K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2019

I don't no

21 tháng 11 2019

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 50% số dân làm nghề nông. Chính vì thế, cây lúa là một loài cây quan trọng trong đời sống người Việt. Nó phục vụ chủ yếu cho nhu cầu lương thực trong nước, ngoài ra còn để xuất khẩu ra nước ngoài. Sản lượng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Vì thế, cây lúa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước.

Đối với mỗi chúng ta, cây lúa đã trở nên quen thuộc. Cây lúa thân nhỏ, có lớp vỏ bên ngoài bao quanh còn bên trong là thân rất bé nhưng khoẻ. Mỗi cây có khoảng năm, sáu lá có màu xanh, nhọn, có một lớp lông hơi ráp. Mỗi cây có một bông lúa với rất nhiều hạt. Mỗi khi lúa lên đòng, mùi sữa trong các hạt lúa ấy toả ra thơm nhè nhẹ. Cây lúa cũng như người Việt Nam luôn đoàn kết lẫn nhau: Mỗi cây lúa ở trong một khóm lúa, mỗi khóm lúa trong một ruộng lúa, ruộng lúa trong một cánh đồng cùng che chở cho nhau. Nếu như nói: "Cây lúa là loài cây quan trọng nhất trong đời sông Việt Nam" thì cũng không sai. Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Chính cây lương thực này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Ngoài ra, lúa gạo cũng để làm nguyên liệu chế biến ra những món ăn vừa dân dã vừa đậm đà hương vị dân tộc như bánh chưng, cốm, xôi hoặc các loại bánh... ở nông thôn, người ta còn tận dụng vỏ trấu để đốt hoặc sử dụng trong các lò ấp trứng. Cám thì lại để dùng cho gia súc ăn, rất tiện mà hơn thế cám còn giúp cho gia súc tăng trưởng tốt. Còn rơm rạ lại là chất đốt hàng ngày trong cuộc sống ở nông thôn. Nếu quay trở lại ngày xưa, ta còn thấy cha ông ta lợp nhà băng rơm. Trong xã hội phát triển như bây giờ, những ngôi nhà lợp rơm hầu như không còn nữa. Thế nhưng, những chiếc chổi làm bằng rơm thì vẫn còn tồn tại vì nó rất tiện sử dụng. Ngoài ra, rơm cũng là thành phần quan trọng trong việc trồng nấm, giúp nấm phát triển nhanh. Nói chung, xét trên phương diện vật chất, cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Việt Nam.

Cây lúa cũng là một loài cây có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cây lúa tượng trưng cho nền văn minh lúa nước không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á. Cây lúa là biểu tượng cho sự no ấm, đầy đủ. Không chỉ thế, cây lúa còn là nguyên liệu để làm ra các món ăn ngon, các món ăn để cúng lễ tổ tiên vào dịp lễ Tết như bánh chưng, xôi, bánh giày... Chính điều này đã tạo ra một nền văn hoá ẩm thực đặc sắc của Việt Nam với các món ăn đầy ý nghĩa như bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Đó là điều khiến cây lúa gắn với con người Việt Nam về vật chất cũng như tinh thần từ bao đời nay.

Cây lúa đã trở thành một người bạn gần gũi, thân quen với mọi người dân Việt Nam. Con người Việt Nam nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng đều coi trọng cây lúa và những sản phẩm mà nó đem lại. Chắc chắn rằng, cây lúa sẽ luôn tồn tại và gắn bó với con người Việt Nam từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

#Trang

#Fallen_Angell

Dậy chưa bạn ơi ...

18 tháng 11 2021

Tham khảo nha !

 

Trong văn học Việt Nam, cho đến Nguyễn Đình Chiểu, chưa có một hình tượng nhân dân nào chân thực và cảm động hơn người nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông. Nói đúng ra, trước Nguyễn Đình Chiểu, con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt Nam. Tuy nhiên, đó hoặc là những ngư phủ, tiều phu hình bóng thấp thoáng, khi xa khi gần trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, hoặc là đám đông lố nhố, hằng ngày là cục đất củ khoai, khi cỏ dịp trở nên những “kiêu binh” lỗ mãng trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Người nông dân xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn khác hẳn. Họ thật sự là những người bình thường, là dân ấp, dân lân, ngoài cật có một manh áo vải. Bản tính lại hiền lành, chất phác, quanh năm suốt tháng côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Bên trong lũy tre làng, họ chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, thành thục với nghề nông trang: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm. Nói như nhà thơ Thanh Thảo sau này, “họ lấm láp sình lầy ấy đã bước vào thơ Đồ Chiểu. Đành rằng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã có tấm lòng sáng để phát hiện ra họ, nhưng trước hết bởi dù không áo mão cân đai phẩm hàm văn võ, họ vẫn để lại những vệt bùn làm vinh dự cho thơ”. Đó chính là tấm lòng yêu nước, trọng nghĩa của người nông dân.

