K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo em nhé:

rong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu.

Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng trông rất thông minh, nhanh nhẹn.

Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều.

Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. 

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

Sau gần 10 năm dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống quân Minh xâm lược (giữa năm 1427), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tuy Nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì, anh dũng chiến đấu, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, dựng lại nền thái bình cho dân tộc.

Tượng đài chiến thắng Chi Lăng

Do vậy, Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.

Dụ địch đến, khéo léo dẫn chúng vào trận địa mai phục để tiêu diệt. Nghĩa quân Lam Sơn quyết định chọn Chi Lăng làm nơi bày thế trận; bởi Chi Lăng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc mai phục, giấu quân, đánh gần, đánh từ trên xuống… Nơi đây đã từng là mồ chôn quân cướp nước ở nhiều thế kỷ trước. Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định bố trí 1 vạn quân của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lĩnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mai phục ở Chi Lăng, còn quân trấn giữ Ải Pha Luỹ do tướng Trần Lựu chỉ huy có nhiệm vụ vừa đánh vừa lui từng bước (từ Pha Luỹ về Ải Lưu rồi về Chi Lăng) để dụ, dẫn địch vào thung lũng Chi Lăng.

Thế trận đã bày sẵn, nhưng điểm mấu chốt là phải dụ địch như thế nào để chúng tiến thẳng vào Chi Lăng1? Do đại phá viện binh địch được Nghĩa quân xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, nên Lãnh tụ Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã có mặt tại trận địa để trực tiếp chỉ huy. Với nghệ thuật khích tướng khéo léo, Nghĩa quân đã đánh trúng tâm địa kiêu ngạo, coi thường đối phương của Liễu Thăng, làm cho hắn “hăm hở” dẫn cả 1 vạn quân tiên phong thẳng tiến vào Chi Lăng. Bộ Thống soái Lam Sơn đã trực tiếp chỉ đạo quân trấn giữ Ải Pha Luỹ vừa chiến đấu ngăn chặn, làm giảm tốc độ, sức mạnh tiến quân của địch, vừa lui dần, dụ địch về Chi Lăng, nhưng tuyệt đối không để địch phát hiện ra mưu kế của ta. Bằng nghệ thuật dùng binh và thực hiện các biện pháp đánh địch tài tình, Nghĩa quân đã khôn khéo để quân tiên phong của Liễu Thăng dễ dàng đẩy lui và vượt qua các cửa ải. Liễu Thăng đã lầm tưởng là quân của tướng Trần Lựu chặn đánh “quyết liệt” từ Pha Lũy, Ải Lưu, thậm chí ngay tại cửa Ải Chi Lăng, Trần Lựu vẫn còn giao chiến mà vẫn “không chặn được bước tiến của chúng”. Những tình huống trên làm cho Liễu Thăng chủ quan, mất cảnh giác. Cùng với nghệ thuật đánh vào tâm lý, nghệ thuật vừa đánh vừa lui của Nghĩa quân đã làm cho Liễu Thăng cùng toàn bộ quân tiên phong của chúng bị dụ vào Chi Lăng và bị tiêu diệt hoàn toàn.

