K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2020

Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm.Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”, “Người con đi xa” … Tiểu thuyết có: “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu”. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người “một thời để nhớ, một thời để yêu”.Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ.Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ “nằm vùng tại miền Đông'“ da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc từ thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thê hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.

10 tháng 1 2017

dài lắm bạn ơi! hihehe

16 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Nếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng cốt truyện trở nên hấp dẫn và đầy kịch tính nhờ những chi tiết đặc sắc như chi tiết kì ảo và chi tiết cái bóng thì trong Chiếc lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng, vai trò của những chi tiết ấy cũng thể thiếu được. Và đó chính là chi tiết chiếc lược ngà cùng vết thẹo dài trên ông Sáu.

Với chi tiết Chiếc Lược ngà đây là cũng là nhan đề chính của câu chuyện. Chi tiết này mang lại nhiều ý nghĩa đối với từng nhân vật trong tác phẩm. Như với ông Sáu đây là kỉ vật duy nhất ông dành cho con, là lời hứa sẽ trở về cùng đoàn tụ với con gái, nhưng quan trọng nhất là đây là vật giúp ông gỡ rối được trong lòng mình vì khi tức giận đã đánh bé Thu. Đồng thời, chiếc lược ngà mỗi khi ông mang ra mài giũa cũng là lúc giúp ông vơi bớt nỗi nhớ con gái.

Và chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa với ông Sáu bao nhiêu thì nó lại càng quan trọng với Bé Thu bấy nhiêu. Bởi đây là di vật thể hiện giấc mơ tuổi thơ về lời hứa của ông Sáu với cô bé sẽ trở về và đem mua cô một chiếc lược. Và món quà duy nhất mà cha cô để lại này nó chất chứa biết bao tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu, đó là tình cha con thiêng liêng và đáng quý bởi nó diễn ra vô cùng ngắn ngủi trong thời khắc mà cô bé nhận ra ba của mình nhưng đó cũng là thời khắc éo le trong cuộc chia tay của họ.

 

Không chỉ bé Thu hay ông Sáu, chiếc lược ngà ấy cũng vô cùng ý nghĩa với Bác Ba. Đó là sự ủy thác thiêng liêng của người bạn thân mà giây phút trước khi hi sinh ông Sáu không kịp trăn trối điều gì chỉ có thể rút chiếc lược ra và nhờ Bác Ba đem tận tay cho cô con gái bé nhỏ. Và Bác Ba đã trở thành người giúp kết nối tình cảm cha con cho ông Sáu với Bé Thu.

Nhưng đặc biệt hơn, chi tiết đặc sắc chiếc lược ngà không chỉ có ý nghĩa với các nhân vật trong truyện mà nó là biểu tượng cho tình phụ tử thiêng liêng, giúp gắn kết các câu chuyện với nhau tạo nên một mạch câu chuyện diễn ra có sự liên kết và hấp dẫn, cảm động hơn. Và hơn hết, chiếc lược ngà đó là nhân chứng cho nỗi đau và sự hi sinh do chiến tranh gây ra.

 

Cùng với chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết vết thẹo trên mặt ông Sáu song song, đồng hành góp phần làm cho câu chuyện trở nên đầy kịch tính và lôi cuốn, chạm đến trái tim người đọc hơn.

Cũng giống như chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương thì chi tiết vết thẹo đặc sắc này trong Chiếc lược Ngà đóng vai trò quan trọng cho cốt truyện, bởi đó là chi tiết thắt nút - mở nút cho câu chuyện.

Nó ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện bởi vì chính vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ngay từ lần gặp đầu tiên. Khi vừa thấy một đứa trẻ vui đùa trên bến, ông Sáu vội vàng gọi bé Thu và vết thẹo của ông cũng đỏ ửng lên, tình tiết này đã làm cho bé Thu hoảng sợ và chạy khóc gọi mẹ. Cảnh tượng ấy xuất hiện thật éo le, còn nỗi đau hay sự thất vọng nào bằng chính sự hoảng sợ và con gái không nhận ra ba nó. Và chính vì vết thẹo ấy mà bé Thu một mực không nhận Ba, quyết không gọi ba, bởi với cô bé người ba này không giống với ba chụp chung hình với má.

Bên cạnh thắt nút, chi tiết đặc sắc vết thẹo cũng là chi tiết mở nút cho câu chuyện. Và cho đến khi được bà ngoại giải thích vì sao trên mặt ông Sáu có thẹo là do thằng Mĩ gây nên đã góp phần giải toả sự nghi ngờ của cô bé mới 8 tuổi. Và khi mở nút cho câu chuyện từ chi tiết vết thẹo, kịch tính của câu chuyện như được đẩy cao trào lên khi cô bé nhận ra ba mình trong thời khắc của một cuộc chia tay. Cô nhận ra ba mình và không muốn xa lìa ông, nên cô bé có những cử chỉ trái ngược với ban đầu của câu chuyện, nếu như trước đây vết thẹo làm cô sợ thì cô bé lại càng yêu vết thẹo ấy, cô hôn lên trán, lên má và cả lên vết thẹo dài của ba mình.

