K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc thư sau và trả lời các câu hỏi:Thư gửi bàHải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003 Bà kính yêu ! Lâu rồi, cháu chưa được về quê, cháu nhớ bà lắm. Dạo này bà có khỏe không ạ ? Năm nay, cháu học lớp 3. Từ đầu năm học đến giờ, cháu được tám điểm mười rồi đấy, bà ạ ! Ngày nghỉ cháu thường được bố mẹ cháu cho đi chơi. Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh...
Đọc tiếp

Đọc thư sau và trả lời các câu hỏi:

Thư gửi bà

Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003 

Bà kính yêu ! 

Lâu rồi, cháu chưa được về quê, cháu nhớ bà lắm. Dạo này bà có khỏe không ạ ? Năm nay, cháu học lớp 3. Từ đầu năm học đến giờ, cháu được tám điểm mười rồi đấy, bà ạ ! Ngày nghỉ cháu thường được bố mẹ cháu cho đi chơi. Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê và đêm đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng. Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn chăm ngoan để bà vui. Cháu kính chúc bà luôn mạnh khỏe, sống lâu. Cháu mong chóng đến hè để được về quê thăm bà. 

                                                                                                     Cháu của bà

                                                                                                             Đức

                                                                                                    Trần Hoài Đức

 Dòng đầu thư cần ghi những nội dung gì?

A. Nơi viết thư

B. Thời gian viết thư

C. Cả a và b

2
10 tháng 2 2018

Dòng đầu của bức thư cần:

+ Nơi viết thư

+ Thời gian viết thư

10 tháng 11 2021

c a and b

BÀ VÀ CHÁUHằng năm, cứ vào dịp hè, gặt hái xong, bà lại ra Hà Nội thăm My. Đó lànhững ngày vui sướng của My.Đêm đêm, My nằm cuộn tròn trong lòng bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. Từngười bà tỏa ra mùi cốt trầu thơm thơm, cay cay. Mọi câu chuyện bà kể đều bắt đầubằng: “Ngày xửa, ngày xưa…”. Giọng bà ngân nga như ca hát. Bà đưa My vào thếgiới của những nàng tiên, ông bụt, em bé...
Đọc tiếp

BÀ VÀ CHÁU

Hằng năm, cứ vào dịp hè, gặt hái xong, bà lại ra Hà Nội thăm My. Đó là
những ngày vui sướng của My.
Đêm đêm, My nằm cuộn tròn trong lòng bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. Từ
người bà tỏa ra mùi cốt trầu thơm thơm, cay cay. Mọi câu chuyện bà kể đều bắt đầu
bằng: “Ngày xửa, ngày xưa…”. Giọng bà ngân nga như ca hát. Bà đưa My vào thế
giới của những nàng tiên, ông bụt, em bé ngoan… Bà về, có đến hàng tháng My vẫn
ngẩn ngơ nhớ bà.
Kết thúc năm học, My được bầu chọn là học sinh giỏi xuất sắc của khối.
My được bố mẹ ưu tiên chọn nơi nghỉ hè cho cả nhà. Chẳng cần suy nghĩ, My reo
lên thích thú:
- Về quê thăm bà!
Bố can:
- Sao con không chọn Sầm Sơn hay vịnh Hạ Long, nơi từ lâu con đã ao ước
đến? Về quê đang mùa gặt, bụi bặm, nóng bức, bừa bộn, ngay cả nước sạch cũng
hiếm.
- Ở đó có bà!
Mẹ đỡ lời:
- Ở quê xa chợ, làm gì có bánh trái, hoa quả cho con ăn thỏa thích. Đường sá
gập ghềnh, có nhiều chó dữ. Con sợ chó lắm cơ mà?
My nhắc lại như một điệp khúc:
- Ở đó có bà!
Trong My văng vẳng tiếng: “Ngày xửa, ngày xưa…” và mùi cốt trầu thơm
thơm, cay cay. Bố mẹ đành mỉm cười chấp nhận.

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

4
27 tháng 12 2021

TL:

Tham khảo ạ :

 câu chuyện muốn nói lên với em rằng: bà là người tuyệt vời, luôn tạo những điều vui cho mình, nên mình phải biết yêu thương bà giống như My không nghe lời bố, mẹ để đi chơi mà thích về bà.