Ghìm chân, căng địch ra mà đánh. Chiến thắng Chi Lăng đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có cả chủ tướng Liễu Thăng. Đây là một đòn sấm sét bất ngờ đánh vào đội quân xâm lược, làm đảo lộn hệ thống chỉ huy, xáo trộn mọi kế hoạch tác chiến của chúng và gây ra tình trạng rối loạn, hoang mang cao độ trong hàng ngũ binh lính của địch. Nhiệm vụ tác chiến ở Chi Lăng đã hoàn thành, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt và Trần Lựu… được lệnh rút quân ra khỏi Chi Lăng, tiếp tục bám sát, khoá đuôi, chờ thời cơ tiến công tiêu diệt địch. Tuy nhiên, địch vẫn còn khoảng 9 vạn quân và chúng vẫn đủ sức vượt qua Chi Lăng để tiến về Đông Quan, nên Nghĩa quân quyết định ghìm chân địch trên đường hành quân, nhằm tiêu hao, tiêu diệt, giảm tốc độ tiến công của chúng. Trên đường tiến quân, có đoạn quân địch nối tiếp nhau trải dài tới chục ki-lô-mét; hành quân trong tình trạng rối loạn, không có đội hình, chỉ huy thiếu chặt chẽ… Trước tình hình đó, quân của các địa phương (thổ binh, hương binh) được lệnh bí mật, bất ngờ, lúc ẩn, lúc hiện cả ngày lẫn đêm “băm vằm” địch suốt dọc đường, buộc chúng phải thận trọng đề phòng và tìm cách đối phó. Quân của Triều đình theo lệnh của Bộ Thống soái luôn bám sát địch, khi thì tập trung, lúc thì phân tán thành tốp nhỏ, đánh mạnh vào hai bên sườn, phía sau và cả phía trước, làm cho địch luôn phải căng kéo đội hình chống đỡ. Khi sức mạnh bị suy giảm đáng kể, không thể tiếp tục hành quân, địch quyết định dừng chân nghỉ tại Cần Trạm. Nhưng vừa đến nơi, chúng đã bị quân của các tướng Lê Lý, Lê Văn An (khoảng 3 vạn quân) ở các vị trí mai phục tiến ra bao vây. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, giữa vòng vây không kịp điều chỉnh đội hình đối phó, bị ta đánh thiệt hại nặng; chủ tướng Lương Minh cũng bị giết tại trận. Sau khi chủ tướng chết, tham tướng của địch là Thôi Tụ lên nắm quyền, dốc sức mở đường máu thoát vây để chạy xuống cánh đồng Xương Giang, với hy vọng có thể được quân trong Thành Xương Giang ra chi viện, ứng cứu. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của Bộ Thống soái, các đạo quân đã “mở đường” cho chúng chạy về Xương Giang. Ngày 18-10-1427, đạo kỳ binh do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy bất ngờ tiến ra đánh vào bên sườn, chia cắt đội hình đang chạy về Phố Cát của địch. Đội quân lương của địch đi sau cũng bị quân của Trần Nguyên Hãn và các đạo quân của Lê Lý, Lê Sát bao vây cô lập, thu hết lương thảo, khí giới. Được tin đội quân lương bị ta tiêu diệt, tướng tham mưu của địch là Lý Khánh đã vô cùng tuyệt vọng, thắt cổ tự tử.

Gói địch lại mà diệt. Tướng địch Thôi Tụ, Hoàng Phúc kéo được tàn quân đến Xương Giang, mới hay Thành đã bị quân ta chiếm. Xương Giang trở thành “khu vực chốt”, chặn đường tiến quân, chia cắt hoàn toàn đạo quân viện binh với địch trong Thành Đông Quan. Địch rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiến thì bị quân thủy, quân bộ của Nghĩa quân trên sông Thương và Thành Xương Giang chặn đánh và địch cũng chưa có phương hướng tiến thế nào? Còn lui cũng không xong, vì các đạo quân của tướng Lê Lý, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú vẫn bám sát phía sau. Trong tình trạng rệu rã về tổ chức vì hai lần mất chủ tướng, tổn thất quân số đã đến một phần ba, kiệt quệ về thể lực, bại hoại về tinh thần, địch lâm ngay vào thế phải “phơi mình” trên cánh đồng Xương Giang trống trải.

Về phía ta, Bộ Thống soái đã chủ động triển khai sẵn thế trận bao vây, cô lập chúng ở Xương Giang để tiêu diệt. Nhưng khi địch đã nằm gọn trong vòng vây, Nghĩa quân không vội tiến công ngay mà chủ trương vây hãm, nhằm một mặt tiếp tục để chúng khốn đốn, kiệt sức hơn nữa; mặt khác, dành thời gian để giải quyết các vấn đề cấp bách hơn. Đó là, kịp thời thực hiện kế hoạch tiêu diệt đạo quân Mộc Thạnh, không cho chúng tiến sâu vào đất nước ta ứng cứu, giải toả bọn đang bị vây khốn trên chiến trường. Mặc dù bị bao vây, khốn đốn nhưng địch vẫn ngoan cố, án binh, bất động, chờ quân cứu viện từ Đông Quan, Bình Than, Vân Nam tới. Tình hình đó đòi hỏi Nghĩa quân phải có hành động kiên quyết. Ngày 03-11-1427 (tức 15-10 năm Đinh Mùi), các đạo quân của ta ở mặt trận Xương Giang được lệnh tiến công tiêu diệt địch. Trận đánh lịch sử Chi Lăng - Xương Giang kết thúc khi “Đô đốc Thôi Tụ quỳ gối chịu tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay nộp mình” (Bình Ngô đại cáo).

Tích cực “đánh vào lòng người”, làm lung lay ý chí quân xâm lược, tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng tiến công. Đây là nghệ thuật kết hợp tài tình, khéo léo giữa chính trị với quân sự của Nghĩa quân, nhằm mục đích giành thắng lợi với tổn thất ít nhất không chỉ cho ta mà cho cả địch. Khi biết Liễu Thăng chỉ huy một đạo quân tiến vào nước ta, để kích động tính kiêu ngạo, khinh thường kẻ khác của Liễu Thăng, Nguyễn Trãi đã khéo léo dụ Liễu Thăng bằng những lời lẽ của người chắc thắng (nên lui quân, nếu không sẽ bị đánh, hối không kịp), làm cho Liễu Thăng càng hung hăng, mất cảnh giác. Vốn là tên tướng kiêu ngạo, khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, Liễu Thăng đã không thèm quan tâm, cứ dẫn quân tiến vào Chi Lăng. Đối với đạo quân của Mộc Thạnh, Nghĩa quân Lam Sơn sử dụng nghệ thuật “khuếch trương chiến quả” bằng tin thắng lợi của các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát (mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng) và bức thư của Lê Lợi đến báo tin cho Mộc Thạnh biết rằng đạo quân Quảng Tây đã bị thiệt hại nặng, đang sắp bị tận diệt. Mộc Thạnh nhận được thư, trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng kinh hãi “sợ mà vỡ mật” (Bình Ngô đại cáo). Hắn vội vàng ra lệnh rút quân về nước ngay trong đêm và một mình một ngựa tẩu thoát về Vân Nam. Trận này, Nghĩa quân toàn thắng “mà không tốn một mũi tên” (Bình Ngô đại cáo). Trong lúc quân địch bị bao vây khốn đốn, Nguyễn Trãi lại gửi cho địch một bức thư như một tối hậu thư, nói rõ là mở đường về cho chúng, trong ba ngày phải lên đường... đã làm lung lay ý chí quân xâm lược, tạo điều kiện cho trận Xương Giang toàn thắng.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có những trận đánh xuất sắc, tiêu biểu, kết thúc thắng lợi nhiều cuộc chiến tranh, mà trận Chi Lăng - Xương Giang là một trong số đó. Nghệ thuật đánh địch đặc sắc, độc đáo của ông cha ta trong trận Chi Lăng - Xương Giang xưa kia để lại nhiều bài học quý báu vẫn còn nguyên giá trị; ngày nay cần tiếp tục nghiên cứu để phát huy trong điều kiện mới./.

