K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2020

Nếu như ca dao – dân ca được xem là thế giới nội tâm của người lao động thì tục ngữ được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Tục ngữ là túi khôi dân gian vô tận, là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh đời”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Trong đó, những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về cách nhìn nhận thiên nhiên và lao động sản xuất là kho báu quý giá của nhân dân lao động ta.

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu. Nội dung của tục ngữ là những kinh nghiệm về tự nhiên, lao động sản xuất con người, xã hội, thường có nghĩa đen và nghĩa bóng.

Trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, chúng ta thấy có hai nhóm. Nhóm 1 là tục ngữ về thiên nheien, bao gồm các câu 1, 2, 3, 4; nhóm 2 là tục ngữ về lao động sản xuất, gồm câu 5, 6, 7, 8.

Câu tục ngữ thứ nhất là cách nhìn nhận về thời gian của các mùa trong năm của cha ông ta:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Với cách nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối và phép đối: đêm – ngày, tháng năm – tháng mười, sáng – tối câu tục ngữ khẳng định đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn để khuyên nhủ con người sử dụng thời gian cho hợp lý và bảo vệ sức khỏe của mình.

Trước đây nhân dân ta chưa có máy móc đo thời tiết nhưng bằng kinh nghiệm, trực giác và vốn sống họ đã nói một cách hồn nhiên, hóm hỉnh những nhận xét đúng về độ dài của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 (đêm mùa hè, ngày mùa đông). Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta sử dụng thời gian cho hợp lí với công việc và giữ gìn sức khỏe.

Đến câu tục ngữ thứ hai, cha ông ta thể hiện cách nhìn nhận, dự báo về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ đối rất chỉnh giữa hai vế, kết hợp với vần lưng: nắng – vắng đã đúc kết kinh nghiệm dự báo thời tiết nắng, mưa để sắp xếp công việc của nhân dân ta. Nếu như hôm nào trên trời có nhiều sao thì sáng hôm sau trời sẽ nắng và ngược lại. Đây là cách nhìn trời để đoán biết thời tiết để có thể chuẩn bị cho các công việc vào ngày mai.

Thế nhưng, do tục ngữ dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng vì có hôm ít sao nhưng trời không mưa. Đấy là kinh nghiệm dự báo thời tiết mùa hè còn mùa đông “nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Vì vậy, câu kinh nghiệm mà câu tục ngữ này đưa ra không phải lúc nào cũng chính xác.

Câu thứ ba:

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

Câu tục ngữ là kinh nghiệm về dự báo thời tiết, khuyên người dân giữ gìn nhà cửa và hoa màu. Ráng mỡ gà tức là ráng vàng phía chân trời, lúc ấy là trời sắp có bão. Câu tục ngữ khuyên dân chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu. Xưa kia nhà ở của người nông dân chủ yếu bằng tranh, rạ…ngày nay ở vùng sâu, vùng xa phương tiện thông tin còn hạn chế.

Câu 4 tiếp tục với đề tài về thiên nhiên:

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Kinh nghiệm mà cha ông ta rút ra được từ hiện tượng “kiến bò tháng 7 đó là thấy kiến ra nhiều vào tháng 7 (âm lịch) thì sẽ có lụt. Bằng sự quan sát tỉ mỉ cha ông ta đã đúc rút được kinh nghiệm về việc dự đoán bão lụt, để chủ động phòng tránh. Qua câu tục ngữ, giúp chúng ta hiểu được về tâm trạng lo lắng nhiều bềcủa người nông dân, đặc biệt là về thời tiết. Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta vì vậy nhân dân phải có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng tự nhiên như:

“ Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

“Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão”

Bốn câu tiếp theo nêu lên những nhận xét kinh nghiệm về đất đai, ngành nghề trồng trọt kĩ thuật làm ruộng của bà con nông dân:

Tấc đất tấc vàng

Bằng hình ảnh so sánh, câu tục ngữ đề cao giá trị của đất và khuyên chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn đất. Đất quý như vàng, thậm chí còn quý hơn vàng. Vì vậy, chúng ta cần giữ gìn đất đai. Cho đến bây giờ, câu tục ngữ này vẫn luôn luôn đúng. Vì con người ngày càng sinh ra nhiều hơn, đất chật, người đông, đất đai không sinh sôi nảy nở. Vì vậy, đất luôn là tài nguyên vô giá cần gìn giữ.

