K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

II. Thân bài

* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:

- Câu đề (câu 1): "Đã bấy lâu nay bác đến nhà"

   + Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

   + Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

    + Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình

    + Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

   + Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

- Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

    + Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

III. Kết bài

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

18 tháng 11 2018

minh dang can gap

18 tháng 11 2018

MB: Giới thiệu tình huống gặp gỡ: Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.

- Cô giao bài tập, em ngồi nghxi suốt buổi trưa rồi chằng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.

TB: *Kể lại diễn biến câu chuyện:

- Ngạc nhiên, không biết đây là đâu.

- Thấy 1 cô gái hiền dịu bước ra.

- Giới thiệu, biết đó là Tấm.

- Vui mừng khi gặp được Tấm.

- Giới thiệu về bản thân.

- Kể lại kết thúc truyện sáng nay học. Đưa ra thắc mắc.

- Chị Tấm buồn rầu, chị đứng dậy và giải đáp: (Bạn có thể sử dụng cách giải đáp sau nhé!):

 A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.

- Cảm ơn chị rồi tạm biệt ra về.

KB: Bừng tỉnh dậy và vui mừng cảm ơn chị Tấm đã giải đáp thắc mắc của mình.

(P/s: k dùm mình nhé! Cảm ơn trước nha)

18 tháng 11 2018

Bài lam :

Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.

Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.

- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.

Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:

- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?

- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?

- Chị là chị Tấm!

Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:

- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?

- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.

- Em nói thật mà, chị không tin sao?

Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.

Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:

- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.

- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.

Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.

18 tháng 11 2018

( Dàn ý mình không chi tiết mấy, mình ghi một số ý tưởng làm bài, khi viết bài văn hoàn chỉnh, bạn dựa theo các ý nha!)
LẬP DÀN Ý:

I: Mở bài:

Tôi có một người chị cùng cha khác mẹ với tôi. Mẹ chị ấy đã mất. Sau đó, bố lấy mẹ và sinh ra tôi. Chị ta không có tình yêu của mẹ, còn tôi thì lúc nào cũng được mẹ yêu chiều và chăm sóc tốt. Bởi vì không cùng một mẹ đẻ ra nên tôi không yêu quý gì đến chị ta mặc dù lúc nào chị ấy cũng rất yêu thương tôi như em ruột. Một hôm, tôi được gặp nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám.

II: Thân bài:

- Miêu tả lại sự ngạc nhiên khi được gặp Tấm, miêu tả dáng người và vui vẻ nói chuyện cùng nhân vật này.

- Tấm hỏi tôi có biết Cám- người em cùng cha khác mẹ với Tấm không? Tôi trả lời là có và nhận xét luôn về nhân vật Cám này. Đặc biệt phải nhận xét một cách không có ấn tượng với nhân vật Cám.

- Tấm sẽ nói cho tôi biết mình cx giống như Cám trong câu chuyện và khuyên tôi bài học phải yêu lấy người chị cùng cha khác mẹ của mình. Tôi nhận ra mình đã sai và yêu chị hơn.

- Bỗng nghe thấy tiếng mẹ gọi dậy, tôi biết đó là một giấc mơ nhưng giấc mơ đó thật ý nghĩa, tôi đi làm lành với chị và yêu chị ấy hơn.

III:KB:

Hai chị em tôi, mặc dù không phải cùng một mẹ đẻ ra nhưng chúng tôi giờ đã rất gắn kết với nhau, yêu thương nhau khiến bố mẹ vui lòng.

12 tháng 12 2021

bạn tìm trên google

12 tháng 12 2021
Tìm trên GooGle đi
4 tháng 5 2018

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

18 tháng 9 2018

THAM KHẢO SƠ QUA :

1.MB :

- Từ bao đời nay , cây lúc đã gắn bó và là 1 phần ko thể thiếu của con người VN .

- Cây lúa đồng thời cx trở thành tên gọi của nên văn minh - nên văn minh lúa nc .

2.TB :

a . Khái quát :

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngủ cốc .

- Là cây lương thực chính của người dân VN ns chung và chấu Á ns riêng .

b . Chi tiết :

*Đặc điểm , hình dạng , kích thước .

- Lúa là cây có 1 rễ chùm .

- Lá bao quanh thân , có phiến là dài và mỏng .