29 tháng 9 2018

Tui ko rảnh

29 tháng 9 2018

mùa thu đã đến gió thì hanh heo, sương mù dày đặc,gió hiu hiu mát lạnh, bầu trời có những biểu hiện như thế là đã đến ngày khai trường. Đối với em ngày khai trường là ngày tuyệt vời và ý nghĩa nhất.

trước cổng trường là băng- rôn mang dòng chữ chào mừng năm học mới 2018-2019. phía trên cổng có những lá cờ sắc màu. giữa sân là lá cờ đỏ thắm.sự nôn náo háo hức của mọi người thể hiện trên những khuôn mặt của toàn thể học sinh trường Th Hồng Sơn 4. trang phục trường em là áo trắng và quần xanh rất giản dị nhưng rất đẹp.đúng 8 giờ thì cô phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường xin bắt đầu. đầu tiên là lễ chào cờ tất cả các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo đứng lên làm lễ, lúc này không khí bỗng nghiêm trang khác lạ. cả trường hát bài quốc ca và đội ca vang lên.Tiếp theo thầy giám hiệu đọc diễn văn lễ khai giảng. Phát động phong trào như:phòng chống ma túy, không uống rựu bia, không hút thuốc lá, phòng chống bạo hành học đường,.... Tiếp tục trương trình là thầy hiệu trưởng lên đánh anh trống để trai trường. khi đã đánh trống thì tiếp là lễ văn nghệ của các bạn của các chi đội.khi lễ văn nghệ xong thì có thêm một bác trưởng thôn đến dự buổi lễ và nêu diễn văn về ngày khai trường. và cuối cùng là chào cờ và các bạn ra về.

khi ra về cô giáo còn dặn dò cho học sinh của lớp mình đi dọn dẹp rác và xếp ghế lại.

tuy hôm ấy thật ngắn ngủi nhưng đó là kỉ niệm ngày khai trường của bọn em. em rất yêu quí  ngôi trường của em. cho dù ngôi trường khác có đẹp hơn hay thế nào thì em vẫn yêu mến trường em

tên bảo hân

thôn 1

xã hàm đức

huyện hàm thuận bắc

tỉnh bình thuận

sdt 0917137762 nhé bạn cứ viết thế là bưu điện sẽ biết

mình có mất tiền gì ko

29 tháng 4 2020

Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.

Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.

Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.

Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.

Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.

Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.

Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.

Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.

Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.

Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.

Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.

Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.

22 tháng 2 2015

gọi vận tốc của 2 người  lll : x, y(km/h) ĐK: x,y>0

trường hợp 1: có vận tốc, quãng đường => thời gian của mỗi người sẽ được tính như sau

thời gian người thứ nhất : 2/x (h) [thời gian=quãng đường: vận tốc]

thời gian người thứ hai : 3,6-2/y (h) 

ta có phương trình : 2/x=1,6/y (h) (1)

trường hợp 2 : người đi chậm hơn xuất phát trước người kia 6 phút thì họ sẽ gặp nhau ở chính giữa quãng đường tức là thơi gian đi của 2 người như nhau hay bằng nhau 

thời gian người thứ nhất  đi sẽ đc tính 3,6:2/x (h)

thời gian người thứ hai đi sẽ đc tính 3,6:2/y (h)

vì là 1 người đi trc người kia 6' thì học gặp nhau nên  ta có phương trình 1,8/y - 1,8/x = 1/10 (đổi 6'=1/10 giờ) (2)

từ (1) (2) ta có hpt {......

bạn giải hpt ra rồi xem thõa mãn đk k rồi kết luận...:)))

 

27 tháng 1 2019
Gọi x(km/h) là vận tốc xe đi từ A-B

y (km/h) là vận tốc xe đi từ B-A

ĐK: x,y > 0

thời gian xe 1 đi từ A đến địa điểm cách A 2km: 2x2x(h)

thời gian xe 2 đi từ B đến điểm cách A 2km: 1,6y1,6y(h)

ta có pt : 2x=1,6y2x=1,6y (1)

Nếu cả 2 cùng giữ nguyên vận tốc như ban đầu thì:

+ thời gian xe 2 đi được nửa quảng đường ( đã xuất phát trước 6p):