Đến câu tục ngữ tiếp theo, là kinh nghiệm sản xuất mà cha ông ta đúc rút được qua quá trình lao động của mình:

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

Câu tục ngữ nêu ra thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Đó là thứ nhất nuôi cá, thứ hai làm vườn và thứ ba làm ruộng. Câu tục ngữ khuyên người lao động có ý thức khai thác hoàn cảnh thiên nhiên để sản xuất ra của cải vật chất có hiệu quả.

Câu tục ngữ này nói về hiệu quả kinh tế của các công việc mà nhà nông thường làm. Dựa trên kinh nghiệm làm ăn lâu đời cho thấy: nuôi cá là lãi nhất, thứ hai là làm vườn, thứ ba mới là làm ruộng. Tuy nhiên, kinh nghiệm này đúng với từng nơi và từng thời điểm. Ngày nay, chúng ta đã biết cách phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, trong đó có phương thức VAC.

Nghề trồng lúa là nghề chính của nước ta, vì vậy, kinh nghiệm về trồng lúa luôn được cha ông ta coi trọng. Điều này được thể hiện trong câu tục ngữ thứ 7:

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Với phép liệt kê, câu tục ngữ khẳng định 4 thứ tự quan trọng của các yếu tố trong công việc trồng lúa nước: nước, phân bón, công lao động, giống. Câu tục ngữ còn có ý nghĩa sâu sắc khuyên người nông dân muốn mùa màng bội thu cần phải đảm bảo 4 yếu tố trên. Như vậy, qua đây người lao động có ý thức về tầm quan trọng của những yếu tố này để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả.

Nhất thì, nhì thục

Đây là câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của 2 yếu tố: thời vụ và sức lao động của con người tạo nên năng suất bội thu. Kinh nghiệm được đúc kết là trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố nhưng thời vụ đặt lên hàng đầu. Như thế, khi canh tác, bà con nông dân cần gieo cây đúng thời vụ và làm đất kĩ thì mới đạt được nhiều thành quả lao động.

Bằng vào thực tế quan sát và làm lụng nhân dân lao động đã có thể đưa ra những nhận xét chính xác để chủ động trong lao động sản xuất của mình. Qua Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, cho chúng ta thấy nhân dân ta am hiểu sâu sắc nghề nông, nhất là chăn nuôi và trồng trọt. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm làm ăn cho người khác. Cho đến ngày nay, khi mà khoa học kĩ thuật đã rất tiến bộ, thì những câu tục ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị của nó.

14 tháng 3 2021

Ếch đồng:

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống: ở nước và ở cạn

+ Da: trần và ẩm ướt

+ Cơ quan di chuyển: 4 chi

+ Hô hấp: bằng da và phổi

+ Hệ tuần hoàn: tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

+ Sinh sản: Thụ tinh ngoài 

+ Sự phát triển của cơ thể: Thông qua biến thái

+ Nhiệt độ cơ thể: là động vật biến nhiệt

- Cấu tạo:

+ Mắt

+ Mũi

+ Miệng

+ Tai

+ Chi trước (4 ngón - không có màng)

+ Chi sau (5 ngón - có màng)

- Ý nghĩa:

+ Tiêu diệt đọng vật hại mùa màng

+ Làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh

 

14 tháng 3 2021

Thằn lằn bóng:

- Đặc điểm:

+ Động vật biến nhiệt

+ Sống trên cạn

+ Vỏ dai, giàu noãn hoàng

+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

+ Có cơ quan giao phối

+ Thụ tinh trong

+ Chi yếu, có vuốt sắc

+ Hô hấp nhờ phổi

+ Lớp da có vảy sừng

- Cấu tạo:

+ Thân phủ vảy, cổ dài

+ Có 4 chi ngắn (5 ngón có vuốt)

+ Mắt co mí, màng nhĩ nằm trong hốc tai

- Ý nghĩa:

+ Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ

+ Làm nguyên liệu cho sản phẩm thủ công mĩ nghệ

 

24 tháng 1 2022

tham khảo

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình.