HT 

27 tháng 12 2021

câu chuyện muốn nói lên với em rằng: bà là người tuyệt vời, luôn luôn tạo ra những điều vui thích và lo lắng cho con cháu, nên mình phải biết yêu thương bà như My không thích đi chơi mà thích về bà.

Đọc đoạn văn sau :"Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa về đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.(.....) Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ làng em vừa lên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau :

"Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa về đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:

- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.

(.....) Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.

- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em theo Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.

(Làng – Kim Lân)

Câu hỏi: Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.

2
14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đất nước giành được độc lập, tinh thần ấy vẫn còn sáng ngời. Điều đó được thể hiện qua những hành động cụ thể của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua việc cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Thậm chí họ còn rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước… Những hành vi đó thật đáng lên án và tránh xa. Như vậy, mỗi bạn trẻ hãy luôn ý thức được rằng, lòng yêu nước là vô cùng quý giá và thiêng liêng.

14 tháng 12 2021

tham khảo:

Viết đoạn văn nghị luận xã hội về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ ngày nay: - Khẳng định qua truyện ngắn Làng của Kim Lân ta thấy được tình yêu làng quê và tình yêu nước sâu sắc ở ông Hai. Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn tác giả đã làm nổi bật cả hai tình cảm nói trên của nhân vật và cho thấy tình yêu nước rộng lớn đã bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến. - Tuổi trẻ Việt Nam cần có nhận thức và hành động đúng về tình yêu Tổ quốc: + Lí giải vì sao thế hệ trè ngày nay cần phài có tình yêu với Tổ quốc. + Biểu hiện cụ thể của tình yêu Tồ quốc trong giai đoạn hiện nay + Phê phán hiện tượng tiêu cực + Thể hiện tình yêu Tổ quốc, thế hệ trẻ Việt Nam cần có nhận thức và hành động

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

24 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tết năm nay, tôi được bố mẹ cho về thăm quê nội. Điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng háo hức vì đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Tôi mong rằng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp khi ở quê hương của mình.

Chiều hai bảy Tết, cả nhà tôi chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết, cũng như món quà Tết để đem về quê biếu ông bà nội. Đúng ba giờ chiều, bố lái xe đưa cả nhà về quê. Xe đi mất gần hai tiếng thì đến nơi. Ông bà nội vui vẻ ra đón cả nhà. Tôi cất tiếng chào ông và thật to. Tối hôm đó, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm đoàn viên. Thật ấm cúng và vui vẻ!

 

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm để ngắm nhìn quê hương của mình. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt đất. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Đặc biệt nhất là bầu trời buổi sáng sớm, thật trong lành biết bao. Tiếng chim hót líu lo đón chào ngày mới. Đó đều là những thứ mà ở thành phố tôi chưa thấy.

Ngoài đường vẫn còn rất yên tĩnh. Thỉnh thoảng có những tiếng trò chuyện của các bác nông dân phải ra đồng làm việc. Chỉ một lúc sau, con đường đã ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ của mọi người trong làng.

Buổi chiều, tôi cùng với bố mẹ đi chợ Tết. Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. Không khí chợ những ngày trước Tết lúc nào cũng nhộn nhịp. Sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Những nụ hoa đào còn đang e ấp. Những câu đối đỏ, những gian hàng bày đồ trang trí. Chợ hoa Tết cũng không kém phần đông đúc. Hàng trăm thứ hoa rực rỡ sắc màu. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Sau một buổi chiều dạo quanh khu chợ, mẹ tôi cũng mua được những món đồ cho ngày Tết, còn bố tôi đã chọn được một chậu hoa đào ưng ý.

Chiều hai chín Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Tôi cũng xung phong giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa cho ông bà. Tôi còn được xem ông nội gói bánh chưng nữa.

Chiều ba mươi Tết, mọi công việc chuẩn bị xong xuôi. Cả nhà quây quần bên mâm cơm giao thừa. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tôi cố thức đến mười hai giờ đêm để xem pháo hoa, nhận lì xì của ông bà, bố mẹ. Những ngày đầu năm mới, mọi người trong gia đình cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Khuôn mặt ai cũng đều rạng rỡ. Thời tiết cũng ấm áp như chiều lòng con người. Không khí ngày tết ở quê hương thật tuyệt vời.
Lần đầu được đón Tết ở quê thật là một trải nghiệm đáng nhớ. Tôi cảm thấy thêm yêu gia đình, quê hương của mình. Tôi mong rằng những năm sau gia đình mình sẽ lại được đón Tết ở quê.

6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha