K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 6. Cho ABC có AB = AC. Kẻ AE là phân giác của góc BAC (E thuộc BC). Chứng minh rằng: a. ∆ABE = ∆ACE b. AE là đường trung trực của đoạn thẳng BC. Bài 7. Cho ABC có AB < AC. Kẻ tia phân giác AD của góc BAC (D thuộc BC). Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = AB, trên tia AB lấy điểm F sao cho AF = AC. Chứng minh rằng: a. ∆BDF = ∆EDC. b. BF = EC. c. F, D, E thẳng hàng. d. AD ⊥ FC Bài 8. Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox, lấy 2 điểm A và...
Đọc tiếp

Bài 6. Cho ABC có AB = AC. Kẻ AE là phân giác của góc BAC (E thuộc BC). Chứng minh rằng: a. ∆ABE = ∆ACE b. AE là đường trung trực của đoạn thẳng BC. Bài 7. Cho ABC có AB < AC. Kẻ tia phân giác AD của góc BAC (D thuộc BC). Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = AB, trên tia AB lấy điểm F sao cho AF = AC. Chứng minh rằng: a. ∆BDF = ∆EDC. b. BF = EC. c. F, D, E thẳng hàng. d. AD ⊥ FC Bài 8. Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox, lấy 2 điểm A và C. Trên tia Oy lấy 2 điểm B và D sao cho OA = OB; OC = OD. (A nằm giữa O và C; B nằm giữa O và D). a. Chứng minh ∆OAD = ∆OBC b. So sánh 2 góc CAD và CBD. Bài 9. Cho ΔABC vuông ở A. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC. a. Chứng minh ΔABC = ΔABD b. Trên tia đối của tia AB, lấy điểm M. Chứng minh ΔMBD = ΔMBC. Bài 10. Cho góc nhọn xOy và tia phân giác Oz của góc đó. Trên Ox, lấy điểm A, trên Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Trên tia Oz, lấy điểm I bất kì. Chứng minh: a. ΔAOI = ΔBOI. b. AB ⊥ OI. Bài 11. Cho ΔABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA, lấy điểm E sao cho ME = MA. a. Chứng minh AC // BE. b. Gọi I là một điểm trên AC, K là một điểm trên EB sao cho AI = EK. Chứng minh 3 điểm I, M, K thẳng hàng.

4
22 tháng 3 2020

Hình như phím Enter của bạn có bị vấn đề ko?

Bài 6:

a) Chứng minh ΔABE=ΔACE

Xét ΔABE và ΔACE có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAE}=\widehat{CAE}\)(AE là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AE là cạnh chung

Do đó: ΔABE=ΔACE(c-g-c)

b) Chứng minh AE là đường trung trực của BC

Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

⇒A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: ΔABE=ΔACE(cmt)

⇒BE=CE(hai cạnh tương ứng)

⇒E nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AE là đường trung trực của BC(đpcm)

29 tháng 11 2021

Xét tg ABE và tg ACE có: 

AB = AC (gt).

Góc BAE = Góc CAE (AE là phân giác của góc BAC).

AE chung.

=> tg ABE = tg ACE (c - g - c).

b) Xét tg ABC có: AB = AC (gt)

Tg ABC cân tại A.

Xét tg ABC cân tại A có:

AE là phân giác của góc BAC (gt).

=> AE đường trung trực của đoạn thẳng BC (tính chất các đường trong tg cân).

 

29 tháng 11 2021

Có hình không bạn 

 

29 tháng 11 2016

THANH TRÚC GIÚP MIK GIẢI ĐỐ

25 tháng 4 2017

Cho tam giác ABC, AB<AC.Tia p/g của góc A cắt BC ở D, trên tia AC lấy điểm E sao cho AE=AB. Gọi tia M là giao điểm của AB va DE
Cmr: a) tam giác ABD=tam giacd AED
         b) tam giacd DBM=tam giác DEC

a: Xét ΔABE và ΔACE có

AB=AC
\(\widehat{BAE}=\widehat{CAE}\)

AE chung

Do đó: ΔABE=ΔACE

b: ta có: ΔABC cân tại A

mà AE là tia phân giác của góc BAC

nên AE là đường trung trực của BC

5 tháng 2 2021

a/ Xét tam giác ABC có:  AB = AC (gt) => Tam giác ABC cân tại A

Xét tam giác ABE và tam giác ACE:

^B = ^C (tam giác ABC cân tại A)

^BAE = ^CAE (AE là tia phân giác của góc BAC)

 AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

=> Tam giác ABE = Tam giác ACE (g c g)

b/ Xét tam giác ABC cân tại A:  AE là tia phân giác của góc BAC (gt)

=> AE là đường trung trực của đoạn thẳng BC (TC các đường trong tam giác cân)

Xét ΔABC có AB=AC

nên ΔABC cân tại A

hay \(\widehat{ABE}=\widehat{ACE}\)

Ta có: ΔABC cân tại A

mà AE là đường phân giác

nên AE là đường cao

20 tháng 1 2022

ta có: AB=AC => tam giác ABC là tam giác cân

=> góc ABE=góc ACE

ta lại có: Trong tam giác cân ABC có AE là đường phân giác cx là đường cao

=> AE vuông BC