Cũng từ chi tiết mở nút ấy, ta nhận ra được nhiều điều hơn về nhân vật cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Với ông sáu, vết thẹo là dấu vết của chiến tranh, là minh chứng cho lòng dũng cảm và sự hi sinh của một chiến sĩ cách mạng. Đồng thời nó là rào cản làm ông mất đi 3 ngày không được làm cha. Còn với bé Thu, nó thể hiện được cá tính mạnh mẽ và cùng tình yêu sâu sắc của cô bé dành cho ba vô cùng lớn. Còn với nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, chi tiết vết thẹo là minh chứng cho những nỗi đau trong chiến tranh đồng thời khẳng định tình phụ tử thiêng liêng, vĩnh cửu và mạnh liệt, nó không thể bị hủy diệt cho dù chiến tranh có xảy ra.

Như vậy, qua hai chi tiết đặc sắc như chiếc lược Ngà và vết thẹo đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đặc biệt nó đã khẳng định được tình yêu cha con thật thiêng liêng và đáng trân quý ở mọi hoàn cảnh, đó cũng là tư tưởng mà tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến qua tác phẩm "Chiếc lược Ngà".

19 tháng 11 2021

Tham khảo:

19 tháng 11 2021

Tham khảo:

Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào cảnh ngộ éo le của đời sống để từ đó ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử. Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Đặc biệt,nhà văn đã lựa chọn được một số chi tiết nghệ thuật rất đắt giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu,ông Sáu hớn hở khi kiếm được chiếc ngà voi… Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng thắm.

14 tháng 11 2021

Anh tham khảo nhé

Người nông dân trước cách mạng tháng 8 sống trng cảnh nghèo đói bị hoàn cảnh xô đẩy đến đến mức đường cùng nhưng họ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình và sống với một nhân cách cao đẹp . Đại diện cho những người nông dân trước CMT8 là Lão Hạc một nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người việt nam . Lão là một nông dân nghèo , nhưng rất trong sáng và thân thiện . Cuộc đời sinh ra lão thật chớ chêu , đẩy lão vào cảnh khó khăn , tũng quẫn .Là một nông dân chăm chỉ cần cù nhưng lõa lại không có đến một sào ruộng để cày cấy . Gia sản trong nhà chỉ có một chú chó nhỏ và một mảnh vườn để lại cho con trai . Cảnh nghèo , đã không nhương tay cho lão ,lão chịu khổ đã đành nhưng con trai lão lại liên lụy theo , vì muốn lấy được "ý trung nhân hoàn hảo " nên con trai lão đem lòng yêu một quý cô của một gia đình gia giáo , do đòi hỏi tiền thách cưới khá cao nên cảnh nghèo không cho lão dựng vợ cho con . Con trai lão vì vậy mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su . Lão thương con , mong muốn con con được hạnh phúc ... nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con , chỉ biết khóc mà nhìn con đi . "Đồn điền cao su đi dễ khó về " lão biết chứ nhưng đâu có thể cản được ! Hằng ngày lão chỉ biết quanh quẩn bên con chó Vàng - kỉ niệm cuối cùng còn sót lại của người con trai . Lão yêu thương chăm sóc nó cẩn thận , tỉ mỉ từng miếng ăn , từng sợi lông . Lão yêu thương nó vì nó như là mối ràng buộc còn sót lại của lão và con trai lão . Lão thương con thà rằng chết đói chứ không đời nào đụng vào một sào vườn .Lão chỉ sợ khi con trai lão về không có chỗ ở , sinh sống ,lập nghiệp . Tuổi già , cô đơn và nghèo đói ! cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bờ vực thẳm , không còn cách nào khác lão đành đứt ruột nhìn con chó bị bán , để råi khi bán xong lão lại huhu khóc như một đứa trẻ . Dù nghèo đói là vậy nhưng lão không bị tội lỗi cám dỗ mặc dù luôn đc ông Giáo giúp đỡ nhưng lão lại từ chối một cách hách dịch . cảnh nghèo đến tũng quẫn lão đi tìm cái chết ; lão chết một cách bất ngờ và đột ngột lão chết vì ăn bả chó ! Lão có thể chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn nhưng lão vẫn chọn một cái chết như một con chó .. là vì lão đã hận đã lừa chết cậu vàng sao ? Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của Lão Hạc nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong Xã Hội cũ .

27 tháng 11 2021

cảm ơn ạ

 

30 tháng 3 2022

vết dài lắm bạn ơi

30 tháng 3 2022

Dài quá nha bạn. Hi hi ***

8 tháng 5 2016

HELP ME!

8 tháng 5 2016

ngu bo ma hoi cai deo j

 

22 tháng 1 2018
  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.