K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2020

ko bik

29 tháng 3 2020

Soạn bài: So sánh (Tiếp theo)

I. Các kiểu so sánh

Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Những ngôi sao chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

    + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ so sánh trong câu a “chẳng bằng”

- Từ so sánh trong câu b “là”

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Những từ ngữ so sánh ngang bằng khác: bao nhiêu… bấy nhiêu, tựa như, chừng như

- Những từ ngữ so sánh hơn kém khác: chưa được, chẳng là

II. Tác dụng của so sánh

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi… không do dự vẩn vơ.

    + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo… gượng ngoi đầu lên

    + Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai khoan khoái đùa bỡn… của vạn vật chỉ ở hiện tại

    + Có chiếc lá như sợ hãi… bay trở lại cành.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động

- So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết

Soạn bài: Nhân hóa

  • Soạn bài: Nhân hóa (hay nhất)
  • Soạn bài: Nhân hóa (siêu ngắn)
  • Soạn bài: Nhân hóa (cực ngắn)

Nhân hóa là gì ?

Câu 1 + 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Phép nhân hóa trong khổ thơCách diễn đạt không sử dụng nhân hóaTác dụng khi câu thơ sử dụng phép nhân hóa

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Bầu trời đầy mây đenBầu trời trở nên gần gũi, có hồn hơn.

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phớiNhững cây mía trong gió sắc sảo, uốn lượn

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Kiến bò đầy đườngSự liên tưởng ngộ nghĩnh, thú vị.

Các kiểu nhân hóa

Câu 1 + 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các sự vật được nhân hóa và kiểu nhân hóa được sử dụng :

a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay : dùng từ gọi người để gọi vật.

b. Gậy tre, chông tre, tre : dùng từ chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ vật.

c. Trâu : trò chuyện, xưng hô như đối với vật.

Nguồn : Vietjack'

học tốt

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
2 tháng 1 2018
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)

Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.

Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
bé (chỉ kích thước, khối lượng) nhỏ to, lớn, vĩ đại
thắng được thua, thất bại
chăm chỉ siêng năng, cần cù lười biếng

Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :

+ Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.

+ Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)

Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.

- Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.

- Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.

- Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.

Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :

- đồng không mông quạnh.

- còn nước còn tát.

- con dại cái mang.

- giàu nứt đố đổ vách.

Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

- Ví dụ về các lối chơi chữ :

+ Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.

+ Chơi chữ dùng lối nói gần âm :

Con cá đâu anh ngồi câu đó

Biết có không mà công khó anh ơi.

(Ca dao)

+ Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).

+ Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).

+ Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :

Con cò chết rủ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri ríu rít bò ra bò vào

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.

⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ

2 tháng 1 2018
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)

Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.

Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
bé (chỉ kích thước, khối lượng) nhỏ to, lớn, vĩ đại
thắng được thua, thất bại
chăm chỉ siêng năng, cần cù lười biếng

Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :

+ Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.

+ Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)

Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.

- Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.

- Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.

- Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.

Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :

- đồng không mông quạnh.

- còn nước còn tát.

- con dại cái mang.

- giàu nứt đố đổ vách.

Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

- Ví dụ về các lối chơi chữ :

+ Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.

+ Chơi chữ dùng lối nói gần âm :

Con cá đâu anh ngồi câu đó

Biết có không mà công khó anh ơi.

(Ca dao)

+ Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).

+ Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).

+ Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :

Con cò chết rủ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri ríu rít bò ra bò vào

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.

⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ

12 tháng 5 2021

4 f= quyền

a+a=â

a+w=ă

u+w=ư

x= ngã

ok

s= sắc

j= nặng

o+o=ô

19 tháng 10 2021

Của bạn đây nha❤

* Cụm danh từ 

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm danh từ trong các câu là: 

a. 

- “khách qua đường” (“khách”: danh từ trung tâm, “qua đường”: phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm) 

- “lời chào hàng của em” (“lời”: danh từ trung tâm, “chào hàng của em” : phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

b. 

- “tất cả các ngọn nến” (“ngọn nến”: danh từ trung tâm, “tất cả các”: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)). 

- “những ngôi sao trên trời” (“ngôi sao”: danh từ trung tâm, “những”: phần phụ trước, chỉ số lượng, “trên trời”: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

 

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Ví dụ cụm danh từ: “hai ngôi nhà” 

- Những cụm danh từ khác có thể tạo ra: 

+ những ngôi nhà ấy 

ngôi nhà xinh xắn kia 

ngôi nhà của tôi

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Em bé vẫn lang thang trên đường 

→ chủ ngữ là danh từ “em bé” 

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét” 

b. 

- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối 

→ chủ ngữ là danh từ “em gái” 

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”. 

 

ð Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Chủ ngữ là danh từ “gió”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ gió lạnh, 

+ từng cơn gió, 

+ từng cơn gió lạnh, 

+ những cơn gió mùa đông, 

+ gió mùa đông,… 

b. 

- Chủ ngữ là danh từ “lửa”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ ngọn lửa ấy,

+ lửa trong lò, … 

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Gợi ý:

- Đóng vai là nhà văn để sáng tạo, phát triển thêm một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm: Cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình. Cảnh này trong tác phẩm được nhà văn viết như sau: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”. 

- Miêu tả chi tiết hơn khung cảnh hai bà cháu gặp nhau; miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của các nhân vật, … 

- Dung lượng: 5-7 câu. 

- Đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. 

Đoạn văn tham khảo:

Thế là cô bé đã gặp được bà. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Khuân mặt hiền từ phúc hậu, mái tóc bạc phơ, bà nở nụ cười thật tươi và dắt tay em về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinhMỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại trong giây lát rồi từ từ tiến vào trong thiên đường. Ở đây có Thượng đế chí nhân, có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng !

6 tháng 4 2016

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?

- Trả lời: Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?

- Trả lời: Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ cùi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan

3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?

- Trả lời: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?

- Trả lời: Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

Nội dung: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

nếu đúng thì tick cho nha

 

19 tháng 2 2022

Trong veo như ánh mắt

Như bầy trâu lim dim

19 tháng 2 2022

có sách tập 1 ko có tập 2 đành lên mạng tìm=)

*Vô tội;-;*

2 tháng 5 2022

Đoạn văn tron văn bản nào ạ?? 

 

đề cương ghi là đoạn văn đã học chứ mik ko bt ạk