24 tháng 1 2022

Tham khảo 

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình.

24 tháng 1 2022

Nghĩa đen và nghĩa bóng đều có ý chỉ là lúc ăn đừng nên gây khó dễ hay tranh cãi với nhau, lúc ăn nên giữ hòa bình để ăn được ngon miệng.

5 tháng 5 2022

Học (nghĩa đen) là thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên ...
Học (nghĩa bóng) là người múôn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập súôt đời,  cần học mọi lúc, mọi nơi ngoài học ở trưởng ra ...

10 tháng 2 2022

Tham khảo nha :3
 1.Den :Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Bong:Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

10 tháng 2 2022

tham khảo

Không ai có thể phủ nhận, con người là quý nhất trên đời. Chính vì vậy, ông cha ta đã có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của” để khẳng định điều trên.

Đầu tiên, “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người, của là của cải vật chất. Còn “mười mặt của” ý nói đến số của cải rất nhiều. Và với việc sử dụng hình thức so sánh vừa có sự đối lập cho nên chúng ta có thể thấy được câu tục ngữ sự khẳng định của về giá trị của con người. Việc đối lập giữa “một” và “mười” càng làm nhấn mạnh lên giá trị của con người. Con người là vô giá, sinh mạng của mỗi người còn quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tiền bạc của cải chỉ là vật ngoài thân, có thể làm ra được.

Của cái rất đáng quý, nhưng con người lại càng đáng quý hơn. Chính vì vậy, câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Xã hội ngày càng phát triển, con người lại càng dễ dàng đánh mất đi giá trị của mình và bị đồng tiền chi phối. Nếu chỉ vì của cải mà đánh mất giá trị của con người. Chúng ta sẽ trở thành những người cô độc không người thân, bạn bè.

Câu tục ngữ đã đi vào đời sống nhân dân một cách sâu sắc. Nó là lời khẳng định lời nhắc về việc nâng cao, quý trọng giá trị của con người mới là cốt lõi trong cuộc sống. Còn những thứ của cải vật chất chỉ là vật ngoài thân có thể dễ dàng kiếm được. Giá trị của con người mới là điều đáng quý nhất. Câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

24 tháng 1 2022

Refer:

 Nghĩa bóng : lòng yêu thương người .

Nghĩa đen : lòng yêu thương xuất phát từ tâm hồn của chúng ta , yêu thương người khác như người thân hay chính bản thân mik mà ko màn danh lợi và tiếng tăm.

TK

 

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

       Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

24 tháng 1 2022

tham khảo

Thấy người sang bắt quàng làm họ” – người Việt Nam chúng ta sử dụng câu tục ngữ phổ biến  quen thuộc này với ý nghĩa châm biếm một cách khéo léo đối với một số người muốn tỏ ra mình có quan hệ thân thiết như là họ hàng, quen thân, bạn bè với người nào đó hoặc thành đạt, hoặc có địa vị, hoặc có học thức…, nhằm mục ...

24 tháng 1 2022

Tham khảo:
“Thấy người sang bắt quàng làm họ” – người Việt Nam chúng ta sử dụng câu tục ngữ phổ biến và quen thuộc này với ý nghĩa châm biếm một cách khéo léo đối với một số người muốn tỏ ra mình có quan hệ thân thiết như là họ hàng, quen thân, bạn bè với người nào đó hoặc thành đạt, hoặc có địa vị, hoặc có học thức…, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân mình, từ đó có thể hưởng lợi nhất định.
 

24 tháng 1 2022

đã nghèo nghĩa là nghèo khó 

còn mắc cái eo có nghĩa là nói đến sự khó khăn luôn bám đuổi , muốn làm gì cũng ko thành công như bị ai ám

21 tháng 12 2022

giúp với ạ

21 tháng 12 2022
ý nói : nếu một lần ta đã làm người khác mất lòng tin thì những lần sau người ta cũng sẽ không tin ta nữa.