 

Khi nghe tin quân giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân vẫn lòng đầy sốt ruột. Trong xã hội xưa, những chuyện quốc gia đại sự trước hết là việc của quan. Dân nghe theo quan mà làm dân. Dân nhìn thấy quan mà theo. Vì thế, họ trông chờ tin quan như trời hạn trông mưa. Mắt còn trông đợi nhưng lòng thì đã rõ:

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Lòng yêu nước không độc quyền của ai. Huống chi, với những người nông dân chân chất, khi mùi tinh khiết vấy vá đã ba năm thì họ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Vì thế, dù là dân ấp, dân lân, trong tay chỉ còn một tầm vông, họ đã sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả:

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ni hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.

Cuộc đối đầu một mất một còn giữa những người nông dân yêu nước với kẻ thù là cuộc đối đầu không cân sức. Họ thất thế ngay từ ban đầu khi tự giác đứng lên, không có ai tổ chức (ai đòi, ai bắt), chẳng có binh thư, binh pháp. Còn quân giặc thì chuẩn bị bài bản, có quy mô, quy củ. Họ thất thế khi xung trận mà ngoài cật có một manh áo vải, trong tay cầm ngọn tầm vông, còn kẻ thù lại có tàu sắt, tàu đồng, đạn nhỏ, đạn to. Song chí căm thù, lòng yêu nước đã khiến những người nông dân trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ, liều mình như chẳng có ai. Ai cũng biết cái giá cuối cùng của hành động ấy. Nhưng nghĩa sĩ nông dân càng biết rõ điều đó:

Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm trao mộ.

Những nghĩa sĩ nông dân trở thành “những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang’’ (Phạm Văn Đồng). Hình tượng người nghĩa sĩ chân đất lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam đã mang hình dáng đầy bi tráng. Nó như một tượng đài sừng sững tạc vào không gian lẫn với thời gian để nói với muôn đời rằng: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Sự gắn bó, lòng yêu thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiếu ghi tạc vào thơ văn mình hình tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc thật bi tráng. Hình tượng ấy mang sức nặng của một thời đại “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo” và tấm lòng yêu thương bi thiết của nhà thơ mù đất Đồng Nai - Gia Định. Những người anh hùng “sống đánh giặc - thác cũng đánh giặc”. Còn nhà thơ của họ đã dựng lại tượng đài ấy “nghìn năm” trong kí ức tâm hồn của người đời bằng văn chương.

31 tháng 1 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghiị luận "Giá trị của điểm tựa tinh thần với mỗi người".

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ "điểm tựa tinh thần": chỉ đến một việc, một vật, một hi vọng, một ước mơ hay một con người nào đó mà khi người ta nghĩ tới họ sẽ cảm thấy được an ủi khi mệt nhọc, được hạnh phúc khi gặp khó khăn thử thách.

- Phân tích giá trị của điểm tựa tinh thần với mỗi người:

+ Lợi ích:

-> Là động lực để mỗi người phấn đấu đi đến kết quả tốt đẹp.

-> Là sự an ủi về tinh thần nhỏ của mỗi người.

+ Ai ai cũng cần có một điểm tựa tinh thần, vì:

-> Nếu không có ... chúng ta sẽ cô độc một mình vượt qua khó khăn, tâm trí ta mệt mỏi và khổ sở.

-> Không ai có thể sống hạnh phúc thoải mái mà không có một điều gì để tựa vào.

- Mở rộng:

+ Học sinh có điểm tựa tinh thần là thầy cô.

+ Con cái có điểm tựa tinh thần là cha mẹ.

+ ....

- Đánh giá:

+ Cuộc sống của mỗi người sẽ đều có những lúc gặp khó khăn, gian nan bởi thế ai cũng cần có điểm tựa tinh thần.

+ Giá trị của điểm tựa tinh thần là để cho tâm hồn mỗi người vui vẻ, thoải mái, lạc quan yêu đời hơn.

