.

b. Con người

- Con người cũng đa dạng, nhiều dân tộc, nhiều tập quán sống, nhiều thói quen, nhiều giọng nói, nhiều kiểu ăn mặc, nhiều màu sắc nhưng đều chung sống vui vẻ, đoàn kết.

+ Những con gái Hoa Kiều

+ Những người Chà Châu Giang.

+ Những bà cụ người Miên

=> Tác giả đã sử dụng nhiều cụm danh từ được lặp lại nhiều lần, chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ Năm Căn. Chợ Năm Căn hiện lên đông vui tấp nập, hàng hóa thật phong phú, có đủ các tầng lớp người thuộc nhiều DT khác nhau.

- Qua đây ta cũng thấy được tình yêu, lòng tự hào của Đoàn Giỏi đối với mảnh đất quê hương. Qua đó mà mỗi chúng ta tự thấy mình cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn màu xanh cho mảnh đất quê hương.