1,8y0,11,8y−0,1(h)

+ thời gian xe 1 đi được nửa quảng đường: 1,8x1,8x

Ta có pt: 1,8x=1,8y0,11,8x=1,8y−0,1 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ pt :

2x=1,6y1,8x=1,8y0,1{2x=1,6y1,8x=1,8y−0,1 x=1,25y1,81,25y=1,8y0,1⇔{x=1,25y1,81,25y=1,8y−0,1 x=1,25y0,36y=0,1⇔{x=1,25y0,36y=0,1 {x=1,25.3,6y=3,6⇔{x=1,25.3,6y=3,6 {x=4,5y=3,6⇔{x=4,5y=3,6 (TM)

Vậy vận tốc của xe 1 là 4,5 km/h vận tốc xe 2 là 3,6 km/h

                                                                     Bài làm:

Mặt trời dần chuyển sang màu nhạt, ánh nắng đã không còn gắt nữa, tiếng trống trường đã vang lên báo hiệu kết thúc một buổi học, chúng em sắp xếp sách vở và chuẩn bị ra về.

Từ trong lớp các bạn bỗng ùa ra như ong vỡ tổ. Màu áo đồng phục trắng cả sân trường. Tiếng bước chân nhộn nhịp xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Các bạn đi theo nhóm bàn tán về ngày học hôm nay người bàn về bài toán khó, người lại lo lắng về đề văn cô giao về nhà. Trước khi về, cô giáo chủ nhiệm không quên nhắc các lớp về lịch trực tuần ngày mai. Cô tươi cười vẫy tay chào tạm biệt học sinh. Các bạn cũng khoanh tay chào cô rất lễ phép.

Từ bên ngoài rất đông phụ huynh đang chờ sẵn để đón con em. Bố mẹ các bạn phải chăm chú nhìn về phía con mình, liên tục vẫy tay ra hiệu để các bạn nhìn thấy. Tiếng còi xe, tiếng nổ máy vang vọng khắp cổng trường. Tất cả hòa với nhau thành một bản giao hưởng sôi động. Làn gió chiều nhẹ nhàng thổi bay cái nắng nóng, mệt mỏi của tất cả mọi người.

Khi chúng em đã ra về bác bảo vệ đóng cánh cổng trường lại. Chỉ còn thấp thoáng bóng dáng bác lao công đang cần mẫn dọn dẹp lại bàn học, quét những chiếc lá vương lại trên sân trường. Sân trường lại trở về vẻ im lặng, trầm ngâm, xa xa nắng đã nhạt dần màn đêm đang dần xuất hiện.

Thế là đã kết thúc buổi học, chúng em lại trở về mái nhà thân yêu cũng chuẩn bị bữa tối với gia đình. Sau buổi tối em lại học bài chuẩn bị cho ngày hôm sau. Hẹn gặp lại ngày mai nhé ngôi trường thân yêu.

Hc tốt !!!

14 tháng 2 2020

Trl

-Bạn kia  làm đúng r nhé !~ :>

Học tốt 

nhé bạn ~

10 tháng 11 2016

Một số đề nha: (TỪ ĐỒNG NGHĨA)

Bài 1 :

Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :

a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )

c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )

d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )

e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )

 

Bài 2 :

Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.

Bài 3 :

Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại :

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Bài 4 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.

 

Bài 5 :

Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :

a) Thợ + X

b) X + viên

c) Nhà + X

d) X +

 

Bài 6 :

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).

c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bài 7 :

Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :

a) Cắt, thái, ...

b) To, lớn,...

c) Chăm, chăm chỉ,...

 

Bài 8 :

Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng“hoà” có trong mỗi nhóm :

Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Bài 9 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

( theo Nguyễn Đình Thi )

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

 

Bài 10:

Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :

Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....

10 tháng 11 2016

Từ đồng âm

Bài 1 :

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Bài 2 :

Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.

Bài 3 :

Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.