- có 2 vụ lúa : lúa chiêm , lúa mùa .

* Cách trồng lúa :

- Từ hạt thóc nảy mầm thanh cây mạ .

- Rồi nhổ cây mạ xuống ruoojgg

- Ruộng phải cày bừa , làm đất , bón phân .

- Ruộng phải sâm sấp nước .

- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ , bón phân diệt sâu bọ .

- Người nong dân cắt lúa về tuốt hạt , phơi khô , xay xát thành hạt gạo .

* Vai trò của cây lúa :

- Ván đề chính của trồng lúa là làm cho hạt lúa , hạt gạo .

- Có nhiều loại gạo : gạo tẻ , gạo nếp ( dùng làm bánh chưng , bánh dày ...)

+ Gạo nếp dùng để làm bánh chưng , bánh dày hay đồ các loại xôi .

+ Lúa nếp non dùng để làm cốm .

- Lúa gạo làm đk rất nhiều các loại bánh như : bánh đa , bánh đúc , bánh giò , bánh tẻ ... Nếu ko có cây lúc thì rất khó khăn trong vc tạo nên nền vhoa ẩm thực độc đáo của VN .

* Tác dụng :

- Ngày nay , nc ta đã lai tạo đk hơn 30 giống lúa đk công nhận giống lúa quốc gia .

- VN từ 1 nc đói nghèo đã trở thành 1 nc đứng thứ 2 trên TG sau TL về sản xuất lúa gạo .

- Cây lúa đã đi vào thơ ca , nhạc họa và đời sống tâm hồn người VN .

3. KB :

- cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt .

- Cây lúa ko chỉ mang lại đời sóng no đủ mà còn trở thành 1 nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt .

11 tháng 11 2017

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.

II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn

11 tháng 11 2017

Xin loi ban nha nhung mk o tp co.Sorry cau tra loi cua ban rat hay nhung mk ko o mien Trung ma o mien Bắc co:-! 

11 tháng 11 2019

Dàn ý:

1. Mở bài:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết, đồng lòng từ trước đến nay được xem như là sức mạnh của tinh thần tập thể giúp chúng ta vượt mọi khó khăn làm nên thành công, tất thắng. Hiểu được điều đó tập thể lớp chúng em đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết tập thể kể cả trong học tập hay lao động.

2, Thân bài:

  • Sức mạnh tập thể của lớp em được bộc lộ rất rõ trong tình huống giúp đỡ nhau trong học tập.
  • Do kì nghỉ tết kéo dài, nhiều bạn trong lớp mải chơi, đi học chưa bắt kịp nhịp độ học tập thế nên để hưởng ứng phong trào thi đua làm theo tấm gương Bác sắp tới, lớp chúng em có tổ chức một cuộc họp nội bộ.
  • Lớp trưởng đã thẳng thắn chỉ ra những bạn có biểu hiện chểnh mảng trong học tập, tình hình học tập giảm sút, và những bạn chưa thực sự cố gắng trong học tập.
  • Thay vì cả lớp riêng rẻ, bất đồng quan điểm, nay dưới sự nhắc nhở của lớp trưởng bạn nào cũng hiểu được tầm quan trọng của không ngừng cố gắng trong học tập
  • Các bạn đưa ra những phương án giải quyết khác nhau, đóng góp cho lớp.
  • Tất cả đưa ra quyết định cuối cùng đó chính là chia các bạn thành từng nhóm, bạn nào học tốt hơn sẽ kèm bạn học yếu, giúp đỡ bạn nắm vững bài học và những phần không hiểu.
  • Tinh thần học tập của lớp hừng hực, tất cả mọi người đều quyết tâm đưa lớp đứng vị trí thứ nhất trong học tập hưởng hứng phong trào thi đua.

3. Kết bài: Sức mạnh đoàn kết đã gắn kết đưa con người lại gần nhau hơn, giúp đỡ cùng nhau vượt qua mọi khó khắn. Có đoàn kết, có hợp tác thì không gì là không thể

11 tháng 11 2019

cai nay tui cx copy tren mang ne >:+

2 tháng 9 2018


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.

II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới

a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn

Hk tốt

2 tháng 9 2018

bạn lên mạng tra nhé!