- Liên hệ bản thân em.

Kết đoạn:

- Tổng kết vấn đề.

18 tháng 12 2021

    Mạch cảm xúc của nhà văn chuyển từ tiền thân và sự hình thành của cốm đến giá trị của nó. Nhà văn không tiếc lời ca ngợi cốm: "Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam". Thứ quà đồng quê đã được nâng tầm trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam, biểu tượng cho hạnh phúc mãi mãi bền lâu của đôi lứa. Những lời bình luận của Thạch Lam giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: dùng cốm làm quà siêu tết, trong các lễ nghi. Trân trọng những truyền thống ấy, ông nhẹ nhàng phê phán những kẻ học đòi kệch cỡm đang làm mất dần đi giá trị của cốm và bắt chước người người ngoài.

      Kết thúc bài tùy bút, nhà văn chia sẻ với người đọc về cách ăn và thưởng thức cốm: "Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ". Ăn cốm đã được Thạch Lam nâng lên tầm nghệ thuật. Thưởng thức cốm để cảm nhận "mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ". Cốm là kết tinh của bao nhiêu sản vật làng quê Việt Nam, vậy nên "phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa". Đó là lời đề nghị chân thành, tha thiết của một tâm hồn gắn bó sâu nặng với những sản vật của quê hương, với những nét đẹp bình dị của mảnh đất kinh kì thuở xưa.

     Bằng tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng nâng niu trân trọng những sản vật quê hương, nhà văn đã phát hiện được nét đẹp của văn hóa dân tộc qua: cốm- thứ quà quê bình dị, dân dã. Cốm không chỉ là thức quà riêng người Hà Nội mới có mỗi khi thu đến, nó đã gói gọn cả tâm hồn của mảnh đất kinh kì cũng như của biết bao con người Việt Nam.

18 tháng 12 2021

✔️ bạn ơi! Mik thấy nó hơi dài í. Thì bạn lược bỏ bớt đi cho nó ngắn nha.

27 tháng 3 2022

tham khảo:

Trong thời gian vừa qua, do diến biến dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp nên các bạn học sinh lớp 12 phải thực hiện học trên truyền hình. Vậy tự học là gì? Tự học là tự giác, tự nỗ lực khám phá và chủ động tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động. Tự học đóng vai trò rất quan trọng trong con đường học vấn của học sinh. Những người tự học thường là những người có tinh thần tự giác cao, không ỷ lại vào người khác. Những người này thường luôn tự mày mòi, tìm kiếm một cách tích cực mà không cần ai nhắc nhở. Nhưng đó chỉ là số ít, phần lớn học sinh lớp 12 hiện nay đều rất chểnh mảng trong việc học dù biết là mình đã cuối cấp. Trong thời gian nghỉ dịch COVID-19, rất nhiều trường đã tổ chức cho học sinh khối 12 học online để giúp các bạn có thêm ý thức tự giác học. Sau gần hai tháng thực hiện, việc tự học của học sinh đã có nhiều tiến triển. Học sinh có thể tự mày mò tìm kiếm kiến thức mà không bị gò bó, ép buộc. Dù vậy nhưng việc tự học vẫn còn rất hạn chế. Học sinh không thể hỏi bài trực tiếp giáo viên. Nhưng dẫu sao việc tự học cũng là một việc tốt, nó khiến học sinh nâng cao tính tự giác, cải thiện tư duy. Chính vì vậy việc tự giác học là vô cùng quan trọng.

1 tháng 2 2021

Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao.

 

Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô.

 

Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

 

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “học vẹt”: học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản trí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

 

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân.

 

Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học.Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.

 

Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay… hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời.

 

Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa,là con đường đưa ta đến thành công… Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

 

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

A, MB

- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình

B, TB

1, Những lợi ích của tự học

- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.

- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. 

- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình

Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.

2, Mở rộng, bình luận

- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. 

- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

C, KB

Tổng kết vai trò của tự học.

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường...
Đọc tiếp

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo
3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.
4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác
5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường em
6. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về lòng dũng cảm
7. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về con ếch trong truyện. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
8. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh các bạn học sinh góp tiền, quà để gửi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt
9. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương

Gợi ý :

- Giới thiệu về chủ đề

 

Giúp mik vs mn ơi

9
27 tháng 12 2017

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



27 tháng 12 2017

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.